Hai cậu bé đánh nhau bị gọi lên văn phòng, cô giáo nghe giải thích mà bật cười, cú “twist” sau cùng làm dân mạng phấn khích
Đôi lúc cách nhìn đơn giản và hồn nhiên của trẻ con là thứ mà bao người trưởng thành ao ước.
Trường mẫu giáo giống như một xã hội thu nhỏ đầu tiên dạy cho những đứa trẻ cách giao tiếp, đối xử với mọi người xung quanh. Trong quá trình làm quen này, dĩ nhiên không thể tránh khỏi các xung đột và những giọt nước mắt.
Tuy nhiên trẻ con vốn dễ giận mà dễ quên, có thể một giây trước chúng gây gổ thì ngay giây sau đã quên béng mất vì sao xảy ra ẩu đả, thậm chí nắm tay nhau cười đùa như chưa có gì xảy ra. Đôi lúc cách nhìn đơn giản và hồn nhiên của trẻ con là thứ mà bao người trưởng thành ao ước.
Mới đây, vụ đánh nhau “đẫm nước mắt” tại trường mẫu giáo ở Trường Đức, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) xảy ra giữa hai cậu bé đã trở thành chủ đề nóng hổi, được cộng đồng mạng tìm kiếm.
Hai cậu học sinh nghịch ngợm sau một hồi chơi giỡn với nhau, không hiểu vì nguyên nhân gì lại xông vào đánh nhau. Nhìn thấy cảnh tượng đó, cô giáo chủ nhiệm nhanh chóng tách hai cậu bé ra sau đó đưa lên văn phòng để tìm hiểu sự việc và giúp học sinh hòa giải.
Nào ngờ vừa lên phòng cô giáo, hai cậu nhỏ chẳng nói năng gì mà cứ ngồi khóc tức tưởi. Cô giáo dỗ dành an ủi, hỏi han thì cậu bé áo vàng ấm ức khóc và nói: “Con đánh bạn nhẹ hều thôi à mà bạn đánh con đau quá trời!”.
Trong khi đó, cậu bạn áo trắng chỉ ôm mặt khóc như là bị oan ức lắm. Cô giáo nghe lời giải thích của học sinh không nhịn nổi liền che mặt cười. Tuy nhiên cô chẳng dám cười lớn thành tiếng, sợ rằng học sinh nhìn thấy thì răn đe sẽ mất đi tác dụng.
Video đang HOT
Hai cậu học sinh tiếp tục khóc lóc, cô giáo nhẹ nhàng đưa khăn giấy, yêu cầu các em lau khô nước mắt và cố bình tĩnh trở lại. Sau khi bị cô phê bình, dặn dò không được gây sự đánh nhau với bạn, hai cậu bé nín khóc và sự cố ngớ ngẩn nhanh chóng lắng dịu xuống.
Hai đứa trẻ vừa mới hùng hổ đánh nhau đó, vừa mới khóc lóc kêu gào đó giờ đã vui vẻ trở lại, khi đi ra khỏi phòng còn nắm tay nhau cười nói.
Đoạn video khiến cho cư dân mạng thích thú. Họ để lại nhiều lời khen ngợi trong cách xử lý khéo léo của cô giáo.
“Hai cậu nhỏ khóc thảm thiết như thể bị oan vậy. Thật khó để phân biệt ai đúng ai sai trong chuyện này và cũng khó để đưa ra phán xét công bằng. Cô giáo làm tốt lắm, không bênh vực học sinh nào, không nghe lời nói phiến diện mà chỉ an ủi, dạy dỗ hai học sinh”.
“Cái này người ta gọi là không đánh nhau thì không quen biết. Tôi tin là sau khi sự việc được hóa giải, hai bạn nhỏ này có thể trở thành đôi bạn thân thiết và tình bạn của chúng sẽ vươn lên một tầm cao mới đấy!”.
“Nhìn mấy cậu bé này mà nhớ đến thời đi học tôi cũng vậy. Từng cười, từng cãi nhau, đánh nhau, khóc lóc… nhưng cuối cùng vẫn là bạn tốt nhất. Nghĩ lại thấy mình ngây thơ gì đâu”.
