Hai con số giật mình: Thảm cảnh tắc hàng sang Trung Quốc còn lâu mới hết
Việc nhập khẩu tiểu ngạch vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nên tình trạng ùn tắc hàng hóa mỗi mùa thu hoạch hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường khó chấm dứt.
Hai con số ‘giật mình’
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan ( Tổng cục Hải quan) cho biết: Thực tế, trên các tuyến biên giới phía Bắc hiện nay, Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ các cửa khẩu phụ, lối mở. Đặc biệt trong bối cảnh Covid-19, các lối mở, cửa khẩu phụ tại một số giai đoạn phải đóng lại để đảm bảo phòng chống dịch. Do đó, hàng hóa tăng mạnh qua các cửa khẩu lớn như Hữu Nghị, Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh).
Hàng hóa dồn về các cửa khẩu chính là một trong những lý do khiến ùn tắc hàng hóa nghiêm trọng. Trong khi đó, hàng sang Trung Quốc lại chủ yếu đi theo các con đường rất rủi ro: Tiểu ngạch.
Ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tiết lộ hai con số đáng chú ý về xuất khẩu chính ngạch.
Cảnh sống tạm bợ của lái xe khi ùn tắc hàng hóa sang Trung Quốc. Ảnh: Kiên Trung
Ông Vy Công Tường cho biết: Bộ NN-PTNT Việt Nam và Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về việc nhập khẩu 9 loại nông sản gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt.
Hiện 9 mặt hàng đưa sang Trung Quốc áp dụng kiểm dịch 100%, dẫn đến thời gian thông quan lâu hơn. Lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn hy vọng khi có Nghị định thư về chấp nhận kiểm dịch lẫn nhau thì việc thông quan sẽ rất thuận lợi. Đồng thời, Bộ NN-PTNT đang tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc để đưa thêm một số mặt hàng nông sản khác nhập chính ngạch vào Trung Quốc.
Một số liệu khác được lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn cung cấp cho thấy tỷ lệ xuất khẩu nông sản chính ngạch qua địa bàn Lạng Sơn rất thấp. Đối với hải quan Lạng Sơn, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch chỉ chiếm 3% nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Lý do là việc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc có truyền thống từ lâu. Chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc áp dụng miễn thuế nhập khẩu đối với cư dân biên giới khi nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, mỗi người là 8.000 NDT/ngày (khoảng 28,7 triệu đồng), nên các DN phía Việt Nam và Trung Quốc không mặn mà thực hiện nhập khẩu chính ngạch. Thay vào đó họ nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, sang phía Trung Quốc sẽ gom các lô hàng nhỏ thành lô hàng lớn để vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.
Video đang HOT
Như vậy, khi việc nhập khẩu tiểu ngạch vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, thì tình trạng ùn tắc hàng hóa mỗi mùa thu hoạch hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường sẽ lại xảy ra.
Tình trạng này còn kéo dài nếu không thay đổi. Ảnh: Kiên Trung
Tắc còn dài nếu không thay đổi
Việc chỉ có 9 mặt hàng nông sản được Trung Quốc đồng ý xuất khẩu chính ngạch cũng vẫn sẽ tiếp tục kích thích tâm lý duy trì xuất khẩu tiểu ngạch như đã đề cập ở trên. Điều này ẩn chứa nhiều rủi ro như đã và đang xảy ra ở các cửa khẩu trên địa bàn Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Tổng cục Hải quan cũng đã cảnh báo nông sản xuất sang Trung Quốc vẫn không tuân theo các chuẩn mực thương mại quốc tế nên thiệt hại nhiều năm qua vẫn nghiêng về phía người xuất khẩu Việt Nam.
Mở rộng mặt hàng thuộc diện xuất khẩu chính ngạch là điều Bộ NN-PTNT, các bộ ngành cùng doanh nghiệp nên tích cực chung tay để ‘thông hàng’ sang Trung Quốc vì đây vẫn là thị trường rộng lớn cần tận dụng.
