Hai cơn bão Mặt trời đang hướng tới Trái đất, gây nguy hiểm cho lưới điện
Trái đất dự kiến hứng chịu ảnh hưởng từ hai vụ phun trào khổng lồ trên bề mặt của Mặt trời (CME) vào ngày 18-8, có khả năng hư hại lưới điện cũng như tàu vũ trụ trên quỹ đạo xung quanh Trái đất.
Bão Mặt trời có thể gây nguy hiểm cho các hoạt động trên Trái đất, nhưng cũng mang lại hiệu ứng thị giác tuyệt đẹp – Ảnh minh họa
Theo mô hình dự báo mới nhất của Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), hai vụ CME xảy ra ở Mặt trời vào ngày 14 và 15-8 sẽ đến Trái đất vào ngày 18-8.
CME đầu tiên là một đám mây plasma đen, CME thứ hai có thể gây ra cơn bão từ. Tác động dễ nhận biết nhất của bão từ là làm ảnh hưởng các hệ thống công nghệ phụ thuộc nhiều vào tín hiệu như cơ sở hạ tầng Internet, gián đoạn hệ thống định vị hay làm hư hại lưới điện.
Bão từ có thể quan sát được, vì chúng tạo ra những màn trình diễn ánh sáng tuyệt vời trong khí quyển Trái đất, còn gọi là cực quang.
Tuy nhiên, cực quang sinh ra từ 2 CME đang hướng tới Trái đất có thể sẽ nhợt nhạt hơn so với cơn bão Mặt trời tồi tệ nhất từng tác động đến hành tinh của chúng ta. Chúng được gọi là Sự kiện Carrington, diễn ra vào năm 1859.
Sự kiện Carrington, được đặt tên theo nhà thiên văn học người Anh đã phát hiện CME khi đó, đã đốt cháy các hệ thống điện tích xuyên suốt châu Âu và Mỹ, gây hỏa hoạn tại một số tòa nhà và phóng ra cực quang đến tận phía nam Cuba.
Viện Khoa học quốc gia Mỹ từng đánh giá ảnh hưởng kinh tế của một sự kiện siêu bão tương tự Carrington có thể vượt hơn 2.000 tỉ USD và gây ra khủng hoảng khắp toàn cầu vì lưới điện sập hàng loạt.
Ấn Độ: Treo quốc kỳ chào mừng Ngày Độc lập ở cách Trái Đất hơn 30 km
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, nhân dịp Ấn Độ kỷ niệm 75 năm Ngày Độc lập 15/8, Tổ chức không gian Space Kidz India có trụ sở ở Chennai đã đưa quốc kỳ Ấn Độ lên độ cao trên 30 km so với Trái Đất bằng khinh khí cầu.
Ấn Độ treo quốc kỳ chào mừng Ngày Độc lập ở cách Trái Đất hơn 30 km. Ảnh: Space Kidz India
Space Kidz India là một tổ chức với sứ mệnh tạo ra "các nhà khoa học trẻ cho đất nước và truyền bá nhận thức cho trẻ em về một thế giới không biên giới". Sự kiện này được thực hiện theo khẩu hiệu "Ngày hội của tự do" và trong khuôn khổ chiến dịch "3 màu trong mỗi nhà" do Thủ tướng Narendra Modi phát động để chào mừng ngày lễ lịch sử này.
Khi Ấn Độ kỷ niệm Ngày Độc lập, các thông điệp chúc mừng cũng đã được gửi đến từ không gian. Phi hành gia Samantha Cristoforetti, người đang sống và làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã gửi một tin nhắn video cho biết bà rất vui được chúc mừng Ấn Độ nhân 75 năm Độc lập.
Phi hành gia người Mỹ gốc Ấn Raja Chari cũng chúc mừng Ấn Độ và nhấn mạnh: "Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) và Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) có lịch sử hợp tác lâu dài, từ những ngày đầu của kỷ nguyên không gian khi NASA và ISRO hợp tác phát triển các tên lửa nghiên cứu ở Ấn Độ. Sự hợp tác này tiếp tục được duy trì đến ngày nay khi chúng ta tiến hành các sứ mệnh khoa học chung về Trái Đất và không gian".
Đại dịch COVID-19 chỉ là sự khởi đầu cuộc chiến chống virus Tình trạng virus gây bệnh lây lan giữa động vật và con người sẽ xảy ra ngày càng thường xuyên hơn do môi trường sống bị thay đổi trong bối cảnh trái đất ấm lên. Theo Bloomberg, mới đây, 35 người ở Trung Quốc đã nhiễm một loại virus mới. Các nhà khoa học đã xác định được loại virus mới có tên...