Hai cha con hát, chơi “kéo, búa, bao” để vượt qua 101 giờ dưới đống đổ nát
Hơn 4 ngày mắc kẹt dưới đổng đổ nát, hai cha con người Thổ Nhĩ Kỳ cùng hát, chơi trò “kéo, búa, bao” để động viên nhau quên đi hiểm cảnh.
Ông Cem Okur, 42 tuổi và con gái Tanem Safiye, 8 tuổi may mắn không bị thương nặng nhưng bị kẹt trong không gian cao chưa đầy 1m khi tòa nhà 5 tầng của gia đình ông đổ sập trong trận động đất tại quận Defne, tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước.
Nhớ lại cảnh trận động đất bất ngờ xảy ra lúc cả nhà đang say ngủ, ông Cem cho biết ông cảm tưởng như mặt đất phát nổ. Trần nhà đổ sập xuống, khiến ông và con gái mắc kẹt trong không gian chỉ cao khoảng 1m. Bụi bay mù mịt và không gian tối tăm khiến hai cha con không nhìn thấy gì và phải bò trên sàn nhà để tìm đến chỗ nhau.
Trong quãng thời gian 101 giờ bị mắc kẹt, ông Cem vừa phải nén lại nỗi đau khôn nguôi khi mẹ ông bị đống đổ nát của phòng bên cạnh đè trúng và t.hiệt m.ạng, vừa phải trấn an con gái vượt qua khó khăn.
Sau nhiều giờ mắc kẹt, cơ thể 2 cha con bắt đầu mất nước, may sao tìm được vài chai nước còn sót lại để cầm cự.
Cha con ông Cem Okur được điều trị tại bệnh viện sau khi được giải cứu khỏi đống đổ nát sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh – Daily Mail
Nhìn lại những giờ phút dài đằng đẵng chờ được giải cứu trong bóng tối, ông Cem cho biết chính tình thương con vô bờ bến là động lực giúp ông kiên trì, giữ vững niềm tin trong tình cảnh hiểm nguy.
“Con gái là cả thế giới đối với tôi. Tôi cứ luôn an ủi cháu rằng chúng tôi sẽ vượt qua kiếp nạn này. Tôi ôm cháu để ủ ấm, hai bố con cùng chơi “kéo, búa, bao”, cùng nhau hát, kể chuyện và cầu nguyện”, ông Cem bồi hồi kể lại.
Trong suốt thời gian đó, cô con gái nhỏ của ông Cem liên tục nói muốn nhìn thấy khuôn mặt bố, mong bố giữ lời hứa rằng hai cha con sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn.
Đội cứu hộ giải cứu 2 cha con khỏi đống đổ nát. Ảnh – Daily Mail
Cô bé liên tục nói với cha: Bố ơi, con không thể sống mà không có bố. Nếu bố chết thì con cũng chết.
Video đang HOT
Ông Cem liền trấn an: “Bố sẽ không để chuyện đó xảy ra đâu”. Nói rồi, ông ôm con gái vào lòng, cố gắng ủ ấm, động viên rằng hai cha con sẽ được giải cứu dù thời gian trôi qua, lòng ông cũng trào dâng sợ hãi đội cứu hộ có thể không tìm thấy họ.
Trong thời gian chờ đợi, ông Cem liên tục dùng mảnh bê tông vỡ gõ vào tường, hy vọng đội cứu hộ ở gần đó có thể nghe thấy. Vào giờ phút hai cha con tưởng như không thể cầm cự thêm nữa, một nhóm cứu hộ đã nghe thấy âm thanh cầu cứu của ông Cem và cố gắng đào bới đống đổ nát để tìm 2 cha con.
Bé gái Tanem được đưa ra ngoài trước bởi người em vừa đủ nhỏ để lách qua một khe hở. Trước khi được đưa lên xe cứu thương, bé gái hiếu thảo vẫn nhờ nhân viên cứu hộ nhắn với cha rằng em đã an toàn và em yêu cha rất nhiều.
Bé gái Tanem Safiye được đưa lên cáng cứu thương. Ảnh – Daily Mail
Giờ đây, khi 2 cha con đã an toàn và đang được chăm sóc tại bệnh viện, ông Cem cho biết: “Tôi cảm thấy vô cùng biết ơn vì vẫn còn sống, điều này còn tuyệt hơn cảm giác được làm người giàu nhất trên thế giới. Sau tất cả, không có gì đáng quý bằng việc 2 cha con tôi vẫn an toàn và được đoàn tụ cùng nhau”.