Mặt khác, khâu bảo quản, chế biến nông sản sau tiêu thụ vẫn cần phải được khuyến khích bằng các cơ chế chính sách cụ thể hơn nữa. Một trong những lý do khác khiến các doanh nghiệp hầu như chỉ tập trung xuất khẩu nông sản tươi, chưa qua chế biến sang Trung Quốc bởi đây là thị trường gần nhất, sau khi thu hoạch có thể chở thẳng lên cửa khẩu để bán sang bên kia biên giới. Việc có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chế biến sâu nông sản không chỉ giúp nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa, mà còn đáp ứng được các quy định đang dần khắt khe hơn của thị trường Trung Quốc.
Mặt khác, đây cũng là cơ sở để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản sau chế biến sang các thị trường Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do như EU, CPTPP,… Bởi để xuất được nông sản tươi sang các thị trường như EU, hay Mỹ, quãng thời gian vận chuyển là cả một vấn đề nan giải, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hàng hóa. Nhưng đa dạng hóa thị trường cho nông sản Việt Nam là điều không thể không làm.
Nông sản Việt xuất sang các ‘nước giàu’ như các nước thuộc EU không chỉ cạnh tranh với Thái Lan, Trung Quốc mà cả các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ. Nhờ chế biến tốt, nên nông sản của họ xuất khẩu nhiều sang châu Âu. Việc vận chuyển bằng đường biển giúp sản phẩm từ châu Mỹ qua EU chỉ mất 8 ngày, giúp sản phẩm có chất lượng tốt. Trong khi, một số loại nông sản của Việt Nam vẫn phải đi bằng đường hàng không, giá cả đắt nên người tiêu dùng không thể bỏ tiền mua trái cây hàng ngày.
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong số 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mới có 3 mặt hàng là thủy sản, rau quả, hạt điều (gạo ở vị trí thứ 16). Đối với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, các con số này là rất khiêm tốn.
Các sản phẩm xuất khẩu còn chưa đa dạng
Như vậy, để không còn cảnh ‘tắc hàng’ sang Trung Quốc trầm trọng như đang xảy ra, những giải pháp đơn lẻ mang tính tình thế sẽ không giải quyết được triệt để. Nỗ lực của từng bộ ngành hay doanh nghiệp đơn lẻ không thay đổi được căn bệnh trầm kha này. Sự vào cuộc đồng bộ của Chính phủ, các bộ ngành, doanh nghiệp, người nông dân mới có thể thay đổi được tình cảnh thường xuyên lặp lại này.
Lượng hàng tồn ở các cửa khẩu lên tới 6.200 xe, nhiều lái xe "nằm chờ" 20 ngày
Tại họp báo của Tổng cục Hải quan (TCHQ) chiều 21/12, ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (TCHQ) cho biết: TCHQ đã báo cáo Bộ Tài chính, đề xuất kiến nghị với Bộ Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Bộ Ngoại giao đàm phán với cơ quan chức năng Trung Quốc thực hiện đúng Hiệp định thương mại biên giới giữa 2 nước ký kết.
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan.
Theo TCHQ, khi có thay đổi về chính sách đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cần thông báo trước ít nhất 10 ngày trước khi áp dụng để phía Việt Nam có thời gian chuẩn bị.
Lo ngại dịch bệnh, hàng hư hỏng
Theo ông Âu Anh Tuấn, tính đến ngày 21/12, tổng lượng hàng hóa tồn tại các cửa khẩu khoảng 6.200 xe, tương đương khoảng 12.000 người (gồm lái xe chính và lái xe phụ) đang tập trung tại các khu vực cửa khẩu. Riêng tại các cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn là hơn 4.400 xe.
Hiện, cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh đã tạm dừng thông quan nên năng lực thông quan hàng hóa ở Lạng Sơn chỉ khoảng 100 xe/ngày tại cửa khẩu Hữu Nghị. "Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề hệ lụy đến an ninh xã hội cũng như vệ sinh an toàn phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thủy hải sản, nếu để lâu sẽ dẫn đến hư hỏng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp", ông Âu Anh Tuấn cho biết.
