Hai chị em nghèo côi cút hiếu học
Mẹ bỏ đi, cha mất, hai chị em Lê Thị Thủy Tiên (14 tuổi) và Lê Thành Đồng (11 tuổi) côi cút, lăn lộn tự kiếm sống. Dù khó khăn nhưng hai em rất ham học.
Cô Nguyễn Thị Kim Anh – Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Phước Minh A (xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) dẫn tôi đi qua mấy con đường đất bụi mịt mù, vô sâu trong ấp 4 (xã Phước Minh) để vào nhà em Thành Đồng. Không có ai ở nhà, cửa vẫn mở toang. Gian nhà trống huơ, trên sợi dây giăng sát tường treo hai bộ quần áo học sinh đã cũ, phía dưới là một chiếc tủ nhỏ để mấy cuốn tập học sinh. Tất cả tài sản trong căn nhà chỉ có thế.
Bắt kiến và làm mướn
Gần trưa, một cậu bé đen nhẻm, đi chân đất, vác cây sào tre có treo tổ kiến bước vào sân. Cậu bé lúng búng chào cô và nói: “Con đi kiếm tổ kiến. Mấy người câu cá kêu mua 13.000 đồng/lon trứng kiến…”.
Bị kiến cắn nổi mẩn đỏ ở tay chân nhưng Đồng lí nhí nói: “Không sao đâu cô ơi, chị em con đi lặt đậu mướn, đi chặt mía cho người ta quen rồi, công việc còn cực hơn nhiều”. Việc chị em Đồng đi làm mướn kiếm sống được các thầy cô giáo cũ ở Trường Tiểu học Phước Minh A nhắc mãi. Thỉnh thoảng Đồng nghỉ học mấy ngày, thầy chủ nhiệm vô nhà tìm, Đồng nói: “Thầy đừng lo, con đi làm mướn mấy hôm rồi đi học, con hứa không nghỉ học đâu”.
Trưa, em Lê Thị Thủy Tiên, học sinh lớp 9/1 Trường THCS Phước Minh, đi học về. Hai chị em giống nhau ở vẻ ngoài: người nhỏ nhắn, da đen nhẻm. Thủy Tiên đã phải làm người lớn trong nhà từ lâu. Trước đây, khi còn sống ba của hai em đi làm phụ hồ, có khi mấy ngày mới về, Thủy Tiên đã sớm gánh vác việc nội trợ, vun vén trong nhà. Khi ba mất, Thủy Tiên cũng vững vàng trong vai trò làm trụ cột gia đình, làm chỗ dựa tinh thần cho em.
Hai chị em Thủy Tiên – Thành Đồng. (Ảnh: Hồng Minh)
Hai chị em xin đi hái đậu mướn, chặt mía cho người ta. Cũng có nhiều người khước từ vì chị em Đồng nhỏ quá. Hai chị em đành nhờ bà nội già yếu (đang ở chung với cô út) “bảo lãnh”, rồi ba bà cháu lụm cụm đi làm mướn. Ngày nào khá, hai chị em kiếm được chừng năm, sáu chục ngàn đồng.
Video đang HOT
Năm nay, Trường THCS Phước Minh học hai buổi/ngày, hai chị em rất ít thời gian đi làm thêm, nhất là Thủy Tiên đang học lớp 9, lịch học kín mít. Vì vậy, chỉ có Đồng đi bắt kiến kiếm tiền. Các cô chú của hai em đều có gia cảnh nghèo khó, đi làm thuê kiếm sống và đều nặng gánh gia đình, thỉnh thoảng cũng san sẻ cho hai cháu nhưng cũng chẳng được bao nhiêu.
Gắng gỏi vươn lên
Cô Kim Anh chú ý tới Đồng khi em học lớp 3, cách đây ba năm bởi cậu bé rất ít nói, lầm lì, hay bỏ học. Cô cố gắng tiếp cận, trò chuyện nhưng Đồng chỉ lảng tránh và càng thu mình lại. Sau đó, cô lập thùng thư “Chia sẻ ước mơ tuổi thơ” để các em học sinh có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình. Thật bất ngờ, cô nhận được lá thư của Đồng chỉ vỏn vẹn mấy dòng: “Cô tổng phụ trách ơi, con có một ước mơ không biết chia sẻ cùng ai. Con mơ ước chị em con có tiền mua gạo và được đi học”. Từ đó nhà trường mới biết về hoàn cảnh của hai chị em.
Ngày ấy, khi cô Kim Anh cùng thầy hiệu trưởng tìm đến nhà Đồng, cô đã bật khóc. “Đó là một cái chòi xác xơ, chừng 10 m2, gió lùa bốn phía. Hỏi ba mẹ em đâu, Đồng mãi mới nói được rằng mẹ em bỏ đi lâu rồi, ba em bị bệnh mới chết. Chỉ có em và chị gái ở đây thôi” – cô Kim Anh nhớ lại.