Người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ nghẹn ngào khi nói về trận động đất kinh hoàng
Hình ảnh nhà cửa đổ sụp, cảnh những đứa trẻ đỏ hỏn được kéo ra từ đống đổ nát, những câu nói ngây thơ, hồn nhiên của trẻ khiến chị Mai bật khóc.
"Mình rất sốc!"
Chị Trần Mai (quê Bạc Liêu) hiện đang sống ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hơn 8 năm. Có chồng là người Thổ Nhĩ Kỳ, chị từng nghe chồng kể về một trận động đất kinh hoàng xảy ra tại Istanbul năm 1999 nhưng đây là lần đầu tiên chị trực tiếp cảm nhận cuộc sống tại Thổ Nhĩ Kỳ khi xảy ra trận động đất khắc nghiệt như vậy.
Sáng 6/2, cũng như mọi ngày, chị mở tivi để xem thời sự thì thấy dòng thông tin chấn động - động đất mạnh làm rung chuyển miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Vài tiếng sau, lại có thông tin xảy ra một trận động đất nữa. "Mình rất sốc!" - chị Mai kể.
Ông Seho Uyan tại Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ ngồi ủ rũ trên chiếc ghế siêu vẹo, tỏ rõ sự bất lực. Lúc này đây chỉ có mình ông là người duy nhất trong gia đình còn sống sót. Ảnh - Reuters
Hình ảnh nhà cửa đổ sụp, cảnh những đứa trẻ đỏ hỏn được kéo ra từ đống đổ nát, những câu nói ngây thơ, hồn nhiên của trẻ khiến chị Mai bật khóc.
"Có đứa trẻ vừa được cứu hồn nhiên hỏi đội cứu hộ: "Sao chú vào được nhà cháu giỏi vậy?"; Có cảnh một người cha tay cầm bịch bánh quy, đứng tần ngần ở khu vực nhà bị sập, khi có phóng viên đến hỏi thì ông nói - tôi đang cầm bịch bánh này để cho con tôi nhưng chưa thấy con ra... ".
Nói đến đây, giọng chị Mai nghẹn lại.
"Là người mẹ, nhìn những cảnh đó, mình thương lắm, chỉ mong làm sao tìm được cách để hỗ trợ giúp người dân vượt qua khó khăn!" - chị Mai nói.
Với một người Việt Nam khác (giấu tên), đang kinh doanh và sinh sống tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hơn 15 năm nay, cảnh tượng động đất vừa qua khiến chị chợt nhớ lại cảnh bão lũ càn quét từng xảy ra tại Việt Nam. Sinh ra từ miền Trung cũng là nơi thường xuyên gặp thiên tai, chị càng thấu hiểu nỗi đau lúc này của người dân tại vùng động đất.
Chị cho biết, rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp của chị có người thân ở nơi xảy ra động đất nên họ đang quay cuồng trong lo lắng, liên tục điện thoại hỏi thăm tình hình người nhà.
"Nhiều người bạn của chị chia sẻ họ rất đau lòng nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp diễn. Họ vẫn cố gắng làm tốt công việc của mình đồng thời nhà nào cũng như nhà nào, ít nhiều đều có đóng góp giúp đỡ tới vùng thiên tai. Họ biến những nỗi lo thành động lực, dành hết sức hỗ trợ người dân. Người giúp thực phẩm, người giúp lều bạt, có nhà máy còn làm xuyên đêm để may gấp đến 10.000 bộ quần áo ấm, chăn đông gửi tới vùng thiên tai. Trong khu vực mình ở, xe tải chở hàng cứu trợ nườm nượp chạy qua" - nhân vật chia sẻ.
Trong lúc khó khăn này, mọi suy nghĩ, mọi con tim đều hướng về Thổ Nhĩ Kỳ.
Tìm cách hỗ trợ trực tiếp người Việt ở khu vực động đất
Cũng như nhiều người Việt Nam có tấm lòng hảo tâm giúp đỡ nạn nhân vùng động đất, chị Trần Mai đang cùng Hội người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ (mà chị là một thành viên) nhanh chóng kêu gọi sự giúp đỡ từ trong và ngoài nước.
Chị Mai cho biết, ngay khi đăng tải thông tin, chỉ trong thời gian ngắn đã có rất nhiều người gửi về ủng hộ. Ngoài người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ, còn có rất đông người đang sống tại Việt Nam.
"Chúng mình rất xúc động vì dù ở quê nhà xa xôi nhưng người dân Việt Nam mình cũng sẵn sàng cứu trợ người dân đang gánh chịu thiên tai ở tận miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Có như vậy mới thấy, con người Việt Nam mình thật giàu lòng nhân ái!" - chị Mai nói.