Mới đây, phía cửa khẩu Đông Hưng, Trung Quốc thông báo dừng thông quan cho cả người và hàng hóa từ 0h ngày 21/12 đến khi có thông báo mới. Theo TCHQ, nếu áp dụng biện pháp này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thông quan hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tại tỉnh Lạng Sơn, lượng hàng hóa thông quan qua cửa khẩu thời gian gần đây giảm mạnh, chỉ khoảng 300 - 400 xe/ ngày trong khi lượng hàng hoá từ nội địa lên các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn rất lớn cộng với năng lực bến bãi có hạn dẫn đến tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.
Theo TCHQ, đến sáng ngày 21/12, tổng lượng xe tồn tại 3 khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn) là 4.461 xe, giảm 137 xe so với ngày 20/12). Còn tại tỉnh Quảng Ninh, khu vực cầu Bắc Luân II và lối mở Cầu phao Km 3 4 thuộc thành phố Móng Cái còn tồn 346 xe chờ xuất khẩu, giảm 79 xe so với ngày 15/12. Khu vực phía cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc), dự kiến có 289 xe của Việt Nam đã làm thủ tục xuất cảnh sang Đông Hưng - Trung Quốc để nhận hàng chở về Việt Nam.
Còn theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh, ông Trần Quang Trung, nguyên nhân hàng dồn ứ một phần do doanh nghiệp nắm bắt thông tin tại một số cửa khẩu của Việt Nam - Trung Quốc (Hữu Nghị - Lạng Sơn, Tân Thanh - Lạng Sơn) thường xuyên xuất nông sản đang có tình trạng ùn tắc dẫn đến lượng lớn phương tiện vận chuyển hàng hoá này chuyển hướng đến Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) làm thủ tục dẫn đến tăng lượng xe tồn chờ làm thủ tục.
Đối với tỉnh Lào Cai, phía Trung Quốc thông báo đóng cửa khẩu Bắc Sơn là cửa khẩu đối đẳng với cửa khẩu Kim Thành- Lào Cai và kiểm soát chặt đối với hàng nông sản của Việt Nam với nguyên nhân phát hiện dịch bệnh COVID-19 trên xe chở hàng lạnh (xe thanh long) từ ngày 18/7. Từ ngày 28/8 thì các mặt hàng chuối xanh, mít được xuất khẩu trở lại. Do vậy, hàng hóa xuất khẩu không dồn về các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai từ trước nên hiện tại không xảy ra tình trạng hàng xuất khẩu bị ách tắc, ùn ứ tại địa bàn tỉnh Lào Cai.
Ông Vi Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn khẳng định: Từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu thông quan qua cửa khẩu rất lớn. Nếu như trước ngày 18/11, lượng xe thông quan đạt 300 - 400 xe/ngày nhưng từ ngày 15/12, phía Trung Quốc tạm dừng thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh (chưa biết khi nào mở lại) khiến lượng thông quan chỉ đạt 100 xe ngày. Nhiều lái xe đã "nằm chờ" 20 ngày. Tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản gửi các tỉnh có nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu trên địa bàn, khuyến nghị tìm thị trường tiêu thụ trong nước.
"Phía Trung Quốc áp dụng các biện pháp mạnh trong phòng chống dịch COVID-19 dẫn đến tình trạng lái xe hàng hóa qua lại khu vực biên giới hạn chế, có những cửa khẩu chỉ đáp ứng 20- 25% so với lưu lượng thông quan hàng hóa so với bình thường", ông Âu Anh Tuấn cho biết. Đặc biệt, có địa phương cơ quan chức năng phía Trung Quốc tăng cường biện pháp chống dịch ở mức cao hơn, yêu cầu thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa tại cặp cửa khẩu Tân Thanh- Pò Chìa và cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị- Hữu Nghị Quan theo hướng lái xe chuyên trách điều khiển xe sang phía Trung Quốc giao hàng và yêu cầu lái xe phải đi về trong ngày, niêm phong cabin xe, lái xe không được xuống xe và phải tiêm đủ 2 mũi vaccnie và thực hiện xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR định kỳ 3 ngày/lần.
