Hai con Lý Tiểu Long và những ám ảnh từ cái chết của cha
Lý Quốc Hào căm ghét người Trung Quốc, Lý Hương Ngưng quyết tâm tiếp nối tinh thần võ thuật của gia đình.
Lý Quốc Hào – đứa con ngỗ nghịch và “lời nguyền điện ảnh”
Lý Quốc Hào (Brandon Bruce Lee) sinh năm 1965, là con trai cả của Lý Tiểu Long. Từ nhỏ, Quốc Hào đã thể hiện năng khiếu võ thuật của mình. Khi mới 2 tuổi, anh đã được cha dạy võ và thường xuyên cùng cha tập luyện. Tuy nhiên, cậu bé lại dùng các “món võ” của mình để bắt nạt hàng xóm và các bạn cùng lớp. Nhiều lần cha mẹ cậu đã phải đích thân xin lỗi các “nạn nhân” chịu đòn của con trai.
Năm 8 tuổi, sau khi cha qua đời, anh cùng mẹ và em gái rời Hong Kong, sang định cư tại Los Angeles, Mỹ. Lý Quốc Hào rất thân với cha, vì vậy cái chết của Lý Tiểu Long khiến cậu bé lúc đó chịu cú sốc tâm lý rất lớn. Anh sống khép mình và ít giao tiếp với mọi người. Ở trường, Quốc Hào cũng trở nên ngỗ nghịch hơn và từng bị đuổi học tới 2 lần vì gây gổ đánh nhau. Mẹ anh – bà Linda đã phải đưa anh tới Canada tham gia một chương trình đặc biệt để lấy bằng cấp 3.
Không chỉ vậy, trong suốt những năm tháng trưởng thành, Lý Quốc Hào luôn cảm thấy căm ghét người Trung Quốc vì nghĩ rằng họ đã giết chết cha mình. Anh nói: “Tôi hận Hong Kong. Đó là một mảnh đất hôi thối. Người châu Á đã dẫn cha tôi đến cái chết, ông chết tại châu Á”. Quốc Hào cũng luôn khẳng định rằng tên mình là Brandon Bruce Lee, quốc tịch Mỹ và yêu cầu mọi người cũng gọi anh như vậy.
Lý Tiểu Long cùng Lý Quốc Hào tập võ. Ảnh: Baidu
Là con của một huyền thoại võ thuật, Lý Quốc Hào muốn tiếp bước cha trên con đường làm một ngôi sao điện ảnh. Dù mẹ anh ra sức phản đối vì ám ảnh từ cái chết của chồng, nhưng Quốc Hào vẫn quyết tâm lên đường tới Boston để theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật năm 18 tuổi. Nam diễn viên chia sẻ: “Cha dạy võ cho tôi từ năm tôi 2 tuổi. Với tôi, cha là một đại anh hùng. Trong ký ức của mình, tôi luôn muốn trở thành một ngôi sao điện ảnh. Tôi đã theo đuổi ý định này từ khi còn nhỏ. Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đi theo con đường nào khác”.
11 năm sau khi cha qua đời, Lý Quốc Hào chính thức bước chân vào làng giải trí với bộ phim đầu tay Kungfu: The movie và đã gây được tiếng vang lớn. Cùng năm đó, anh tham gia phim Long tại giang hồ với Trần Huệ Mẫn. Vai diễn Mã Quốc Hào trong phim đã mang về cho anh đề cử giải thưởng Diễn viên mới xuất sắc trong lễ trao giải điện ảnh Kim Tượng Hong Kong lần thứ 6.
Nhờ vào danh tiếng của cha, võ công cao cường và ngoại hình bắt mắt, Lý Quốc Hào đã nhận được rất nhiều lời mời diễn xuất như: Sự kiến giết người ở tiểu Đông Kinh, Long bá thiên hạ… Năm 1993, anh tham gia đóng phim Con quạ – bộ phim có mức đầu tư lên tới 1,4 triệu USD và được mong chờ sẽ là bước ngoặt mang tên tuổi Lý Quốc Hào lên một tầm cao mới. Tuy vậy, đây lại là bộ phim cuối cùng trong cuộc đời nam diễn viên. Ngày 31/3/1993, Lý Quốc Hào tham gia đóng một phân cảnh bị bắn cùng diễn viên Michael Massee. Khi Michael nổ súng, không ngờ viên đạt được phóng ra là đạn thật. Quốc Hào ngã gục xuống sàn ngay tức khắc. Các thành viên trong đoàn phim đều đứng chết lặng trong vài giây, sau đó mọi người vội vàng tới đỡ anh dậy, sơ cứu và nhanh chóng đưa anh tới bệnh viện. Dù đã hết sức cố gắng nhưng sau 4 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ đều lắc đầu tiếc nuối. Nền điện ảnh thế giới lại chứng kiến thêm sự ra đi của một tài năng trẻ.
