Hai cổ phiếu đầu tiên niêm yết SAM, REE sau 20 năm lên sàn
Với con số vốn điều lệ 150 tỷ đồng tại thời điểm chào sàn, REE đã nâng lên hơn 3.100 tỷ đồng. Con số này với SAM là 180 tỷ đồng và hiện tại đang là 2.565 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Ngày 28/7/2000 đã đánh dấu bước đi quan trọng trong lịch sử phát triển ngành chứng khoán tại Việt Nam khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (TTGDCK TP.HCM), tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) tổ chức thành công phiên giao dịch đầu tiên với 2 cổ phiếu niêm yết là REE của CTCP Cơ điện lạnh và SAM của CTCP Cáp và Vật liệu viễn thông, nay là CTCP SAM Holdings.
Trải qua 20 năm vận hành và phát triển, số lượng cổ phiếu niêm yết trên HoSE đã đạt con số 380, mang đến nhiều hơn sự lựa chọn cho nhà đầu tư. Cùng với đó, hai cổ phiếu SAM và REE cũng có sự thay đổi lớn cả về quy mô vốn điều lệ, tổng tài sản và vốn hóa trên thị trường.
*Diễn biến cổ phiếu SAM, REE và VN-Index kể từ khi HoSE chính thức hoạt động
Với số lượng cổ phiếu ít ỏi thời điểm ban đầu cùng sự non trẻ của thị trường, tương tự như phần lớn các cổ phiếu khác, SAM và REE đều có sự đồng pha nhất định với thị trường chung.
Sau khoảng 3 tháng đi ngang một phần do biên độ quá hẹp ( -2%), một phần là chứng khoán chưa thu hút được nhiều sự chú ý. Con sóng đầu tiên bắt đầu nổi lên từ trung tuần tháng 10/2000 tuy rất ít mã, nhưng lại là một trong những cơn sóng có biên độ cao nhất, từ 100 lên 570 trong vòng 1 năm. Giá cổ phiếu cũng theo đó tăng lên gấp 6 lần với REE đạt 95.000 đồng và SAM đạt 78.000 đồng.
Tuy nhiên, việc đột ngột nâng biên độ lên 7%, cùng với việc hạn chế khối lượng giao dịch (mỗi nhà đầu tư chỉ được mua 2.000 cổ phiếu/phiên) đã tạo ra làn sóng bán tháo cổ phiếu khiến thị trường trở lại điểm xuất phát và chủ yếu đi ngang trong khoảng 2 năm sau đó.
Đến năm 2006, việc gia nhập WTO đã tạo ra cơn sóng thần trên TTCK, chỉ số VN-Index tăng gấp đôi lên 1.170 điểm chỉ trong vòng 3 tháng. Cùng với sự bứt phá mạnh mẽ của thị trường chung, hàng loạt cổ phiếu trên sàn cũng tăng bằng lần và đạt đỉnh trong đó SAM, REE cũng không ngoại lệ.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 sau đó đã khiến TTCK rơi vào suy thoái và gần như đánh mất toàn bộ những gì gây dựng được. Nhiều cổ phiếu cũng theo đó lùi về vùng đáy và bắt đầu phân hóa rõ rệt từ sau năm 2009.
REE lẫm lũi đi lên
Trong bối cảnh thị trường gần như đi ngang trong giai đoạn 2009-2017, REE vẫn lầm lũi đi lên qua đó tiền gần vùng đỉnh lịch sử. Đến khi thị trường dậy sóng trở lại vào từ tháng 4/2017 với kỳ vọng vào TPP (sau này là CPTPP), REE bắt đầu bứt phá mạnh và vươn lên lập đỉnh mới đầu năm 2018.
Sau nhiều nhịp điều chỉnh, REE trở lại vùng đỉnh vào tháng 9/2019. Dịch Covid-19 ảnh hưởng mạnh đến TTCK đã khiến cổ phiếu này lao dốc trong tháng 3 trước khi phục hồi mạnh. Hiện thị giá REE trên thị trường đang dừng ở mức 32.650 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh) tương đương mức vốn hóa vượt 10.100 tỷ đồng, tăng hơn 22 lần so với thời điểm mới niêm yết.