Về phía Việt Nam, nông sản của các tỉnh phía Nam đang vào vụ thu hoạch, trong khi đó, một số lệnh của TCHQ Trung Quốc có hiệu lực khiến lượng hàng hóa hoa quả, nông sản thực phẩm đổ dồn về các cửa khẩu biên giới phía Bắc chờ xuất khẩu sang Trung Quốc để tránh chính sách của Trung Quốc trước ngày 1/1/2022. Bên cạnh đó, khi Trung Quốc đưa ra thông báo dự kiến tạm dừng nhập khẩu trước và sau Tết nguyên đán 14 ngày đối với xe lạnh để chuẩn bị các công việc trước và sau Tết càng gây áp lực cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa lên cửa khẩu để kịp xuất khẩu trước thời gian trên.
"Công tác thông tin về tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các khu vực biên giới đến doanh nghiệp xuất khẩu, thương lái không được đầy đủ, chi tiết dẫn đến hàng hóa vẫn tiếp tục được đưa lên cửa khẩu với số lượng lớn, không được điều tiết theo diễn biến tình hình thực tế", ông Âu Anh Tuấn nhìn nhận. Ngoài ra, cách thức mua bán hàng hóa nông sản vẫn không tuân theo các chuẩn mực thương mại quốc tế nên thiệt hại nhiều năm qua vẫn nghiêng về phía người xuất khẩu Việt Nam.
Đàm phán ký Nghị định thư về việc giảm tỷ lệ kiểm tra kiểm dịch
Để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động thông quan hàng hóa, lãnh đạo TCHQ kiến nghị Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan để tăng thời gian thông quan tại các khu vực cửa khẩu. "Phối hợp với VCCI và thông qua các Hiệp hội ngành hàng, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo về việc phía Trung Quốc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cả trên bao bì chứa đựng hàng hóa", ông Âu Anh Tuấn đề xuất.
Đặc biệt, Hải quan Việt Nam cũng lưu ý các doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ từ khâu thu hoạch, phân loại, đóng gói, bốc xếp hàng hoá, đảm bảo không có virus COVID-19; đồng thời, chỉ vận chuyển hàng hóa lên cửa khẩu khi đã ký hợp đồng mua bán với đối tác Trung Quốc.
Lãnh đạo TCHQ đề xuất Bộ NN-PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục, thường xuyên đàm phán với Hải quan Trung Quốc ký kết Nghị định thư về việc giảm tỷ lệ kiểm tra kiểm dịch. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế để kiểm tra nhanh các chứng thư kiểm dịch động thực vật và thống nhất cơ chế giám sát an toàn thực phẩm đối với các lô hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
"Đề nghị Bộ Ngoại giao đàm phán, trao đổi với cơ quan chức năng phía Trung Quốc đảm bảo việc thực hiện theo đúng Hiệp định thương mại biên giới giữa 2 nước đã ký kết; phối hợp với Bộ Quốc Phòng (cơ quan được giao làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác quản lý của khẩu Việt Nam - Trung Quốc phía Việt Nam) trao đổi với cơ quan chức năng phía Trung Quốc thực hiện theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc về việc thông báo cho phía Việt Nam khi Trung Quốc tạm thời đóng cửa khẩu (thông báo trước 5 ngày) để phía Việt Nam chủ động có kế hoạch thông báo cho người dân, doanh nghiệp và lực lượng chức năng có thời gian chuẩn bị, tránh gây ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu và thiệt hại kinh tế cho cả hai bên như thời gian qua", lãnh đạo TCHQ kiến nghị.
Xuất khẩu chính ngạch, hướng đi hiệu quả và bền vững Với khoảng cách vận chuyển ngắn và chi phí thấp, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có ưu thế nổi trội khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, với quan niệm đây là thị trường dễ tính khiến giao thương chủ yếu bằng đường tiểu ngạch. Thế nhưng, gần đây quốc gia này đã siết chặt quản lý theo hướng...