Hai con hẻm được xem là chỗ ăn trưa bí mật của dân văn phòng Tràng Tiền
Dân văn phòng khu đắt đỏ sầm uất nhất Hà Nội ăn gì, làm gì vào giờ nghỉ trưa??
Trong tuyến bài “1 TIẾNG 30 PHÚT NGHỈ TRƯA” đã bật mí nhiều về thói quen ăn trưa của dân văn phòng từ TP HCM đến Hà Nội. Và khu vực tiếp theo được chúng tôi khám phá là khu sầm uất nhất Hà Nội – khu vực Tràng Tiền.
Đây là một trong những khu sôi động không chỉ tập trung nhiều khu hành chính, công ty, ngân hàng mà còn là địa điểm ăn chơi vào mỗi dịp cuối tuần. Với vị trí đắt đỏ nhất Hà Nội nhưng điều bất ngờ mà chúng tôi khám phá ra là dân văn phòng khu vực này họ có thói quen ăn uống vô cùng giản dị, khác hoàn toàn với sự là lượt, bóng bẩy ở ngoài.
KHU ĐẮT ĐỎ, SANG CHẢNH BẬC NHẤT HÀ NỘI NÊN DÂN VĂN PHÒNG LẠI ĂN UỐNG GIẢN DỊ
Đi làm trên “phố” là một trong những điều thú vị mà nhiều người muốn trải qua, đi làm trên khu Tràng Tiền đồng nghĩa với việc bạn đi làm ở khu đắt đỏ bậc nhất Hà Nội. Không chỉ là nơi làm việc đi đâu cũng dễ dàng từ gặp gỡ đối tác cho đến hẹn hò bạn bè, chỉ cần vài bước chân là gì cũng có. Khu tập hợp những đơn vị hành chính, những tòa nhà sang chảnh, những công ty, trụ sở ngân hàng lớn… Dân văn phòng ở đây được đánh giá cũng rất chanh sả khi nhìn nhưng bộ quần áo là lượt phẳng phiu.
Đồng nghĩa với việc đó các nhà hàng hàng, quán ăn phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ để thuê mặt bằng, cùng đó là giá thành cũng được tăng lên. Nhiều người cũng cho rằng: “Chắc dân văn phòng nếu không mang cơm trưa đi làm thì số tiền họ bỏ ra để ăn một bữa trưa trên phố sẽ rất đắt”. Nhưng trái với lời đồn đó, ở khu Tràng Tiền hàng quán lại giá cực rẻ chỉ bỏ ra số tiền ít hơn 50.000 đồng cho một bữa trưa. Và đó là những quán ăn trong ngõ nhỏ, những căn nhà cổ hay những quán vỉa hè.
NHỮNG QUÁN ĂN VĂN PHÒNG TRONG NGÕ MỞ CỬA ĐÚNG LỊCH HÀNH CHÍNH, ÍT THẤY SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÁC TÀI XẾ GIAO HÀNG
Cứ đến giờ trưa từ khoảng gần 12h sẽ thấy từng nhóm từng nhóm dân văn phòng xuất hiện đi bộ bắt đầu đổ dồn về những quán cơm trong hẻm để dùng bữa trưa với những món như cơm, bún, miến… Chả cần nhắc tên nhưng hỏi ai ăn cơm trưa ở đâu ngon thì đều chỉ vào hai con ngõ có tiếng tại đây.
Nơi đây chỉ là hai con ngõ nhỏ nhưng lại là tụ điểm của dân văn phòng nơi đây. Nếu bạn lên khu Tràng Tiền vào những ngày trong tuần thì rất dễ bắt gặp những quán ăn ở trong ngõ nhỏ này mà phải tính ý lắm mới nhận ra vì hầu hết các quán ở đây không dùng biển hiệu gì quá nổi bật, “chắc phải đi bộ thì mới nhìn ra được chứ bình thường chạy xe máy ngang qua cũng không thấy được”.
Anh Hưng (Nhân viên ngân hàng) cho biết: “Hai con ngõ nhỏ ở khu vực Tràng Tiền trô ng vậy thôi nhưng món gì cũng có, việc đổi bữa và làm mới bữa ăn cũng khá dễ dàng. Cũng đó, ngồi trong ngõ cũng mát lắm”.
Mọi người sẽ lấy cơm từ đầu ngõ, rồi bắt đầu vào trong chọn món.
Video đang HOT
Các món ăn sẽ được thay đổi theo từng ngày, tổng cộng có đến gần 15 món cho thực khách lựa chọn.
