Hài cốt Phật Thích-ca Mâu-ni trong rương ngàn năm ở TQ?
Một phần hài cốt được giấu kín bên trong một chiếc rương vàng 1.000 tuổi ở Trung Quốc có thể giúp các nhà khảo cổ học được “khai sáng” nhiều điều về Đức Phật.
Chiếc rương vàng chứa hài cốt của Đức Phật được tìm thấy ở Trung Quốc
Cuối tháng 6, tờ Live Science đã đăng tải một bài viết về một chiếc rương vàng nghi ngờ chứa hài cốt của Đức Phật. Theo đó, Một nhóm các nhà khảo cổ đã tìm thấy chiếc rương này trong một hầm mộ bên dưới một ngôi chùa Phật giáo ở Nam Kinh, Trung Quốc vào năm 2010.
Bên trong chiếc rương vàng nghìn năm, có một mảnh sọ và nhiều phần xương vỡ khác. Theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là hài cốt của Đức Phật Siddhartha Gautama (hay còn được gọi là Phật Thích-ca Mâu-ni), người đã gây dựng nên nền tảng của Phật giáo.
Live Science đưa tin chiếc rương cao 8cm được tìm thấy trong một quan tài bằng bạc cao 20cm. Quan tài được khóa ở bên trong một bảo tháp cao 117 cm và rộng 45 cm, được chạm khắc tinh xảo. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hài cốt được lưu giữ bên trong chiếc rương.
Rương được giấu trong quan tài, quan tài được giấu trong chiếc bảo tháp này
Video đang HOT
Trên chiếc rương, bảo tháp được khắc những hình trang trí công phu như hoa sen, phượng và người giám hộ.
Bên trong chiếc rương,có những dòng chữ điêu khắc của một người đàn ông tự nhận là Deming. Theo đó, sau khi Đức Phật chết, thi thể của ông đã được hỏa táng tại sông Hirannavati, Ấn Độ. Và vị vua cầm quyền sau đó đã chia hài cốt của ông thành 84.000 phần. 19 phần trong số đó đã được chuyển đến Trung Quốc. Và một trong số 19 phần hài cốt nằm trong chiếc rương vàng này.
Qua nhiều thời kì bất ổn, ngôi chùa nơi chôn cất chiếc rương đã bị phá hủy. Đến thế kỉ 11, Hoàng đế Tống Chân Tông của Trung Quốc cho xây dựng lại chùa và những chiếc rương này được đảm bảo an toàn trong hầm mộ của nó, theo Deming.
Rương và quan tài đều được trạm khắc tinh xảo
Các nhà nghiên cứu cho rằng những gì trong chiếc rương vàng là một trong nhiều phần hài cốt của Đức Phật được chuyển tới Trung Quốc
Theo Danviet
Dung mạo đáng kinh ngạc của tám bộ hài cốt nổi tiếng
Nhờ khoa học, giới khảo cổ đã phục hồi dung mạo các chủ nhân trong những ngôi mộ cổ, giúp chúng ta hình dung rõ nét hơn về người cổ đại. 70 năm trước nhà khảo cổ Thụy Điển Bergman đã phục hồi lại dung mạo xinh đẹp cho một xác ướp nữ có tên là "công chúa mỉm cười" được tìm thấy ở một nghĩa trang nhỏ bên bờ sông.
Năm 1980, Mục Thuấn Anh đã phục hồi lại gương mặt của một xác khô cổ đại được khai quật ở Tân Cương có niên đại khoảng 3800 tuổi. Các nhà khoa học nhận định rằng, người phụ nữ cổ đại này khi chết khoảng 45 tuổi, cao khoảng 1m57, nhóm máu O. Trên mộ huyệt được bao phủ các cành cây, lau sậy, hai bên là sừng dê và sọt cỏ. Thi thể mặc vải được dệt bằng len thô và da dê, chân đi ủng da dê. Tóc dài màu nâu hạt dẻ, đầu đội mũ cắm lông chim, da trắng hồng hào, mắt to hốc mắt sâu, mũi cao, cằm nhỏ nhắn... đặc trưng của chủng tộc người da trắng. Đây đúng là một mỹ nữ đương thời.
Đây là dung mạo của một xác nữ được khai quật trong ngôi mộ tập thể được chôn thời Đường ở Tân Cương. Đây là mộ tập thể của tầng lớp quý tộc cổ đại, phần lớn những người được táng ở đây đều là quý tộc hoặc quan viên. Nghiên cứu phát hiện ra rằng đây là thi thể của một nữ thanh niên. Thân hình đẫy đà, mũi, mồm, răng đều nhỏ, đôi mắt phượng đặc trưng cho tiêu chuẩn nét đẹp của phụ nữ quý tộc đương thời.
Đây chính là dung mạo của thừa tướng phu nhân thời Tây Hán, đúng là tuyệt thế giai nhân đương thời.
Đây là gương mặt của nữ chủ ngôi mộ cổ thời Hán ở Lão Sơn, Bắc Kinh, chủ nhân của ngôi mộ là một nữ giới khoảng 30 tuổi với khuôn mặt vuông vức.
Đây chính là dung nhan của tác giả tác phẩm "Tây Du Ký", nhà văn học nổi tiếng triều Minh Ngô Thừa Ân khi còn trẻ, đúng là một soái ca trong lòng của nhiều mỹ nhân đương thời.
Đây là dung nhan của Lăng Huệ Bình một cô gái triều Hán. Cô sở hữu khuôn mặt trăng tròn, đôi lông mày lá liễu, đôi mắt long lanh, mũi củ tỏi, mắt hai mí rõ rệt, khuôn miệng nhỏ nhắn.
Đây là gương mặt được phục dựng từ thi thể được khai quật ở Đãng Sơn, An Huy. Thi thể này được cho là của Hương Phi- một sủng phi nổi tiếng của vua Càn Long. Nghe nói, khi nắp quan tài được bật lên tất cả mọi người đều ngửi thấy một mùi hương vô cùng đặt biệt bay khắp một vùng phạm vi vài dặm. Thực ra, đây chỉ là một loại dược liệu Đông y chống thối rữa được cho vào trong quan tài khi mai táng. Cho dù có phải là Hương Phi hay không thì đây cũng chính là một mỹ nhân đương thời.
Theo_Kiến Thức
Bằng chứng cuộc thảm sát rùng rợn 6.000 năm trước Các nhà khảo cổ cho biết phát hiện bằng chứng về một cuộc thảm sát rùng rợn 6000 năm trước xảy ra tại Alsace, miền đông nước Pháp. Các nhà khảo cổ cho biết phát hiện bằng chứng về một cuộc thảm sát rùng rợn 6.000 năm trước xảy ra tại Alsace, miền đông nước Pháp. Tại khu vực bên ngoài Strasbourg, hài...