Hai cuộc chạy đua tàu sân bay Trung – Ấn
Cuộc đua tàu sân bay giữa Trung-Ấn trở nên gấp rút hơn khi cả Trung-Ấn đều đưa thông tin về tiến độ đóng mới và hoàn thiện tàu sân bay.
Theo những hình ảnh và thông tin mới được phía Ấn Độ công bố, Dự án tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ INS Vikrant đang đạt được những tiến bộ vượt bậc, tiến độ hoàn thành con tàu đang được bảo đúng tiến độ và các yêu cầu kỹ thuật đề ra của dự án.
Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ – R.K. Dhowan cho biết tàu sân bay nội địa nặng 40.000 tấn, dài 262 m, chiều rộng chỗ lớn nhất 60 m, diện tích mặt boong cho máy bay hoạt động khoảng 10.000 m2. Trong tương lai, tàu sân bay INS Vikrant sẽ là nơi hoạt động của thế hệ chiến đấu cơ hạng nhẹ do Ấn Độ tự sản xuất, chiến đấu cơ MiG-29K và nhiều thế hệ trực thăng khác. “Tàu sân bay sẽ được trang bị hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa với radar đa năng và hệ thống vũ khí tầm cựu gần”, ông Dhowan nói.
Theo ông Dhowan, mọi công tác hoàn thiện tàu sân bay sẽ kết thúc vào năm 2016 sau đó, Hải quân Ấn Độ sẽ tiến hành các bài thử nghiệm trên biển. Với tiến độ này Ấn Độ đang tỏ ra vượt trội trước Trung Quốc trong việc xây dựng nhóm tàu sân bay chiến đấu. Dự kiến đến năm 2017 Hải quân Ấn Độ sẽ có ít nhất 2 nhóm tác chiến tàu sân bay trong khi Trung Quốc có thể chỉ là một.
Xuất hiện gần như đồng thời với những hình ảnh về tàu sân bay INS Vikrant là thông tin Nga đã tiến hành thử nghiệm thành công động cơ tàu sân bay đầu tiên của Ấn Độ Vikramaditya.
Thông tin trên được nhà máy đóng tàu Sevmash thông báo ngày 30/7, theo đó Nga đã thực hiện thành công chuyến thử nghiệm động cơ tàu sân bay Vikramaditya. “Tàu sân bay Vikramaditya đã có màn trình diễn tuyệt vời khi chạy thử nghiệm ở nhiều tốc độ khác nhau. Hôm 28/7, tàu Vikramaditya đã đạt tốc độ tối đa 29,2 knot (54 km/h)”, phát ngôn viên nhà máy Sevmash nói.
Video đang HOT
Những thông tin trên thực sự là ác mộng với tiến độ đóng mới và trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Hồi tháng 4/2013, Phó Tham mưu trưởng Hải quân thuộc lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc Tống Học khẳng định “Trung Quốc sẽ có nhiều hơn một tàu sân bay, và chiếc tàu sân bay thứ 2 sẽ lớn hơn tàu sân bay Liêu Ninh”. Tuyên bố trên được hiện thực hóa khi những hình ảnh đầu tiên về quá trình đóng tàu sân bay thứ 2 của nước này được tiết lộ vào đầu tháng 8/2013 trên một trang web quốc phòng của Trung Quốc. (Trong ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ)
Nói về việc Bắc Kinh đóng tàu sân bay thứ 2, Tạp chí Business Insider trích lời chuyên gia quân sự và vũ khí người Mỹ David Axe nhận định tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay của Trung Quốc không đủ khả năng để chống lại các phương tiện hải quân hiện đại, nên nước này đang nỗ lực đóng một tàu sân bay mới lớn hơn. Theo chuyên gia David Axe, một trong những bằng chứng thuyết phục nhất chứng tỏ Trung Quốc đang đóng tàu siêu sân bay là đường rãnh chữ Y trên boong, được đánh dấu bằng hình vuông đỏ trong bức ảnh. Đây có thể là rãnh để lắp đặt hệ thống hỗ trợ phóng máy bay bằng hơi nước.
