Hai cơn mưa sao băng rực rỡ trên bầu trời tháng 8
Tháng 8 hàng năm đánh dấu sự bắt đầu của mưa sao băng Perseid (Anh Tiên), thắp sáng bầu trời đêm với 100 sao băng phát sáng mỗi giờ. Từ ngày 11 đến ngày 13-8, mưa sao băng Perseid dự kiến sẽ đạt cực đại cùng với trăng tròn. Mưa sao băng Kappa Cygnid dự kiến sẽ xuất hiện muộn hơn sau đó.
Mưa sao băng Perseid sắp đạt đỉnh trong vài ngày tới
Tùy thuộc vào vị trí của người xem trên thế giới, mưa sao băng Perseid sẽ đạt đỉnh từ bình minh đến tối muộn hoặc khoảng nửa đêm.
Mưa sao băng Perseid xảy ra vào tháng 8 hằng năm khi Trái đất đi qua đường đi của sao chổi Swift-Tuttle. Mưa sao băng là kết quả của các mảnh vỡ của sao chổi nóng lên khi chúng đi vào bầu khí quyển của Trái đất và bốc cháy.
Vì hầu hết các thiên thạch đều có kích thước bằng hạt cát nên chúng sẽ cháy hoàn toàn trước khi chạm tới bề mặt Trái đất. Nếu các mảnh vỡ rơi xuống đất, chúng sẽ trở thành thiên thạch.
Sao chổi Swift-Tuttle, sinh ra các trận mưa sao băng Perseid, được các nhà thiên văn học người Mỹ Lewis Swift (1820-1913) và Horace Parnell Tuttle (1837-1923) phát hiện ra vào tháng 7-1862. Đây là sao chổi lớn nhất đi qua Trái đất 133 năm một lần. Nó đi qua hành tinh của chúng ta lần cuối vào năm 1992.
Các nhà nghiên cứu đã từng dự đoán rằng đường đi của sao chổi Swift-Tuttle có thể va chạm với Trái đất vào năm 2126, nhưng các tính toán chính xác đã bác bỏ giả thuyết này.
Sao băng Perseid rơi khi một vệ tinh bay ngang bầu trời vào sáng sớm ngày 12-8-2008, trong Khu giải trí Quốc gia Lake Mead, Nevada, Mỹ. Ảnh: Getty Images.
Perseid nổi tiếng vì có nhiều sao băng sáng trên bầu trời. Bên cạnh những vệt sao băng nhỏ, Perseid còn được biết đến với việc xuất hiện những quả cầu lửa. Đó là những vụ nổ ánh sáng và màu sắc lớn hơn và sáng hơn truyền theo chiều ngang và có các vệt dài hơn so với các sao băng trung bình đi qua bầu trời.
Theo trang web của Hội Vật lý Thiên văn Việt Nam, trận mưa sao băng Anh Tiên diễn ra hằng năm từ ngày 17-7 đến ngày 24-8. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm 12 rạng sáng ngày 13-8.
Video đang HOT
Mặt trăng hạ huyền sẽ chặn mất các sao băng mờ, nhưng nếu thực sự kiên nhẫn, bạn vẫn có thể nhìn thấy được một vài sao băng sáng nhất.
Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Perseus (Anh Tiên), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.
Theo Science Times, trong khi mưa sao băng được xem tốt nhất ở Bắc bán cầu, nửa còn lại của thế giới vẫn có thể thưởng thức màn trình diễn thiên thể. Các thiên thạch đầu tiên sẽ xuất hiện ở Nam bán cầu sau nửa đêm và sẽ không có cùng tần suất xuất hiện các thiên thạch như ở Bắc bán cầu.
Theo ông Paul Chodas, Giám đốc Trung tâm CNEOS chuyên tính toán quỹ đạo của tiểu hành tinh và sao chổi và tỷ lệ tác động của chúng với Trái đất của NASA, để có trải nghiệm mưa sao băng Perseid tối đa, hãy đến một địa điểm có bầu trời càng tối càng tốt.
Để mắt thích nghi với bóng tối, sau đó thư giãn và kiên nhẫn chờ đợi. Tốc độ trung bình của sao băng xuất hiện mỗi phút một lần, nhưng có thể có những lần mờ nhạt. Vì chúng tỏa ra từ chòm sao Anh Tiên thường mọc muộn trên bầu trời nên mưa sao băng này có thể nhìn rõ hơn vào những giờ sáng sớm khi chòm sao này mọc cao hơn.
Năm nay, do sự hiện diện của sao Mộc và lực hấp dẫn mạnh, sao băng Perseid có thể hiển thị tới 200 sao băng mỗi giờ và tạo ra tiếng nổ. Sự kết hợp giữa mặt trăng với sao Mộc sẽ xảy ra từ ngày 12 cho đến ngày 22-8. Một số chuyên gia cho biết sao băng Perseid sẽ vẫn hoạt động cho đến khoảng ngày 26-8.
Thêm một trận mưa sao băng khác trong tháng 8
Một bức ảnh xếp chồng lên nhau chụp hai thiên thạch Kappa Cygnid (trên cùng bên trái) và chín thiên thạch Perseid, chụp ngày 12 và 13-8-2007. Ảnh: Aasnova.
Theo Live Science, trong tháng 8, một trận mưa sao băng khác sẽ xuất hiện trên bầu trời, đó là mưa sao băng Kappa Cygnid.
Theo dự đoán từ Tổ chức Sao băng Quốc tế (IMO), những thiên thạch này bắt đầu xuất hiện từ ngày 3-8, sẽ đạt cực đại vào ngày 17-8 và sẽ tiếp tục đến hết ngày 25-8.