Sau khi Lý Quốc Hào mất, mẹ anh và vị hôn thê Eliza đã đồng ý hoàn thành nốt một số cảnh quay của nam diễn viên bằng diễn viên đóng thế và các kỹ xảo. Bộ phim được công chiếu vào tháng 5/1994, là món quà tri ân Lý Quốc Hào cũng như dành tặng Eliza. Con quạ đã trở thành một bom tấn và lập nên kỷ lục phòng vé lúc bấy giờ khi thu về tới 50 triệu đô tại Mỹ. Vai diễn Eric Draven cũng mang về cho Quốc Hào đề cử giải điện ảnh MTV và giải Fangoria Chainsaw hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc.
Tạo hình của Lý Quốc Hào trong Con quạ – bộ phim cuối cùng trong cuộc đời anh. Ảnh: QQ
Cái chết của Quốc Hào khiến khán giả liên tưởng tới sự ra đi của cha anh – huyền thoại Lý Tiểu Long. Cả hai đều là những minh tinh võ thuật tài năng và mất từ khi tuổi đời còn rất trẻ (Lý Tiểu Long 32 tuổi, Lý Quốc Hoa 28 tuổi). Bộ phim cuối cùng hai cha con tham gia cũng đều mang tên liên quan tới cái chết: Trò chơi tử thần và Con quạ và là bộ phim thứ 5 trong sự nghiệp của hai người. Một số ý kiến cho rằng, cái chết của Lý Tiểu Long và Lý Quốc Hào chính là “nghiệp chướng” và “lời nguyền điện ảnh” của nhà họ Lý. Lý Quốc Hào được mai táng tại nghĩa trang Lake View, Washinton, Mỹ. Anh yên nghỉ ngay cạnh mộ của cha mình.
Mộ của hai cha con họ Lý được đặt cạnh trong trong nghĩa trang Lake view. Ảnh: Baidu
Lý Hương Ngưng – quyết tâm làm nữ anh hùng sau cái chết của cha và anh
Lý Hương Ngưng sinh ngày 19/4/1969. So với anh trai, cô không có nhiều thời gian ở bên cha. Khi Lý Tiểu Long qua đời, Hương Ngưng mới 4 tuổi, vì vậy những ấn tượng của cô về cha đều qua những bộ phim và lời kể từ mẹ và anh trai. Sau khi Lý Tiểu Long mất, bà Linda tái hôn 2 lần. Việc không có một mái ấm trọn vẹn từ khi còn nhỏ đã khiến Hương Ngưng trở nên mạnh mẽ hơn những đứa trẻ cùng trang lứa.
Video đang HOT
Hình ảnh hiếm hoi của Lý Hương Ngưng bên người cha huyền thoại. Ảnh: Baidu
Năm 1987, Lý Hương Ngưng thi đỗ vào chuyên ngành Âm nhạc của trường Đại học Tulane, New Orleans, Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, cô đảm nhận vai trò MC một chương trình truyền hình âm nhạc ở Los Angeles, tham gia nhóm nhạc Medicine, bắt đầu sự nghiệp ca hát.