Trung bình một tàu sân bay thường có 4 máy phóng, giúp máy bay tăng tốc cực nhanh trong khoảng cách ngắn. Hệ thống này là một bước tiến mới của Trung Quốc, bởi tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay không có hệ thống phóng như trên, nên nó chỉ có thể phóng những loại máy bay chiến đấu có trọng tải nhẹ.
Đồng thời với việc đóng mới tàu sân bay thứ 2, Hải quân Trung Quốc đã tăng cường trang bị cho tàu sân bay đầu tiên của mình bằng việc thành lập phi đội chiến đấu cơ trang bị trên tàu Liêu Ninh. Quyết định trên được Trung Quốc đưa ra hồi giữa tháng 5/2013, theo đó phi đội chiến đấu cơ này gồm những chiếc tiêm kích J-15.
Thông tin về phi đội tiêm kích trên tàu Liêu Ninh chỉ được Trung Quốc công bố khi Ấn Độ đã thông báo về phi đội “Black Panthers” của mình. Động thái này của hai nước cho thấy, rõ ràng giữa Bắc Kinh và New Delhi đang theo dõi sát tiến độ đóng mới cũng như hoàn thiện tàu sân bay của nhau. Động thái này được các chuyên gia cho rằng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang có một cuộc chạy đua về tàu sân bay. (Trong ảnh: Tiêm kích J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh)
Sỡ dĩ có cuộc chạy đua này là do căng thẳng trong khu vực ngày càng lên cao, và Bắc Kinh đã đổ lỗi cho Mỹ, và chính sách thay đổi trọng tam sáng chấu Á – TBD của Mỹ làm căng thăng thêm tình hình trong khu vực vốn đã bất ổn này. Theo đó, ngày 16/4 Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đổ lỗi cho Mỹ về việc làm cho tình hình thêm căng thẳng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. (Trong ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh)
Trung Quốc tỏ ra khó chịu với những gì mà Mỹ gọi là “tái cân bằng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc cho rằng chính sách này của Mỹ đã khuyến khích Nhật Bản, Philippines, và thậm chí cả Ấn Độ mạnh bạo hơn trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Trong báo cáo hàng năm, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận Bắc Kinh đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa an ninh phức tạp, mặc dù tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng. Bộ này bổ sung thêm rằng chiến lược của Mỹ đang làm “thay đổi sâu sắc” khu vực châu Á-Thái Bình Dương. (Trong ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh)
Theo Báo Đất Việt
Trung Quốc sắp mang lại thảm họa cho châu Á?
Việc Trung Quốc có hệ thống tên lửa S-400 sẽ kéo khu vực châu Á vào một cuộc chạy đua vũ trang không có hồi kết.
Thời gian gần đây, Bắc Kinh bày tỏ sự quan tâm muốn mua tiêm kích thế hệ 4 Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không tầm siêu xa S-400 Triumf. Trong đó, Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf. Việc bán S-400 cho Trung Quốc đang trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận thế giới.
Ngay chính nội bộ nước Nga cũng nổ ra khá nhiều cuộc tranh luận về việc có nên bán S-400 cho Trung Quốc hay không khi mà nạn sao chép lậu vũ khí Nga đang khiến Moscow phải đau đầu. Nhưng có một thực tế là Moscow rất cần sự ủng hộ của Bắc Kinh về phương diện chính trị, bán vũ khí cho Trung Quốc cũng là một phần quan trọng trong hợp tác giữa 2 nước tạo nên một cực khác chống chọi lại với Mỹ và NATO.
Sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-400 là điều không phải bàn cãi. Nó xuất hiện ở đâu sẽ thay đổi cán cân quân sự ở đó.
Khả năng Trung Quốc sẽ mua được S-400 là rất cao. Nếu Bắc Kinh thực sự mua được S-400, đó sẽ là thảm họa đối với khu vực châu Á, điều đó sẽ đẩy khu vực nhạy cảm này vào một cuộc chạy đua vũ trang với hậu quả khôn lường.