Trường Tiểu học Phước Minh A đã hỗ trợ 250.000 đồng/tháng để mua thức ăn và vận động một nhà hảo tâm mỗi tháng giúp thêm chị em Đồng chục ký gạo nữa. Ước mơ “có gạo” của Đồng thành hiện thực.
Ba năm trước, Hội đồng Đội huyện Dương Minh Châu (thuộc Huyện đoàn) phát động phong trào đội viên góp tiền xây “Nhà nhân ái” tặng bạn nghèo. Ngay lập tức, cô Kim Anh lên huyện đề nghị giúp chị em Tiên – Đồng. Hội đồng Đội đồng ý, trao 17 triệu đồng, Trường Tiểu học Phước Minh A vận động được 5 triệu đồng nữa, xây được căn nhà gạch thô cho hai chị em.
Thủy Tiên nhớ lại giai đoạn khó khăn nhất: “Lúc ba mất, chị em con ôm nhau khóc hoài. Lúc đó con mới học lớp 6. Con định nghỉ học, kiếm việc làm nuôi em. Nhưng rồi mấy thầy cô bên Trường Tiểu học Phước Minh A vô động viên hoài, cho chị em con tiền mua gạo, rồi giúp xây cho nhà ở nữa. Tụi con phải ráng học để không phụ lòng các thầy cô”.
Hai chị em Thủy Tiên không có bàn học, sàn nhà là nơi học bài, là chỗ ăn ngủ của hai em. Mỗi khi viết bài, cả hai đều phải bò ra sàn nhưng sách vở của hai em đều thẳng thớm, sạch đẹp, đỏ chói những điểm cao. Thủy Tiên cho biết: “Con ráng học hết cấp ba rồi kiếm việc làm lo cho em con đi học tới nơi tới chốn…”.
Năm nay, Thành Đồng lên lớp 6, học ở Trường THCS Phước Minh. Suất hỗ trợ 250.000 đồng của trường tiểu học đã được nhường lại cho một học sinh lớp 4, em này mồ côi cả cha lẫn mẹ, cũng rất khó khăn. Hiện tại, cuộc sống của hai em rất chật vật. Thủy Tiên bộc bạch: “Nhiều hôm chị em con nhịn đói…”.
Trưa hôm đó, bà nội của Thủy Tiên lọ mọ mang qua vài con cá khô và một túm rau dại. Thủy Tiên vét gạo đi nấu cơm để kịp giờ học buổi chiều. Đó là một trong những bữa cơm đủ đầy nhất của hai em.
Chúng tôi mới nắm được hoàn cảnh của chị em Thủy Tiên, Thành Đồng. Bắt đầu từ tháng 11 này, nhà trường sẽ bàn với hội cha mẹ học sinh hỗ trợ hai em mỗi tháng 200.000 đồng để mua gạo. Thầy Võ Minh Vũ, Hiệu trưởng Trường THCS Phước Minh ,Năm lớp 3, Thành Đồng bị trầm cảm, là học sinh trung bình yếu, hay bỏ học, sống cô lập. Bắt đầu từ năm lớp 4, em vươn lên học khá, giỏi và giữ vững thành tích đó cho đến nay. Riêng Thủy Tiên, suốt tám năm học, năm nào em cũng đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi.
Theo Hồng Minh
Pháp luật TPHCM
Không trả lời báo chí là vi phạm luật
Đó là khẳng định của nhiều chuyên gia luật tại hội thảo 'Mức độ phản hồi của cơ quan nhà nước đối với kiến nghị, phê bình của công dân trên báo chí', do Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC - thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật VN) và Đại sứ quán Anh tổ chức tại TP.HCM sáng 18.10.
Trường hợp bà Nguyễn Thị Hội 4 năm trời khiếu nại tranh chấp mà Báo Thanh Niên phản ảnh trong số báo ngày 10.7.2013, đến nay vẫn chưa được giải quyết - Ảnh: Thanh Đông
Trả lời chiếu lệ
Theo báo cáo của đại diện một số tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp Luật TP.HCM, hằng năm lượng đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo... của người dân do báo chí chuyển đến các cơ quan nhà nước (CQNN) để xử lý giải quyết rất nhiều, nhưng tỷ lệ phản hồi chỉ chiếm khoảng 30%. Báo Thanh Niên trong năm 2012 đã chuyển 1.050 đơn thư của bạn đọc nhưng chỉ nhận được 510 trường hợp phản hồi của các cơ quan chức năng, đạt 48,6%. Trong 9 tháng đầu năm 2013, số lượng đơn thư chuyển đi là 889 nhưng số lượng công văn trả lời nhận được chỉ 247 trường hợp (chiếm 27,8%). Báo Tuổi Trẻ năm 2012 chỉ nhận được phản hồi 33% trường hợp đơn thư chuyển đi; qua 9 tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn hơn 22%. Báo Pháp Luật TP.HCM cho biết trong số đơn thư của bạn đọc chuyển đi năm 2012 chỉ nhận được 25% trường hợp trả lời của các CQNN...
