Hai “cẩu tặc” bị người dân đánh trọng thương, đốt xe máy
Đang trên đường đưa đi tiêu thụ chó ăn trộm được, Đức và Nghị bị người dân phát hiện và bắt giữ. Để hả giận, nhiều người đã đốt xe và đánh cho 2 tên “cẩu tặc” phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Sáng ngày 30/5, trung tá Cao Bá Tuyết – Đội phó Đội điều tra công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết, vụ việc trên xảy ra vào khoảng 22h30′ đêm ngày 29/5 tại xóm 18, xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc.
Chiếc xe máy của hai đối tượng trộm chó bị người dân đốt cháy rụi.
Thời điểm trên, có 4 đối tượng đi trên 2 chiếc xe máy đến xóm 18 để câu chó thì bị người dân phát hiện. Ngay lập tức, 2 trong 4 đối tượng đã nhanh chân chạy thoát được, còn hai đối tượng khác bị người dân bắt giữ. Trong lúc truy đuổi, người dân bị hai đối tượng dùng hung khí chống trả quyết liệt. Bức xúc trước hành vi ăn trộm chó liều lĩnh của 2 đối tượng, người dân đã đốt xe máy rồi đánh hội đồng các đối tượng.
Nhận được tin báo, công an huyện Nghi Lộc đã kịp thời có mặt giải cứu hai đối tượng. Tại hiện trường, công an thu giữ 1 con chó, nhiều hung khí liên quan đến việc ăn trộm chó. Ngay sau đó, hai đối tượng đã được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trong tình trạng đa chấn thương và nguy kịch.
Danh tính hai đối tượng được xác định là Nguyễn Minh Đức (SN 1993, trú xóm 2), Võ Văn Nghị (SN 1993, xóm 1), cả hai đều trú tại xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc (Nghệ An).
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Video đang HOT
Theo Dantri
Vì sao lừa đảo "ưa chuộng" giả danh công an?
Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tục khám phá những vụ án mà tội phạm giả danh công an để gây án. Vì sao?
Giả danh công an để chạy việc
Vào 17h ngày 11/4, Đồn công an (CA) Hòa Lạc, huyện Thạch Thất tiếp nhận đơn của chị Nguyễn Thị Thắm (sinh năm 1972, trú ở thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất), tố cáo một người giả danh CA.
Theo nội dung đơn, qua mối quan hệ quen biết, tối 5/4, chị Thắm gặp một người tự xưng là cảnh sát hình sự Công an thành phố Hà Nội ở số 7 Thuyền Quang và chị đã đưa cho người này 3,8 triệu đồng để giúp cho chị Thắm vào làm việc Trạm Y tế thị trấn Liên Quan, Thạch Thất. Tuy nhiên, sau đó người này đã không thể "chạy việc" giúp chị.
Phát hiện bị lừa, chị Thắm đã tố cáo với cơ quan CA. Ngay sau khi nhận đơn, CA đồn Hòa Lạc tiến hành điều tra và làm rõ đối tượng là Đỗ Bính (sinh năm 1982, trú tại Liên Hiệp, Phúc Thọ). Hiện đối tượng đã bị bắt giữ và lập hồ sơ xử lý.
Một đối tượng giả danh công an để lừa đảo bị cơ quan điều tra bắt giữ. Ảnh: Internet
Trước đó, vào 21h ngày 10/4, anh Nguyễn Văn Đoàn (sinh năm 1985, ở Xuân Tân, Xuân Trường, Nam Định) đang ngồi uống nước ở khu vực cầu sắt Thái Hà đi vào bãi rác Trung Liệt đã bị Nguyễn Văn Đạt (sinh năm 1986, ở Thái Hòa, Ba Vì) giả danh là CA đã đến hỏi giấy tờ.
Sau đó, đối tượng cướp giật 1 điện thoại di động của anh Đoàn. Anh Đoàn chống trả lại, đối tượng ném lại điện thoại bỏ chạy. Cùng lúc đó, tổ tuần tra Đội Cảnh sát Hình sự CA quận Đống Đa bắt giữ. Tang vật thu giữ gồm 1 điện thoại di động, 1 xe máy. Vụ việc đã được lập hồ sơ xử lý.
Giả danh công an để vay tiền tiêu
Với thủ đoạn giả danh CA đối tượng Bùi Đình An (SN 1982), trú tại Kim Tiến, Kim Bôi, Hoà Bình đã lừa đảo tài sản của nhiều người dân ở Thanh Hóa và một số tỉnh phía Bắc.
Tại cơ quan công an, đối tượng khai nhận: Năm 2011, An bị tòa án nhân dân huyện Kim Bôi, Hoà Bình xử phạt 12 tháng tù giam về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Sau khi mãn hạn tù, An đã mua 1 bộ Cảnh phục với hàm Thiếu tá và 4 còng số 8 ở chợ Trời giả danh là cán bộ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm và tệ nạn ma tuý Bộ Công an đang trên đường đi phá án.
