Hai cây đại thụ bên Vòm Mộ thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nếu đo cách mặt đất 0,5m, chu vi thân cây Khế là 2,05m, chiều cao 2,65m; cây Sộp có chu vi 2,2m, chiều cao thân cây lên đến 6,05m. Hiện hai đại lão thụ này được trồng ngay cạnh Vòm Mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và được công nhân chăm sóc rất tốt.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Đặng Thị Mai Yến – Phó Giám đốc Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, vừa qua Hội đồng Cây di sản Việt Nam đã công nhân cây Khế (được trồng năm 1727) và cây Sộp (được trồng năm 1688) trong khu Vòm Mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là cây di dản Việt Nam.
Theo bà Yến, sở dĩ cây Khế và cây Sộp được lọt vào danh sách cây di sản Việt Nam không chỉ do tuổi thọ cao mà hai cây này còn có ý nghĩa văn hóa, lịch sử vô cùng độc đáo. Cụ thể: Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cây Khế và cây Sộp được trồng ở vườn kiểng của gia đình thầy giáo Kỳ (tức ông Ngô Văn Hay) thuộc làng Tân Hưng, Sa Đéc (nay thuộc phường 4, TP Sa Đéc). Khi đó, tại nơi trồng cây Khế và cây Sộp là căn hầm bí mật nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng, trong đó có nữ tướng Nguyễn Thị Định… Dưới sự ngụy trang này, nhiều lần quân địch truy lùng nhưng không phát hiện được các cán bộ cách mạng của ta.
Theo quan sát của PV Dân trí, cây Khế thân thẳng, có 7 cành xòe ra bốn phía… phân cành theo lối chiết chi tứ diện, uốn hình quạt, nằm ngang, dưới to trên nhỏ. Riêng cây Sộp, một thân với dáng kiểng cổ. Thân cây uốn cong hướng lên, trên thân có nhiều cành, các cành được “sắp xếp” theo kiểu đối xứng hai bên thân, từng cành được cắt tỉa theo hình tròn, dưới to, trên nhỏ.
“Với một tấm lòng của một người công dân Việt Nam, luôn tri ân, tôn kính vị thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nên đến năm 1977, gia đình thầy giáo Kỳ đã tặng cây Khế và cây Sộp cho Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc và từ đó cho đến nay, cây Khế và cây Sộp được trồng ngay bên Vòm Mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc”, bà Đặng Thị Mai Yến cho biết.
Cây Khế
Video đang HOT
Cây Khế có 7 nhánh hướng ra tứ phía và được cắt tỉa hình quạt
Cây Sộp
Cây Sanh thế bon sai tuyệt đẹp
Hàng chục vây mai vàng có tuổi thọ trên 20 năm
Một cây mai trắng thủy rất đẹp trước Vòm Mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Cây Sung đã có tuổi thọ gần cả trăm năm tuổi
Cây Đa cổ thụ hiếm thấy ở miền Tây.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Choáng ngợp trước cây khế, cây sộp đại thụ vài trăm năm tuổi
Cây Sộp được trồng từ năm 1688, cây Khế được trồng vào năm 1727. Nếu tính đến nay hai, cây Khế được 287 năm tuổi, cây Sộp 326 năm tuổi. Hiên hai đại lão cây này được trồng trong khu vực mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc - than sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nói về gốc tích cây Khế và cây Sộp, ông Ngô Quang Tuyên - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết tính đến nay cây khế 287 năm tuổi và cây sộp 326 năm tuổi. Hai cây này được ông Ngô Văn Hay (thầy giáo Kỳ - quê Tân Hưng, TP Sa Đéc trước đây) tặng cho Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chỉ Minh) và hai cây được trồng cạnh khu vực mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Cây Khế có bề hoành hơn 0,5m
Ngoài ra, ông Tuyên cũng cho biết thêm, hiện "thân thể" của cây Khế và cây Sộp đều khỏe mạnh, phát triển tươi tốt. Vừa qua, Hội đồng Cây di sản Việt Nam đã họp, xét duyệt hồ sơ và đa công nhận cây Khế và cây Sộp là Cây di sản Việt Nam.
Cây Sộp đã thọ được 326 năm tuổi
Đây cũng là 2 cây đầu tiên của Đồng Tháp được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Nguyễn Hành - Đ. N
Theo Dantri
Lao vào xe đầu kéo, một người đàn ông bị cán chết tại chỗ Vào khoảng 10 giờ 10 ngày 26.7, một người đàn ông bất ngờ lao vào chiếc xe đầu kéo đang chạy trên đường, bị cán chết tại chỗ. Hiện trường tai nạn Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, xe đầu kéo mang biển kiểm soát 51C-062.08 lưu thông trên đường Đồng Văn Cống hướng cảng Cát Lái ra Xa lộ...