Tiệm cơm nằm trong ngõ 39 cạnh quán kem Tràng Tiền không biển hiệu đèn điện, chỉ có vài bộ bàn ghế nhựa xếp thẳng tắp nhưng dân văn phòng lại xếp hàng để được thưởng thức cơm tại đây. Chủ tiệm cơm văn phòng ngõ 39 cho biết: “Tiệm cơm này nhà mình mở được 30 năm rồi, quán do anh chị em cùng nhau mở ra. Khách chủ yếu là dân văn phòng khu vực quanh Tràng Tiền. Nhà chú chỉ bán buổi trưa theo giờ hành chính thôi, từ thứ 2 đến thứ 6, lễ Tết, cuối tuần là nghỉ. Khách đến đây chủ yếu là khách quen thôi nên chả cần biển hiệu gì hết nhưng cứ hỏi cơm văn phòng ngõ 39 thì có lẽ ai cũng biết”.
Chủ tiệm quán cơm ngõ 39.
Một suất cơm tại đây.
Chị Loan khách quen tiệm cơm cũng chia sẻ: “Nếu không mang cơm trưa thì mình sẽ xuống đây ăn cơm do rất gần văn phòng, món ăn đa dạng vừa miệng, giống với những bữa cơm gia đình. Tuy nhiên quán có diện tích khá nhỏ nên thi thoảng mình phải căn giờ để xuống, vì xuống giờ cao điểm phải xếp hàng cũng như là không có chỗ ngồi thoải mái”.
Từ đầu ngõ nhiều hàng quán ăn được bày bán, đủ các món.
Đi thêm vài bước nữa thì cũng xuất hiện một ngõ ăn mà dân văn phòng hay gọi là ngõ 43, nơi đây tụ điểm của rất nhiều hàng quán, chỉ là một con ngõ nhỏ đi bộ chưa hết một phút mà món gì cũng có. Đủ các loại món nước đặc trưng của Hà Nội đến cơm. Điểm đặc biệt là không gian ăn uống tại đây là những căn nhà cổ, nhuốm mà thời gian và rất Hà Nội. Mà món ăn tại đây chỉ dao động khoảng 35.000-50.000 đồng.
Quán cơm trong một căn nhà cổ ngõ 49 Tràng Tiền.
Ăn trong không gian nhà cổ.
Các món ăn vô cùng đa dạng, được chủ quán đăng lên vào sát trưa để dân văn phòng biết được thực đơn hôm nay.
Và một trong những điều đặc biệt của khu vực này mà qua mấy ngày đi khảo sát chúng tôi đã nhận ra là sự xuất hiện của những tài xế giao đồ ăn dường như là không. Có thể thấy dân văn phòng khu vực này một là họ sẽ ra ngoài ăn bởi chả thiếu hoặc là mang cơm ở ngoài. Nhiều người bận việc không muốn ăn ngoài thì cũng tranh thủ đi bộ xuống dưới để mua chứ không sử dụng các ứng dụng công nghệ nhiều. Anh An cho biết: “Nếu hôm nào mình muốn ở trên văn phòng thì sẽ tranh thủ xuống dưới mua đồ lên, chứ không order trên các app”.
Thà đi bộ đi mua đồ ăn còn hơn đặt qua các app công nghệ.
SAU GIỜ CƠM DÂN VĂN PHÒNG KHU VỰC TRÀNG TIỀN LẠI CÓ MỘT THÓI QUEN RẤT HÀ NỘI
Sau khi dùng bữa xong, từng nhóm từng nhóm dân văn phòng lại tìm đến những quán trà đá. Một trong những nét đặc trưng rất Hà Nội. Anh Hải chia sẻ: “Dùng bữa xong, mình và đồng nghiệp thường đi trà đá tiếp một phần cho tỉnh toán, trò chuyện cũng thoải mái hơn chứ lên văn phòng mát thì mát thật nhưng đâu thể nói chuyện này chuyện kia được”. Thậm chí chúng tôi cũng bắt gặp những nhóm dân văn phòng dùng bữa trên công ty nhưng vẫn quyết vượt nắng để xuống ngồi trà đá tám chuyện với nhau.
Sau khi dùng bữa trưa dân văn phòng thường tụ tập ngồi trà đá.
Ngoài những nhóm đi trà đá, cà phê thì cũng có nhóm sau khi ăn xong trở lại văn phòng để nghỉ ngơi, ngả lưng để lấy lại năng lượng làm việc cho buổi chiều.
Bí mật sau những tấm biển quảng cáo cổ điển ở Hà Nội
Những tấm biển đúc chữ bằng xi măng có tuổi thọ trên dưới 100 năm vẫn còn được giữ lại ở mặt tiền các ngôi nhà phố cổ Hà Nội.