Những tưởng cuộc sống sẽ tiếp tục trôi qua trong yên bình, nhưng cuối tháng 3/1993, anh trai Lý Quốc Hào của cô đã qua đời vì một tai nạn oan nghiệt trên phim trường. Quá đau khổ vì cái chết của anh, Hương Ngưng không tin vào kết quả khám nghiệm tử thi. Cô đi tìm bằng chứng chứng minh việc anh trai bị ám sát suốt nhiều tháng trời. Chỉ đến khi bà Linda khuyên cô nên bỏ lại tất cả phía sau và sống tiếp, Hương Ngưng mới quyết định dừng lại. Những ngày sau đó, cô tự nhốt mình trong phòng và xem lại tất cả những bộ phim võ thuật của cha và anh. Một ngày, cô nói với mẹ mình sẽ quyết tâm tập võ và trở thành một ngôi sao điện ảnh. Bà Linda một lần nữa phản đối điều này vì chính những thước phim hành động đã cướp đi sinh mệnh của hai người đàn ông quan trọng nhất trong đời bà. Tuy vậy, Hương Ngưng vẫn kiên quyết với sự lựa chọn của mình vì với cô, đó là cách để “giữ tinh thần võ thuật của cha và anh”. Cô bắt đầu học võ khi đã 24 tuổi nhờ vào sự giúp đỡ từ những người bạn sinh thời của cha mình.
Lý Hương Ngưng chăm chỉ luyện tập, tiếp nối truyền thống võ thuật của gia đình. Ảnh: Baidu
Năm 1994, sau khi tham gia vai diễn đầu tiên trong bộ phim Cage II, Lý Hương Ngưng hứng chịu nhiều gạch đá từ dư luận. Có người nhận xét cô yếu đuối, ra đòn như múa, không xứng đáng là con Lý Tiểu Long, cũng có người cho rằng cô ôm mộng nổi tiếng sau cái chết của anh. Giai đoạn này, nữ diễn viên đã tổn thương rất nhiều. May mắn là bên cạnh cô luôn cho người bạn trai Anthony Ian Keasler – sau này là chồng cô – động viên và ủng hộ.
Năm 1997, Hương Ngưng giành được vai nữ chính trong bộ phim High Voltage của đạo diễn Isaac Florentine. Sau đó, năm 1998, cô trở về Hong Kong tham gia phim Enter the Eagles cùng Viên Vịnh Nghi, Trần Tiểu Xuân… Diễn xuất và võ thuật của cô trong phim nhận được nhiều sự khen ngợi. Các nhà sản xuất nhận xét rằng cách đánh và phong thái của Hương Ngưng đem lại cảm giác như cha cô đang “tái xuất màn ảnh”. Khán giả kỳ vọng cô sẽ trở thành một ngôi sao võ thuật sáng giá.
Tuy nhiên sau khi tham gia bộ phim She, me and her, Lý Hương Ngưng chia tay màn ảnh và trở về với vai trò của một người mẹ, người vợ. Cô chia sẻ màn ảnh không có chỗ cho những nữ anh hùng, vì vậy dù cố gắng mấy cũng không thể trở thành một ngôi sao hành động như cha và anh. Suốt từ đó đến nay, Hương Ngưng cùng mẹ quản lý Quỹ giáo dục Lý Tiểu Long và tập trung phát triển môn phái Tiệt quyền đạo của cha. Cô cho rằng đó cũng chính là con đường để tiếp nối tinh thần thượng võ của người cha và người anh quá cố.
Theo Ngoisao
Đệ tử giúp Lý Tiểu Long sáng lập món võ lợi hại là ai?
Triệt quyền đạo thực tế ra đời với sự giúp đỡ của một học trò đặc biệt nhất của Lý Tiểu Long.
Trong các bộ phim võ thuật của Lý Tiểu Long xuất hiện không ít những ngôi sao võ thuật tên tuổi của Hollywood và thế giới. Phần lớn họ đều thủ vai phản diện và đối đầu với huyền thoại họ Lý. Loạt bài Lý Tiểu Long và những đối thủ "không đội trời chung" sẽ lần lượt giới thiệu đến độc giả các nhân vật mang nhiều duyên nợ cả trên phim và ngoài đời.
Tình thầy trò và tri kỷ
Võ sư người Philippines - Dan Inosanto xuất hiện trong sự nghiệp huyền thoại Lý Tiểu Long với cả ba cương vị: người bạn, người thầy và người học trò.
Cả hai nên thân sau một lần gặp gỡ.
Hai người đầu gặp gỡ tại một triển lãm võ thuật và nhanh chóng trở nên thân thiết. Mặc dù vậy, Inosanto không hề khuyến khích Lý theo sự nghiệp điện ảnh, tuy vậy ông vẫn luôn bên cạnh ủng hộ và động viên người bạn thân trong lĩnh vực võ thuật.