Có trường hợp, một tờ báo mạng mà chúng tôi khảo sát đã phải đăng tải đến 30 lần mà cơ quan nhà nước vẫn giữ thái độ im lặng
Nhà báo Mai Phan Lợi, Phó tổng thư ký tòa soạn Báo Pháp Luật TP.HCM
Nhà báo Mai Phan Lợi, Phó tổng thư ký tòa soạn Báo Pháp Luật TP.HCM, cho biết theo kết quả khảo sát của các chuyên gia MEC được thực hiện với 268 nhà báo, phóng viên của nhiều tờ báo thuộc 19 tỉnh thành trên cả nước thì chỉ có 26% CQNN phản hồi theo đúng luật định (trong thời hạn 30 ngày). Trong đó, đến 78% phản hồi của CQNN chỉ có thông tin "vỏ", tức không có thông tin cụ thể về vấn đề báo chí quan tâm. Đối với những tờ báo có lượng bạn đọc ít hoặc các trang báo mạng thì tỷ lệ phản hồi càng khiêm tốn. "Thậm chí, có trường hợp, một tờ báo mạng mà chúng tôi khảo sát đã phải đăng tải đến 30 lần mà CQNN vẫn giữ thái độ im lặng", ông Lợi kể. Nguyên nhân của tình trạng này, theo hầu hết các chuyên gia, là do hệ thống pháp luật còn thiếu chế tài xử lý việc CQNN chậm hoặc không trả lời cơ quan báo chí, dẫn đến thái độ "nhờn luật", nhất là khi nội dung vụ việc báo chí đề cập đến có liên quan đến tiêu cực của CQNN.
Cần bổ sung ngay biện pháp chế tài
Tiến sĩ - luật sư Phan Đăng Thanh cho rằng để quyền lợi người dân được đảm bảo giải quyết thì cần phải có sự công khai minh bạch thông tin. Hiện nay, luật Báo chí năm 1989 đã không còn phù hợp. Tuy Nghị định 51/2002 hướng dẫn thi hành luật Báo chí - Nghị định 02/2011 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí - xuất bản có những bổ sung nhưng vẫn không đảm bảo được tính minh bạch này bởi không có quy định chế tài buộc CQNN phải trả lời cơ quan báo chí. Đồng quan điểm này, luật sư Dương Phi Anh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng luật chỉ đưa ra quy định mà không có biện pháp chế tài thì cũng chỉ là "khẩu hiệu" mà thôi. "Không trả lời cơ quan báo chí về các đơn thư khiếu nại của dân khi báo chí chuyển đến là vi phạm luật và nghị định, nhưng ai có thẩm quyền xử phạt các CQNN khi vi phạm luật thì vẫn chưa có quy định cụ thể. Điều này khiến người khiếu nại rất bức xúc", luật sư Dương Phi Anh nói.
Tại hội thảo, nhiều nhà báo, chuyên gia có chung nhận định hiện nay các quy định về trách nhiệm trả lời của CQNN đối với cơ quan báo chí còn rất chung chung. Nhà báo Minh Cường (Báo Pháp Luật TP.HCM) nói quy định hiện nay là "khi hết thời hạn luật định mà CQNN không trả lời thì cơ quan báo chí có quyền chuyển đơn lên cấp trên hoặc viết bài phản ánh trên mặt báo" nhiều khi không có tác dụng, bởi nhiều trường hợp đơn chuyển lên cơ quan cấp trên lại được chuyển về chính CQNN đó giải quyết lại từ đầu, gây mất thời gian và phiền phức. Hơn nữa, không phải vụ việc nào cũng có thể đăng báo được.
"Cần nhanh chóng sửa đổi luật Báo chí theo hướng đưa vào những quy định về biện pháp chế tài để xử lý các CQNN không trả lời hoặc chậm trả lời cơ quan báo chí đối với những kiến nghị, phê bình, khiếu nại của người dân", tiến sĩ Phan Đăng Thanh đề xuất.
Theo TNO
Rơi nước mắt tình cảnh cậu học trò mồ côi đỗ ĐH "Em rất muốn đuợc đi học nhưng em thuơng bà lắm. Mà em đi học em cũng không có tiền! Bà em cũng không có nguời chăm sóc", cậu học trò mồ côi nghèo vừa ôm bà ngoại già yếu, bệnh tật vừa nói trong nước mắt... Trong suốt cả câu chuyện kể về gia đình, em Đỗ Văn Bằng, ở thôn Ngọc...