Đối tượng đầu tiên sẽ phải hứng chịu những "thiệt thòi" nếu Trung Quốc có S-400 là Đài Loan. Hòn đảo này đang đứng trước một sự lựa chọn khó khăn để duy trì sức mạnh phòng thủ khi mà Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ ý định thu phục đảo này bằng vũ lực.
Hiện nay, những hệ thống phòng không tầm xa của Trung Quốc đang triển khai là S-300 và HQ-9. Những hệ thống này đã có khả năng vươn tới một phần nhỏ lãnh thổ phía tây bắc Đài Loan. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có S-400 thì toàn bộ lực lượng không quân hòn đảo này đều nằm trong tầm bắn của nó.
Vasily Kashin, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow, nhận định: "S-400 cho phép Trung Quốc tiêu diệt các máy bay chiến đấu Đài Loan ngay khi vừa cất cánh lên. Khả năng bảo vệ không phận của hòn đảo này bị đánh phủ đầu một cách trực diện".
Không quân Đài Loan gần như hết cơ hội cất cánh tham chiến nếu Trung Quốc có S-400.
Việc Trung Quốc đàm phán mua S-400 đồng nghĩa với việc Đài Loan sẽ trở nên khó khăn hơn trong cuộc tìm kiếm máy bay thay thế cho tiêm kích thế hệ thứ 4 F-16 của họ, chương trình nâng cấp F-16 sẽ trở nên vô nghĩa nếu S-400 có mặt tại Trung Quốc.
Ian Easton, chuyên gia tại Viện 2049 cho biết, đến năm 2023 Đài Loan cần có tiêm kích thế hệ 5 F-35, nếu Mỹ từ chối như đã từng làm với đề nghị mua F-16C/D thì hòn đảo này chỉ còn một con đường duy nhất là tự phát triển tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo tầm xa để duy trì sức mạnh.
Ông cho biết thêm: "Việc Trung Quốc triển khai hoạt động hệ thống S-300PMU2 phía đối diện eo biển đã gây sức ép đáng kể lên các phi công chiến đấu Đài Loan, nếu có S-400 nó sẽ nối gót S-300 triển khai tại tỉnh Phúc Kiến, lúc đó tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn".
York Chen, cựu thành viên Hội đồng An ninh Đài Loan chia sẻ: "Khi S-400 đi vào hoạt động cùng với các máy bay chiến đấu trên đất liền và trên biển, lúc đó Trung Quốc sẽ tự tin hơn trong việc thống trị không phận Đài Loan. Điều đó sẽ chiếm lấy sự kháng cự của Đài Loan và ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ".
Ông Chen bình luận thêm: "Mỹ nên dành thêm thời gian suy nghĩ lại một cách nghiêm túc đề nghị xuất khẩu tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 Harm trang bị cho F-16 của Đài Loan". Mặc dù để sở hữu S-400 Trung Quốc phải chờ ít nhất sau năm 2017 nhưng ngay từ bây giờ Đài Loan cần phải hành động.
Trung Quốc có S-400 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến Đài Loan mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác như: Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.
Với những gì Bắc Kinh đang thể hiện thời gian qua thì rất nhiều quốc gia trông chờ vào việc Moscow sẽ từ chối bán hệ thống tên lửa phòng không chiến lược này. Châu Á sẽ không còn là khu vực bình yên nếu S-400 có mặt trong biên chế quân đội Trung Quốc
Theo vietbao
Trung Quốc sắp mang lại thảm họa cho châu Á? Việc Trung Quốc có hệ thống tên lửa S-400 sẽ kéo khu vực châu Á vào một cuộc chạy đua vũ trang không có hồi kết. Thời gian gần đây, Bắc Kinh bày tỏ sự quan tâm muốn mua tiêm kích thế hệ 4 Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không tầm siêu xa S-400 Triumf. Trong đó, Bắc Kinh đặc biệt...