Bên cạnh đó, REE cũng là một trong những cổ phiếu thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Với việc thường xuyên kín room ngoại, nhà đầu tư nước ngoài thậm chí phải chấp nhận bỏ chi phí lớn hơn so với thị giá trên sàn để sở hữu được cổ phiếu này. Ngoài ra, cổ phiếu này còn là cái tên quen thuộc trong các rổ chỉ số quan trọng như VN30 hay VN Diamond.
Trong suốt quá trình 20 năm niêm yết, REE đã nhiều lần thực hiện tăng vốn, nâng vốn điều lệ lên hơn 3.100 tỷ đồng như hiện tại, lớn hơn rất nhiều so với con số 150 tỷ đồng tại thời điểm mới lên sàn. Cùng với đó, quy mô tổng tài sản của REE cũng tăng lên đáng kể qua từng năm và đến thời điểm cuối năm 2019 đã đạt gần 19.623 tỷ đồng.
Đi cùng với quá trình tăng vốn, kết quả kinh doanh của REE cũng ghi nhận sự tăng trưởng khá đặc biệt trong giai đoạn 2015-2018. Tuy nhiên, đà tăng trưởng bắt đầu có dấu hiệu chững lại từ năm 2019 khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều sụt giảm so với năm trước.
Năm 2020, REE dự kiến sẽ tái cấu trúc kinh doanh theo mô hình holdings với 4 ngành chính bao gồm (1) cơ điện lạnh (M&E), (2) bất động sản, (3) hạ tầng nước và (4) hạ tầng điện. Kế hoạch kinh doanh tương ứng với doanh thu 5.965 tỷ đồng, tăng 22% và lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.620 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2019.
Kết thúc quý đầu tiên của năm, REE ghi nhận 1.184 tỷ đồng doanh thu, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ lại giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 256 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, REE đã thực hiện được 20% kế hoạch doanh thu và 16% mục tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2020.
SAM không tạo được cơn sóng nào
Không giống như REE, SAM gần như không tạo ra được cơn sóng nào đáng kể từ sau năm 2009 và có thời gian dài giao dịch dưới mệnh giá. Hiện cổ phiếu này đang dừng ở mức 10.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức vốn hóa vào khoảng 2.600 tỷ đồng. Cổ phiếu chưa thể bứt phá mạnh phần nào đến từ việc tăng vốn “thần tốc” trong khi kết quả kinh doanh không theo kịp.
Từ số vốn điều lệ khiêm tốn 180 tỷ đồng thời điểm mới lên sàn, SAM Holdings đã thực hiện 9 lần tăng vốn qua đó nâng vốn điều lệ lên 2.565 tỷ đồng như hiện nay. Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, cổ đông của SAM Holdings tiếp tục thông qua phương án phát hành thêm 100 triệu cổ phiếu nhằm nâng vốn điều lệ lên 3.565 tỷ đồng.
Đi cùng quá trình tăng vốn, tổng tài sản của SAM Holdings cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên kết quả kinh doanh đặc biệt là lợi nhuận của doanh nghiệp này chưa cho thấy được sự tăng trưởng tương xứng.
Kết thúc năm 2019, SAM Holdings ghi nhận 3.032 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 7% chủ yếu đến từ mảng sản xuất, kinh doanh dây và cáp viễn thông và bất động sản. Lợi nhuận trước thuế lại giảm 18% xuống 136 tỷ đồng. Với kết quả này, cả 2 chỉ tiêu kinh doanh chính đều không hoàn thành mục tiêu đề ra cho năm 2019.
Năm 2020, SAM Holdings sẽ tiến hành cần tái cấu trúc hoạt động, cơ cấu lại tài sản, danh mục đầu tư hiện hữu và các hoạt động đầu tư mở rộng mới. Tương ứng với đó, công ty lên kế hoạch tổng doanh thu 3.108 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến 124 tỷ đồng.
Kết thúc quý đầu tiên, SAM Holdings chỉ thu 4,8 tỷ đồng lãi trước thuế, giảm 68% so với cùng kỳ năm trước và cách rất xa mục tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2020.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cùng với những chuyển mình ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế đất nước
Trong bối cảnh thế giới toàn cầu chịu nhiều khó khăn và biến động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, tác động tiêu cực của sự kiện Brexit; căng thẳng thương mại Mỹ - Trung; những bất ổn về địa chính trị tại một số khu vực, cũng như đại dịch cúm COVID-19..., thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn không ngừng phát triển ổn định, an toàn và bền vững sau 20 năm hình thành và đi vào hoạt động, trơ thành môt kênh đâu tư hiêu qua.