Inosanto là một trong những người học trò đầu tiên và cũng là người tri kỷ lâu nhất của Lý Tiểu Long. Ông từng là học trò của Ed Parker, và kế đến là Lý Tiểu Long.
Trong khi huyền thoại họ Lý truyền dạy những kiến thức về võ thuật Á Đông thì Inosanto truyền dạy cho Lý Tiểu Long rất nhiều thứ, bao gồm Pencak Silat và sử dụng vũ khí.
Cả hai chia sẻ cho nhau những bí quyết võ nghệ.
Võ sư 80 từng tiết lộ ông c hia sẻ các kỹ năng cơ bảm và những bài tập giúp Lý Tiểu Long thuần thục trong cách sử dụng vũ khí. Trong khi Lý Tiểu Long không mấy quan tâm đến võ gậy Eskrima, ông lại cực kì yêu thích kĩ thuật côn nhị khúc mà Inosanto giới thiệu
Lý Tiểu Long từng thừa nhận Inosanto là người dạy ông kỹ thuật đoản côn và một phần kỹ thuật côn nhị khúc (Nunchaku). Sau khi Lý Tiểu Long mất, Inosanto cũng tiết lộ, dù côn nhị khúc là kĩ năng võ thuật cuối cùng mà Lý Tiểu Long luyện tập, nhưng Lý Tiểu Long đã nắm vững như thể đã luyện tập cả đời.
"Dù luyện tập không lâu, nhưng cậu ấy (Lý Tiểu Long) sử dụng côn nhị khúc như một người đã luyện tập từ nhỏ", Isanto tâm sự.
Côn nhị khúc được hai thầy trò sử dụng trên phim.
Nhiều tài liệu cho rằng Lý Tiểu Long không hề luyện tập côn nhị khúc cho đến sau tuổi 30 (1970 trở đi).
Lý Tiểu Long lần đầu tiên đưa côn nhị khúc lên màn ảnh vào năm 1972 - thời kì hoàng kim của ông với những bộ phim nổi tiếng nhất - và cũng chính là những bộ phim cuối mà huyền thoại võ thuật đã để lại trước khi mãi mãi ra đi vào năm 1973.
Cùng sáng tạo võ thuật và đến với điện ảnh
Thành tựu quan trọng nhất trong cuộc đời Dan Inosanto đó là cùng Lý Tiểu Long sáng lập nên khái niệm Triệt quyền đạo. Cả hai cùng hoàn thiện những yếu tố cuối cùng, và đặt ra cái tên Triệt quyền đạo.
Họ cùng sáng tạo nên Triệt quyền đạo.
Đa số người hâm mộ cho rằng Triệt quyền đạo do Lý Tiểu Long một mình sáng lập. Tuy nhiên, sự thật rằng Dan Inosanto đã đóng góp một phần công sức không nhỏ trong việc giúp Lý Tiểu Long hoàn thiện kiến thức cũng như nhận thức võ thuật, định hướng phong cách phù hợp nhất và từ đó tạo nên Triệt quyền đạo.
Sau này, con trai Lý Quốc Hào của Lý Tiểu Long cũng trở thành học trò của Inosanto. Dan Inosanto cũng là người đặt nền móng, cũng như huấn luyện cho những nhân vật chủ chốt đầu tiên của câu lạc bộ võ thuật tổng hợp Dog Brothers nổi tiếng tại California,Mỹ.
Hai thầy trò giao đấu trong Tử vong du hý.
Trong bộ phim Tử vong du hí/Tower of Death hay Game of Death 2 sản xuất năm 1978, hai thầy trò đã có một trận giao đấu ngoạn mục khi giữa cựu nhà vô địch võ thuật Hai Tien (Lý Tiểu Long) với Pascale, một võ sĩ người Philippines.
Đáng tiếc, khi bộ phim ra mắt vào năm 1978, cảnh đấu tay đôi ngoạn mục và độc đáo bằng côn nhị khúc (song tiết côn) của hai thầy trò không hiểu vì lý do gì đã bị cắt. Cùng thưởng thức màn giao đấu hết sức độc đáo chưa từng có trong lịch sử phim võ thuật lúc bấy giờ này.
Ngoài ra, Inosanto còn tham gia một vai diễn nhỏ trong phần đầu của Tử vong du hý (1972) với vai tên lính gác tầng 3 của tháp tử vong.