Qua quen biết với chị Nguyễn Thị H (trú tại huyện Như Xuân, Thanh Hóa), Bùi Đình An đã đến nhà chị và nói là đang trên đường vào Nghệ An phá án ma tuý thì hết tiền nên vay của chị H 2.200.000 đồng để chi tiêu không dừng lại ở đó, An đã tiếp cận và vay của 5 người khác trên địa bàn huyện Như Xuân với tổng cộng số tiền là 7.500.000 đồng để tiêu xài cá nhân. Với thủ đoạn trên, Bùi Đình An đã lừa đảo, vay tiền của nhiều người ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Điển hình là trong thời gian từ tháng 9,10/2012, tại khu vực bến xe phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP.Hà Nội), An đã lừa đảo trót lọt 3 người dân buôn bán ở khu vực bến xe lấy gần 20.000.000 đồng để tiêu xài.
Giả danh công an để quỵt tiền mua dâm
Ngày 19/2, Công an thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) tiến hành bắt tạm giam Võ Văn Thông (25 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo điều tra, vào chiều 17/2, Thông vào một quán cà phê ở phường Phước Nguyên (thị xã Bà Rịa) để uống nước. Tại đây, Thông đã thỏa thuận với nữ nhân viên của quán cà phê này là Nguyễn Ngọc Quê (24 tuổi) đi nhà nghỉ để quan hệ với giá 300 ngàn đồng. Sau khi "vui vẻ" xong, Thông đưa tấm ảnh mình đang mặc quân phục cảnh sát cho Quê xem rồi mạo xưng mình là công an đang đi điều tra về tệ nạn xã hội. Thông đã yêu cầu cô gái này đưa dây chuyền vàng trị giá 2,5 triệu đồng và điện thoại di động để mình lập biên bản. Sau đó gã chở cô gái về lại quán cà phê.
Sau khi tìm hiểu, biết mình bị lừa nên ngày 18/2, khi thấy Thông đang đi xe máy ngang qua quán cà phê Quê liền truy hô cùng người dân bắt giữ đối tượng rồi giao cho công an. Tại cơ quan điều tra, Thông đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Được biết, đối tượng này từng đi nghĩa vụ quân sự, công tác tại Công an tỉnh Bình Thuận và đã bị đuổi khỏi ngành năm 2011.
Tại sao đối tượng dám mạo nhận công an?
Trên đây chỉ là một trong số các vụ giả danh CA được khám phá thời gian gần đây. Điều băn khoăn là vì sao các đối tượng lại cả gan mạo nhận là CA để đi lừa đảo người dân?
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thượng tá Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, trước khi lý giải vì sao đối tượng dám giả danh CA cần phải khẳng định rằng, CA hay cảnh sát đều là những người bảo vệ pháp luât, bảo vệ xã hội, mọi người dân đều tin yêu và kính trọng, nhất là ở những vùng nông thông hẻo lánh và cả những người chưa một lần tiếp xúc với CA, cảnh sát họ đều có niềm tin vào uy tín của nghề CA, cảnh sát, do vậy tội phạm lợi dụng để lừa gạt.
Bên cạnh đó, nhiều người chưa hiểu hết về chức năng nhiệm vụ của CA, cảnh sát, họ chỉ biết rằng CA, cảnh sát có quyền bắt giữ tội phạm, trấn áp tội phạm như vậy họ có quyền uy rất lớn, có giao tiếp rộng, chắc nhiều người vị nể nên có thể giúp được người dân mọi thứ, do vậy họ đã bị tội phạm lợi dụng để lừa gạt.
Ngoài ra, một số người có quan hệ mờ ám, làm ăn bất chính, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức (quan hệ bất chính)... nên bọn chúng biết và giả danh CA, cảnh sát để lừa dối, khống chế chiếm đoạt tiền, tình.
Vậy có cách nào giải quyết và nên làm gì? Theo chia sẻ của Thượng tá Nguyễn Minh Đức, để giải quyết việc này, cơ quan chức năng, báo chí cần tuyên truyền rõ các thủ đoạn của tội phạm giả danh CA, cảnh sát trên mọi miền quê. Đồng thời, giải thích cho mọi người hiểu CA, cảnh sát chỉ có chức năng bảo vệ an ninh trật tự chứ không có chức năng giải quyết việc làm, học tập. Người dân không nên tin ngay khi có người tự xưng là CA, cảnh sát. Nên trao đổi với người hiểu biết, đồng thời bí mật trao đổi với cơ quan CA nơi gần nhất để có thể xác minh.
Quan trọng hơn cả là "mọi người sống lành mạnh, không vi phạm pháp luật, đạo đức để không bị tội phạm lợi dụng lừa gạt, khống chế", Thượng tá Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.
Theo vietbao
Côn đồ lấy cớ "nhìn đểu" đánh người, cướp xe Cho rằng anh Khánh cùng bạn "nhìn đểu" nên nhóm thanh niên đã đuổi theo đánh "hội đồng". Khi nạn nhân bỏ chạy, bọn côn đồ đã cướp chiếc xe máy tẩu thoát. Các đối tượng tham gia vụ đánh người cướp xe bị bắt tại cơ quan công an Ngày 14/3, Công an thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) vẫn đang...