Hai chất cấm trong trà giảm cân không ít người tin dùng nguy hiểm đến sức khỏe thế nào?
Trong trà giảm cân Golean Detox có chứa hai chất là Sibutramine và Phenolphthalein. Cả hai chất này đều gây hại cho sức khỏe khi sử dụng thậm chí là còn gây ung thư.
Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã có thông báo tới người tiêu dùng về việc không mua và sử dụng trà giảm cân Golean Detox do chứa hai chất cấm nguy hiểm là Sibutramine và Phenolphthalein. Ngay sau khi xuất hiện thông báo này, nhiều người tỏ ra hoang mang lo lắng vì đây là loại trà được bán rất nhiều trên thị trường và cả trên mạng xã hội.
Tại Việt Nam, hồi cuối năm 2018 Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã có quyết định thu hồi loại trà này. Nguyên nhân thu hồi lô sản phẩm này là do có chứa chất Sibutramin. Ngoài ra, trong năm 2018 Cục An toàn thực phẩm cũng ra nhiều quyết định thu hồi các loại trà giảm cân khác vì không đủ điều kiện lưu hành.
Loại trà chứa hai chất Sibutramine và Phenolphthalein khi sử dụng sẽ rất nguy hiểm.
Video đang HOT
Theo quy định của ngành y tế, tại Việt Nam, Sibutramin từng được chỉ định trong điều trị béo phì gồm giảm cân và duy trì cân nặng. Tuy nhiên, thuốc gây ra một số rối loạn, đặc biệt tác động nguy hiểm đến hệ tim mạch ở những người có nguy cơ cao nên từ tháng 4/2011, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ thuốc chứa hoạt chất Sibutramin.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Chuyên gia về công nghệ sinh học và thực phẩm) cho biết, Sibutramine khi vào cơ thể sẽ gây ức chế trung tâm thần kinh để làm mất cảm giác đói, từ đó khiến người sử dụng không muốn ăn, thiếu chất và gầy đi. Chính vì lý do đó, nhiều loại thực phẩm chức năng giảm cân dùng chất này để sản xuất.
Tuy nhiên, khi lạm dụng chất này nó sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương, làm tê liệt hệ thần kinh và gây nên những hệ lụy nguy hiểm với sức khỏe, thậm chí là mắc bệnh tâm thần, cao huyết áp, tim mạch…
Còn Phenolphthalein là một hóa chất thường được sử dụng trong việc đo độ kiềm/axit (pH) của dung dịch dựa vào khả năng đổi màu của nó. Chất này đã từng được sử dụng trong điều trị táo bón nhưng do các nghiên cứu cho thấy nó có khả năng là chất gây ung thư (carcinogen).
Vì vậy, Phenolphthalein đã được hạn chế và FDA cấm lưu hành các loại thuốc điều trị táo bón có chứa chất này mà bán không cần toa bác sĩ từ năm 1999. Theo thông tin từ FDA, hiện nay Phenolphthalein không có trong thành phần hoạt tính của bất cứ thuốc nào đang được sử dụng ở Mỹ.
Theo eva.vn
Những món ăn 'đại kỵ' với người bệnh ung thư
Đối với bệnh nhân ung thư vấn đề về dinh dưỡng là một trong những điều được quan tâm hàng đầu. Thực phẩm nào nên ăn, thực phẩm nào nên kiêng để tốt cho người bệnh và chống lại căn bệnh 'sát thủ' này?
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo TS - BS Phạm Thị Việt Hương, Phó trưởng Khoa Nội Nhi, BV K Trung ương, thực tế, nhiều bệnh nhân đã kiêng quá nhiều, quá mức. Kiêng kỵ trong ăn uống là nội dung quan trọng trong việc cứu chữa cho người bị bệnh ung thư. Vậy kiêng hay không kiêng?
Nên tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Cần phải hiểu về những món, những lúc kiêng tuyệt đối và những món nên giảm, nên kiêng nhưng nếu thèm thì cũng có thể ăn chút chút. Đừng biến chuyện ăn của người bệnh ung thư trở thành áp lực.
Kiêng tùy món
Thống kê dưới đây một số nhóm thực phẩm ăn uống người mắc bệnh ung thư cần kiêng kị, tuy nhiên cũng còn tùy vào từng cơ thể, từng dạng bệnh và từng thời điểm mà có chế độ ăn kiêng cho phù hợp:
Các thực phẩm chế biến sẵn: thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, v.v.... đều không nên ăn.
Nhóm đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng.
Nhóm thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, gần nơi có thải chất thải công nghiệp: hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao.
Người bệnh ung thư không nên ăn thuỷ hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm. Ảnh minh hoạ: Internet
Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ...
Thức ăn nướng: Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư. Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol - chất gây ung thư.
TS - BS PHẠM THỊ VIỆT HƯƠNG
Theo www.tienphong.vn
Thu hồi thuốc cao huyết áp nghi gây ung thư Chi nhánh tại Nhật của Pfizer, một hãng dược đa quốc gia ở Mỹ với doanh thu thuần năm 2017 là 21 tỷ USD, vừa thu hồi một loại thuốc cao huyết áp do tìm thấy chất gây ung thư trong thành phần hoạt tính Valsartan của thuốc, theo Reuters ngày 9/2. Các loại thuốc Valsartan liên quan đến nhóm thuốc cao huyết...