Vì sao nó vẫn tồn tại, không bị thay thế hay che lấp đi thì là cả một câu chuyện dài khó nói hết.
Trên những con phố cổ Hà Nội như Lãn Ông, Hàng Đồng, Hàng Gà... vẫn còn sót lại những biển bảng quảng cáo được đúc bằng xi măng, thậm chí có cả rêu phong bám đầy xung quanh.
Phố Lãn Ông là nơi còn nhiều bảng quảng cáo cổ nhất Hà Nội. Hiện hầu hết tiệm kinh doanh đã chuyển đổi bán mặt hàng khác hoặc thay đổi tên thương hiệu, chỉ có số ít còn buôn bán đúng mặt hàng từ xưa.
Những cái tên như Vĩnh Bảo, Lợi Ký, Đức Thịnh đã quen thuộc với người dân phố cổ lâu nay. Ông Cân (79 tuổi) là người lớn lên tại phố Hàng Đồng, chứng kiến sự thay đổi của ngôi nhà cổ Vĩnh Bảo nhiều năm tháng. "Tôi biết nhà này được xây từ đầu thế kỷ 19, tính đến nay cũng đã gần 100 tuổi. Hồi đó, họ cũng bán đồ đồng theo tên phố", ông Cân nói.
Tại phố Hàng Đồng, hiện chỉ còn 3 nhà còn giữ nguyên biển quảng cáo cổ chưa tu sửa. Theo bà Hằng (chủ nhà số 41 Hàng Đồng), cơ ngơi này được ông bà nội của bà để lại, đến nay đã truyền qua 5 đời con cháu. "Hồi xưa nhà tôi chuyên bán vật liệu xây dựng, làm ăn cũng khấm khá. Từ khi bố mẹ tôi mất, việc kinh doanh trở nên ế ẩm. Năm 2016, tôi chuyển qua bán tạp hóa nhưng vẫn giữ tên thương hiệu của gia đình để lấy may", bà Hằng chia sẻ.
Bảng quảng cáo Tân Hưng tại số 7A Hàng Nón có tuổi đời gần một trăm năm. Được biết, ngôi nhà này được xây dựng từ thời kháng chiến chống Pháp, trước bán mũ cối cho bộ đội nhưng nay đã chuyển qua bán vật liệu nội thất, chủ nhà cũng đã qua đời.
Những mảng sơn bong tróc, mạng nhện bám đầy bảng hiệu cổ.
Bảng quảng cáo Lợi Kỷ trên phố Hàng Gà có tuổi thọ hơn 70 năm. Qua nhiều đời, ngôi nhà hiện vẫn còn người sinh sống. Người chủ hiện tại là con cháu của ông bà Lợi Kỷ ngày xưa.
Gia đình này trước đây chuyên bán hòm da, khóa chuông cho bộ đội. Theo thời gian, mặt hàng này không còn phù hợp nên chủ nhà phải chuyển qua nghề sửa chữa xe máy mới có thu nhập để trang trải cuộc sống.
Một ngôi nhà trên phố Hàng Giấy được xây dựng từ năm 1950, đến nay đã có tuổi thọ 72 năm. Bà Đinh Thị Dư (92 tuổi, chủ nhà) cho biết: "Hồi trước gia đình tôi sinh sống ở tầng trên, tầng dưới cho một người Trung Quốc thuê để kinh doanh máy ảnh, cái tên Phương Dung cũng là do họ đặt. Bảng hiệu để đó cũng không sao nên gia đình không phá dỡ".
Cửa hàng Quang Lợi tại số 26 Hàng Giầy trước đây khá có tiếng về mặt hàng loa máy. Hiện nay phần mặt tiền đã được chia làm 2 ki-ốt để cho thuê. Người thuê hiện tại không biết nhiều thông tin về ngôi nhà.
Người dân sống ở phố Hàng Hòm trước đây chuyên bán đồ gỗ sơn, tráp nhưng hiện nay không còn hộ nào kinh doanh mặt hàng này. Có khoảng thời gian, người ở nhà số 44 chuyển qua sản xuất bảng quảng cáo hiện đại nhưng nay cũng đóng cửa im lìm.
Tử Cấm Thành ẩn chứa 6 bí mật không phải ai cũng biết Từ khi được xây dựng đến nay, Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của nhiều triều đại hoàng đế và hậu cung, kèm theo đó là những bí mật khiến nhiều người tò mò. Lật thẻ bài - quy tắc ngầm khi hoàng đế muốn ân ái Chế độ thị tẩm được thể hiện rõ nhất trong triều Thanh. Khi đêm xuống,...