Mặc dù trận mưa sao băng này chỉ xuất hiện từ hai đến bốn lần mỗi giờ, nhưng sẽ có những quả cầu lửa bùng lên. Ngắm sao băng đẹp nhất là vào đầu buổi tối, khi ánh hào quang của chòm sao Cygnus gần trên đỉnh đầu.
Không giống như nhiều trận mưa sao băng khác, Kappa Cygnid không liên quan đến sao chổi nào được biết đến.
Ngắm sao chổi Neowise 7.000 năm mới bay qua Trái đất
Những người yêu thiên văn trên toàn thế giới đang nhận được một ân sủng từ bầu trời khi có cơ hội duy nhất trong đời để chiêm ngưỡng màn trình diễn của sao chổi Neowise, bởi thiên thể này sẽ không quay lại gần mặt trời trong gần 7.000 năm nữa.
Ảnh: NASA.
Một hình ảnh chưa được xử lý từ thiết bị WISPR trên nhiệm vụ thăm dò mắt trời Parker Solar của NASA ngày 5-7 cho thấy sao hỏa Neowise ngay sau khi tiếp cận gần nhất với mặt trời.
Những người yêu thiên văn trên toàn thế giới đang nhận được một ân sủng từ bầu trời khi có cơ hội duy nhất trong đời để chiêm ngưỡng màn trình diễn của sao chổi Neowise, bởi thiên thể này sẽ không quay lại gần mặt trời trong gần 7.000 năm nữa.
Sao chổi Neowise, còn gọi là C/2020, đến từ những nơi xa nhất trong hệ mặt trời của chúng ta đang phát sáng vào mỗi đêm trên bầu trời của Trái đất. Đây có thể xem là cơ hội chiêm ngưỡng có một không hai, bởi sao chổi phát sáng này sẽ không quay trở lại hành tinh xanh cho đến tận năm 8.786.
Neowise đã tiếp cận gần với mặt trời vào ngày 3-7 và sẽ băng qua quỹ đạo Trái đất trên đường trở về các phần bên ngoài của hệ mặt trời vào giữa tháng 8.
Trước đó, vào ngày 27-3, các nhà thiên văn học đã quan sát thấy một sao chổi nhỏ mờ bay qua hành tinh chúng ta nhờ kính thiên văn vũ trụ Neowise của NASA. Họ xếp loại sao chổi này dưới tên C/2020 và không chú ý nhiều lắm, vì ánh sáng phát ra lúc đó rất yếu.
Trong hình ảnh chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế vào ngày 5-7, sao chổi Neowise, bên trái, được nhìn thấy ở đường chân trời phía đông trên Trái đất. Ảnh: NASA.
Nhưng sao chổi C/2020 đã sống sót để không bị thiêu rụi qua đợt tiếp cận mặt trời và đang quay ngược về Trái đất với độ sáng ngày một lớn hơn, được dự báo là sẽ bùng sáng mạnh và hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường.
Sao chổi Neowise được nhìn thấy phía trên thủ phủ Salgotarjan, Hungary ngày 10-7. Nó đi gần Mặt trời nhất vào ngày 3-7 và tiếp cận gần với Trái đất nhất vào ngày 23-7. Ảnh: AP.
Dự kiến, bắt đầu từ ngày 12-7, C/2020 sẽ trở nên rõ nét hơn trên bầu trời đêm phía Tây Bắc, sau đó vị trí của sao chổi sẽ cao lên dần. Vào ngày 22-7, thiên thể này sẽ ở khoảng cách gần Trái đất nhất, đây cũng là thời điểm quan sát rất lý tưởng. Đến ngày 25-7 thì sao chổi sẽ nằm tại góc 30 độ từ đường chân trời phía Tây Nam, sau khi mặt trời lặn.
Những người yêu thiên văn trên toàn thế giới đang chạy đua để chụp màn trình diễn pháo hoa tự nhiên này trước khi sao chổi bay nhanh vào bóng tối của không gian. Ngay cả các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế cũng quan sát được nó từ điểm thuận lợi của họ ở trên bầu khí quyển của Trái đất.
Sao chổi Neowise bay lên ở phía chân trời của buổi sáng sớm từ góc nhìn gần Đài tưởng niệm Quốc gia Colorado, Mỹ vào ngày 9-7. Ảnh: AP.
Người quan sát có thể nhìn thấy lõi trung tâm hoặc hạt nhân của sao chổi bằng mắt thường trên bầu trời tối. Sử dụng ống nhòm sẽ giúp người xem có cái nhìn rõ hơn về sao chổi mờ và cái đuôi dài, sọc của nó, trông hơi giống chùm đèn pin hướng lên.
Sao chổi Neowise được nhìn thấy phía trên thị trấn Cered, Hungary, ngày 6-7. Ảnh: AP.
Sẽ mất khoảng 7.000 năm trước khi sao chổi quay trở lại, "vì vậy tôi sẽ không chờ đợi chuyến đi tiếp theo", giám sát viên Joe Masiero, Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA cho biết.
Ông cho biết đây là sao chổi sáng nhất kể từ giữa những năm 1990 đối với các nhà thám hiểm ở Bắc bán cầu.
Sắp có mưa sao băng lớn nhất năm Từ 21-22/4, mưa sao bang Lyrid (Thiên Cầm) sẽ xuất hiện với 10-20 vệt sáng mỗi giờ. Đây là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm. Vị trí xuất phát của mưa sao băng Thiên Cầm. Ảnh: Space Mưa sao băng Thiên Cầm thường xuất hiện từ ngày 16/4 đến 26/4, trùng với giai đoạn trăng mới, có nghĩa là...