Chị cùng các anh chị em trong Ban chấp hành của Hội đã liên lạc với đầu mối cứu trợ ở Thổ Nhĩ Kỳ và cũng nhận được danh sách các vật dụng mà người dân nơi động đất đang cần. "Đồ ăn thức uống và quần áo đã được hỗ trợ rất là nhiều và hiện là tạm đủ" - chị Mai cho biết.
Còn theo chị Ngọc Nga - một thành viên của Hội người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hội đã nhận được thông tin khu vực động đất đang rất cần lều bạt.
"Hội đang cân nhắc dùng số tiền bà con thập phương ủng hộ để đặt mua lều di động có thể chịu được động đất. Do giá của loại lều này cao nên chúng tôi cũng chờ có thêm ngân sách để đặt mua số lượng lớn, gửi cả thể tới nơi động đất", theo chị Ngọc Nga.
Do điều kiện hiện nay khá phức tạp, hạ tầng giao thông tại khu vực động đất bị hư hại, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên hàng hoá mua sắm được sẽ chuyển qua nhóm chuyên trách cứu trợ tại Istanbul để họ giúp chuyển tới người dân.
Đồng thời, theo chị Ngọc Nga, ngay khi biết thông tin có 6 người Việt bị ảnh hưởng vì động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hội cũng đang liên hệ với Đại sứ quán để có thể gửi trực tiếp quà cứu trợ tới tận tay họ.
Còn theo nhân vật giấu tên kể trên, chị cũng đã phát tâm tự kêu gọi rất nhiều bạn hàng trong Thổ Nhĩ Kỳ và cả các nước khác như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary để gửi tới các nhà máy là đối tác của chị tại khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất.
Lần đầu chị mua đồ gửi trực tiếp còn giờ đang quyên góp tiền của cả mình và bạn bè, người gửi 400 USD, 500 USD... cùng góp lại gửi tới các nhà máy đối tác tại khu vực thiên tai qua đó họ sắp xếp hỗ trợ các lao động của họ.
"Các nhà máy đối tác của mình họ ủng hộ nhiều lắm. Số tiền mình kêu gọi được cũng nhỏ bé thôi nhưng đó là tấm lòng của mình! Tôi sống 15 năm ở Thổ Nhĩ Kỳ nên cũng xem đây là quê hương thứ 2 của mình rồi, làm được chút nào hay chút đó " - nhân vật chia sẻ.
Số người thiệt mạng có thể gấp đôi so với con số 28.000 người ở hiện tại
Người đứng đầu Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) Martin Griffiths đã đến thành phố Kahramanmaras ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ khảo sát và cho biết số người thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hồi tuần trước có thể "tăng gấp đôi hoặc hơn", so với con số 28.000 người ở thời điểm hiện tại.
Ông cho biết hiện rất khó để ước tính chính xác số người thiệt mạng vì có thể nhiều người vẫn đang mắc kẹt trong các đống đổ nát, nhưng ông cho rằng con số này có thể tăng gấp đôi hoặc hơn.
Tính đến sáng 12/2, theo các quan chức và nhân viên y tế, đã có 24.617 người thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và 3.574 người thiệt mạng ở Syria. Tổng số người thiệt mạng đã được xác nhận đến ngày 12/2 là 28.191 người.
Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ duy trì 5 cán bộ tại khu vực động đất
Hiện tại, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận có 6 người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi động đất, hiện đang rất khó khăn và thiếu thốn.
Đại sứ quán duy trì 5 cán bộ, trong đó Đại sứ trực tiếp có mặt tại địa điểm xảy ra động đất để hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn.
Đại sứ quán Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại nhanh chóng giải quyết các thủ tục phát sinh, đón và đưa đoàn công tác Việt Nam gồm 24 chiến sỹ công an tới địa điểm cứu hộ trong chiều ngày 10/02 và chuẩn bị đón 76 cán bộ, chiến sỹ Bộ Quốc phòng sẽ tới trong vài ngày tới.
Cậu bé ngủ say được cứu hộ "đ.ánh thức" khỏi đống đổ nát sau động đất Những ngày qua, người dân trên toàn thế giới đều hướng về Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, nơi vừa trải qua một trận động đất kép mạnh tới 7,8 độ richter diễn ra vào sáng sớm ngày 6/2. AP đưa tin, thảm kịch này đã khiến hơn 12.000 người không qua khỏi. Trận động đất mạnh diễn ra vào sáng sớm ngày 6/2...