Hài cốt quái thú ‘trấn yểm’ mộ cổ 2.000 năm tuổi
Một ngôi mộ cổ có đường kính lên tới 75 m ở châu Âu đã khiên các nhà khảo cổ giật mình bởi hộp sọ một loài thú dữ được đặt ở vị trí khá trang trọng.
Theo Heritage Daily, ngôi mộ cổ được tìm thấy ở vùng Dobruja của Romania, có niên đại lên tới 2.000 năm. Đó là một ngôi mộ tập thể dạng gò, ở giữa có hố lớn chứa đựng hài cốt hỏa táng cùng một số đồ tùy táng.
Thứ gây chú ý nhất là ngay phần trên cùng của tàn tích. Các nhà khảo cổ đã giật mình khi phát hiện hộp sọ của một loài thú dữ được đặt trên một đống đá.
Hiện trường khai quật và hộp sọ thú dữ “trấn yểm” ngôi mộ cổ – Ảnh: VIỆN KHẢO CỔ VÀ DÂN TỘC HỌC BA LAN
Cuộc nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Bartlomiej Szymon Szmoniewski, từ Viện Khảo cổ và dân tộc học – Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, cho thấy hộp sọ quái thú không phải được chôn cất cùng những hài cốt người trong mộ, mà thuộc về một nghi lễ của kẻ trộm mộ cổ xưa.
Gò chôn cất có dấu hiệu bị đào xới, cho thấy nó đã bị cướp phá nhiều lần trong quá khứ. Một trong những băng cướp mộ đã dựng nên gò đá có hộp sọ kỳ lạ này, như một dạng “bùa trấn yểm”.
“Đó có thể là một nghi thức nhằm niêm phong không gian bị cướp phá, chặn lối thoát và sự trả thủ của các linh hồn bị cướp bóc” – TS Szmoniewski nhận định.
Nhóm trộm mộ này có thể đến từ bộ lạc Getae sinh sống lâu đời ở các khu vực hai bên hạ lưu sông Danube.
Bên cạnh gò mộ cổ, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ngôi mộ thứ hai với một bộ xương nằm trong cấu trúc bằng gỗ, bên cạnh có nhiều đồ tùy táng – gồm một lọ thủy tinh, một hộp đựng hoa và nước hoa, một đồng xu Hadrian (phát hành năm 125-127 sau Công Nguyên) trong miệng người quá cố.
Khai quật mộ cổ, 'sốc' khi hài cốt là người khác loài
Hai ngôi mộ cổ được phát hiện trong hang động Rising Star ở Nam Phi hoàn toàn lật ngược bức tranh mà chúng ta vẫn mô tả về loài người tuyệt chủng đầy bí ẩn Homo naledi.
Theo Live Science, giả thuyết rằng Homo naledi biết chôn cất người chết từng được đặt ra trong một nghiên cứu công bố năm 2017 và gây nhiều tranh cãi.
Qua 5 năm làm việc và thu thập thêm dữ liệu, trưởng dự án Rising Star là nhà cổ sinh vật học Lee Berger cho biết họ vừa công bố trực tuyến thêm 3 nghiên cứu vào hôm 5-6, đưa ra bằng chứng xác thực cho bước phát triển đáng ngạc nhiên của những người khác loài được mô tả là còn giống với vượn nhân hình này.
Hai ngôi mộ cổ vừa được phát hiện - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Homo naledi là một trong những loài người đem đến nhiều thú vị và hoài nghi nhất cho giới khảo cổ. Rising Star là hệ thống hang động đầu tiên đem đến cho nhân loại hài cốt của họ, có niên đại lên tới 300.000 năm.
Hơn 1.500 mảnh hài cốt từ nhiều cá thể Homo naledi đã giúp tái hiện thân hình cao trung bình 1,5 m, khuôn mặt nhiều nét vượn. Họ có bộ não chỉ bằng 1/3 nhưng phức tạp cùng đôi tay khéo léo.
Tổng hợp các đặc điểm giải phẫu và bằng chứng khác khiến các nhà nghiên cứu suy đoán rằng Homo naledi tuy sử dụng công cụ thành thạo nhưng trình độ kỹ thuật và tổ chức xã hội kém xa Homo sapiens chúng ta hay các loài cùng chi người khác.
Phát hiện về 2 ngôi mộ cổ có thể thay đổi tất cả. Đó là hai hố chôn cất nông, hình bầu dục, được đục vào sàn của một khoang trong hang, phù hợp với hành động có chủ đích nhằm chôn cất thi thể.
Một trong 2 hố chôn cất còn lưu lại tàn tích của một lễ cúng, với một món đồ tạo tác được tìm thấy ngay vị trí gần xương bàn tay và cổ tay, được cho là đồ tùy táng.
Chưa kể, các nhà khoa học còn tìm thấy những hình khắc có ý nghĩa trên đá, ngay phía trên 2 ngôi mộ cổ. "Chúng tôi cảm thấy rằng họ đã đáp ứng được phép thử về việc chôn cất con người" - TS Berger nói.
Hai hố chôn cất này có niên đại đáng kinh ngạc: Tận 100.000 năm trước.
Quá trình khai quật các ngôi mộ đặc biệt - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Các nghiên cứu mới vẫn đang được đánh giá ngang hàng. Nếu vượt qua cửa ải cuối cùng này, chúng sẽ giúp đẩy lùi bằng chứng sớm nhất về việc chôn cất con người, cũng như tước đi kỷ lục của Homo sapiens, trao nó về tay người anh em cổ đại Homo naledi.
Dù kết quả thế nào thì dữ liệu này cũng khẳng định loài người có thể chưa bao giờ rời châu Phi này có hành vi phức tạp hơn chúng ta nghĩ, bao gồm khả năng tổ chức một xã hội có không gian văn hóa.
Trung Quốc: Phát hiện vùng đồi bao phủ bởi loạt mộ cổ đầy châu báu Trên những ngọn đồi có tổng diện tính 3 triệu km2 ở tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc, 9 nghĩa trang cổ đại với hàng loạt mộ cổ xa hoa có tuổi đời trên 3.000 năm vừa lộ diện. Theo Cục quản lý Di sản văn hóa nhà nước Trung Quốc, ngọn đồi nằm ở huyện Thanh Giản, tỉnh Thiểm Tây vừa được...