Hai mươi năm trước, phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam vào ngày 28/7/2000 với hai mã cổ phiếu là REE và SAM, đánh dấu một mốc lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trải qua 20 năm phát triển, đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, số lượng công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên hai sở giao dịch chứng khoán là 1.647 công ty, với giá trị niêm yết/đăng ký giao dịch là 1428 nghìn tỷ đồng.
Nếu như năm 2000, hầu hết vốn của các doanh nghiệp (DN) được vay từ hệ thống ngân hàng, dư nợ tín dụng là khoảng 40% GDP, hoạt động huy động vốn trên TTCK hầu như chưa xuất hiện. Vốn huy động qua thị trường chứng khoán ban đầu chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ so với cung tín dụng (năm 2010 chỉ đạt 11%) nhưng sau đó đã có sự cải thiện nhanh chóng nhờ các chính sách phát triển thị trường chứng khoán.
Mặc dù sau đó, giai đoạn 2008 - 2009, các chỉ số thị trường giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tuy nhiên số lượng Công ty nhiêm yết (CTNY) vẫn tăng đều đặn hàng năm. Đặc biệt sau khi, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (SGDCK) khai trương vận hành thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCOM) (ngày 24/6/2009), số lượng CTNY, đăng ký giao dịch trên SGDCK tăng lên rất nhanh. Đến nay, con số đã là hơn một nghìn doanh nghiệp.
Tính đến cuối năm 2019, TTCK Việt Nam có 1.622 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch; trong đó có 750 cổ phiếu, CCQ niêm yết trên cả 2 SGDCK và 872 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Upcom, vốn hóa trên TTCK Việt Nam đạt khoảng 4.384 nghìn tỷ đồng, tương đương 72,6% GDP năm 2019.
Có thể nói, qua 20 năm, dù diễn biến TTCK có lúc thăng, lúc trầm nhưng ngành Chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng chú ý, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nền tài chính, tiền tệ lành mạnh, ổn định, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần bảo vệ và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán.
Tại cuộc trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng với Cổng TTĐT Bộ Tài chính mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trải qua 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cùng với những chuyển mình ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế đất nước. Thị trường chứng khoán đã trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần hoàn thiện cấu trúc thị trường tài chính và nền kinh tế thị trường.
Trong số hơn 1.600 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch, nhiều doanh nghiệp đã huy động được nguồn vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tạo dựng hình ảnh, uy tín trên thương trường. Chính phủ cũng huy động được nguồn vốn lớn thông qua việc phát hành các loại trái phiếu cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động của thị trường chứng khoán đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và phát triển kinh tế của đất nước theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa thị trường vốn và thị trường tín dụng ngân hàng, trong đó thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.
Cùng với đó, thị trường chứng khoán đã hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước góp phần tái cấu trúc hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán đã thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư quốc tế, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam với thế giới.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam thành một thị trường chứng khoán hiện đại với đa dạng các loại sản phẩm dịch vụ ngang tầm với khu vực và thế giới, phấn đấu đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những trung tâm tài chính của khu vực Đông Nam Á và châu Á.
"Khoảng thời gian sắp tới là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển theo chiều sâu, bền vững và phát huy tối đa vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Với Luật Chứng khoán mới sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2021, việc thành lập Sở GDCK Việt Nam và hệ thống công nghệ thông tin mới hiện đại là những điều kiện nền tảng đã được chuẩn bị tốt cho một giai đoạn mới phát triển về chất, đa dạng về sản phẩm và trở thành một trong những trung tâm tài chính của khu vực", người đứng đầu Bộ Tài chính cho hay.
Cổ phiếu chứng khoán tạo sóng từ kỳ vọng kết quả quý II Gần đây, nhiều cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bứt phá như SSI, HCM, SHS, VCI, MBS, SBS, VND, BVS, VDS, VIG... Ảnh: Dũng Minh Giá và thanh khoản tăng vọt Trong quý II, thanh khoản thị trường chứng khoán tăng vọt, không ít phiên giao dịch đạt 7.000 - 8.000 tỷ đồng, là tín hiệu tích cực để dự báo trước kết...