Sự nghiệp diễn xuất của Inosanto còn gắn liền với nhiều bộ phim hành động khác như đóng thế trong The Green Hornet (1966) của Lý Tiểu Long, sát thủ người Nhật trong The Killer Elite (1975), võ sĩ người Philippines trong The Chinese Stuntman (1981), Out for Justice (1981), Big Stan (2007) và Redbelt (2008).
Hai người bạn tri kỷ.
Võ sư lão làng cũng góp mặt trong hàng loạt bộ phim tài liệu liên quan đến võ thuật cũng như người bạn tri kỷ kiêm sư phụ của ông như Cuộc đời và huyền thoại của Lý Tiểu Long (1973), Lý Tiểu Long, huyền thoại (1977), Con đường rồng (1998), Lý Tiểu Long: Hành trình của chiến binh (2000), Lý Tiểu Long: Rồng bất tử (2002) hay mới đây nhất là phim Tôi là Lý Tiểu Long (2012).
Trọn đời với võ thuật
Dan Inosanto sinh năm 1936 tại Mỹ. Trưởng thành trong gia đình võ thuật mang cả hai dòng máu Philippine - Mỹ, Inosanto kế thừa những tinh hoa chiến đấu của người Java Đông Nam Á lẫn tư duy kỹ thuật hiện đại của phương Tây.
Dan Inosato thời trẻ trong "Tử vong du hý"
Mùa hè năm 1946 khi mới 10 tuổi, Isanto bắt đầu tập luyện võ thuật với các môn Okinawa karate, Judo và Jiu-Jitsu từ chính người bác của mình.
Cho đến nay, Inosanto mang đai đen môn Jiu Jitsu Brazin, thông thạo và trở thành thầy dạy nhiều môn võ như Triệt quyền đạo, Shoot wrestling, mang đai đen ở nhiều bộ môn như Jiu Jitsu Brazin, Kungfu, võ gậy Eskrima, Muay Thái, Võ thuật cổ truyền Philipine, côn nhị khúc, Pencak Silat, MMA, Karate và Judo.
Võ sư sở hữu đai đen ở nhiều môn võ
Ông cũng là người có công truyền bá võ thuật cổ truyền Philippines, giới thiệu những bộ môn võ còn bí ẩn của vùng Đông Nam Á đến với thế giới như Silat vốn nổi tiếng tại các quốc gia như Indonesia, Malaysia và Philippines.
Ở tuổi 79, Dan Inosanto vẫn miệt mài tập luyện và giảng dạy võ thuật. Ông được đánh giá là một trong những võ sư gốc Á thông thạo nhiều kiến thức võ thuật nhất.
Inosanto trong học viện võ thuật mang tên ông.
Bản thân Inosanto hiện là người đứng đầu Học viện võ thuật Inosanto tại Marina del Rey, California. Ông từng giảng dạy cho nhiều võ sĩ nổi tiếng, bao gồm cả huyền thoại sống của làng MMA Anderson.
Trong số ba người thành lập nên Dog Brothers (một trong những tổ chức võ thuật thực chiến hàng đầu tại Mỹ) có hai thành viên là "đệ tử ruột" do đích thân Inosanto truyền dạy từng đòn gậy đầu tiên.
Ngoài ra không thể không nhắc đến cô con gái rượu của ông - Diana Lee Inosanto, một nữ diễn viên, người đóng thế khiêm nhà sản xuất phim và viết kịch bản. Cô chính là một trong những học trò nổi bật của võ sư gốc Philippines.
Bên cạnh đó, chồng của Diana là Ron Baliki cũng là một học trò tên tuổi của bố vợ lừng danh. Anh cũng là một diễn viên đóng thế kiêm nhà sản xuất phim.
Theo Danviet
Con gái Lý Tiểu Long phải chịu nỗi đau liên tiếp sau khi cha mất Trải qua quá nhiều nỗi đau, con gái Lý Tiểu Long - Lý Hương Ngưng sống mạnh mẽ hơn những người khác. Con gái Lý Tiểu Long - Lý Hương Ngưng, tên tiếng Anh là Shannon Lee, cô sinh ngày 19/4/1969. Khi Lý Hương Ngưng ra đời, cha cô đã trở thành huyền thoại võ thuật nổi danh đình đám. Có lẽ vì...