"Liên hoàn phốt" về 1 trường hot ở Hà Nội: Hết bị tố mắng phụ huynh, quản lý học sinh hà khắc đến lùm xùm về bức tâm thư "đẫm nước mắt"
"Drama" dường như chưa có hồi kết khi một loạt cựu học sinh liên tục nhắc lại những câu chuyện gây xôn xao về ngôi trường này.
Một trường tư thục nổi tiếng ở Hà Nội thời gian gần đây đang trở thành tâm điểm mạng xã hội khi liên tục được "nêu tên" trong các hội nhóm của học sinh, sinh viên. Trong đó, gây chú ý là chia sẻ của nhiều cựu học sinh về cách quản lý hà khắc, thái độ thiếu tôn trọng của cô phó hiệu trưởng với phụ huynh và học sinh hay cả giáo viên kỳ cựu trong trường khiến dư luận phải "lắc đầu, lè lưỡi".
Nhiều người cho rằng, nghiêm khắc, quy tắc là điều cần thiết, tuy nhiên có những trường hợp nếu xử lý cứng nhắc, thiếu tế nhị... sẽ là một vết sẹo đeo bám cuộc đời học sinh mình mãi mãi.
Mới đây, cư dân mạng lại tiếp tục "đào" lại những câu chuyện xôn xao dư luận của ngôi trường này. Trong đó, lời tố "đẫm nước mắt" của phụ huynh có con học ở trường (sau đó đã chuyển đi) cách đây 4 năm cũng được dân tình đem ra mổ xẻ.
Lời tố "đầy nước mắt" của phụ huynh có con học ở trường (sau đó đã chuyển đi) cách đây 4 năm cũng được dân tình đem ra mổ xẻ.
"Chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt"
Bức tâm thư của chị G.H (Hà Nội) đã nhận được hàng nghìn bình luận, sự quan tâm của dư luận, nhất là đối với học sinh và giáo viên của trường qua nhiều thế hệ. Xuyên suốt bức thư là sự bức xúc của chị về cách giáo dục của cô giáo chủ nhiệm, cũng như Ban giám hiệu Nhà trường. Chị H.G nhấn mạnh: "Cô giáo chủ nhiệm đang duy trì một lối giáo dục hà khắc, không có tình người, chỉ có kỷ luật và nước mắt".
"Sau hai học kỳ trải nghiệm ở trường mới, từ tâm trạng háo hức, con thường về nhà với sự buồn bã, lo âu. Cô chủ nhiệm tự "khoe" là người nghiêm khắc nên được trường "ưu ái" để trị những lớp có học sinh chưa ngoan. Phụ huynh trong lớp lần lượt trở thành tội đồ khi bố mẹ liên tục bị mời lên, còn các con liên tục phải viết kiểm điểm và chịu mọi hình thức phạt của nhà trường" , đó là một phần trong bức tâm thư chị H.G viết.
"Chúng tôi không nói ngoa đâu. Bản thân tôi đã dự 3 cuộc họp phụ huynh của lớp và chưa bao giờ chứng kiến một nụ cười trên môi cô giáo chủ nhiệm... Ngay như việc, các con đi học trễ 5 phút thì coi như "chết với cô". Còn cô, vẫn bỏ dạy cả tiết học không rõ lý do thì coi như chả có chuyện gì".
Chị H cũng đặt câu hỏi: "Cô giáo chủ nhiệm đã khi nào nói chuyện với các con như một người mẹ chưa, đã bao giờ tâm sự để nghe chúng trải lòng chưa hay chỉ "phạt, phạt, kiểm điểm và yêu cầu gia đình chuẩn bị tinh thần rút hồ sơ để chuyển trường cho con" (đuổi học). Mệt mỏi lắm cô ạ".
Một phần của bức tâm thư từng gây xôn xao của phụ huynh H.G.
Theo những gì chia sẻ, sau khi gửi tâm thư, chị G.H nhận được lời mời hẹn gặp với cô hiệu phó. Nhưng kết quả lại không hề như những gì mong đợi, thậm chí là có phần tệ hại hơn khi con gái chị trở thành "tầm ngắm". Cô đáp: "Chúng tôi không bắt buộc con chị phải học ở đây. Chị hoàn toàn có thể chuyển cho con sang môi trường khác. Tôi có thể đưa ra cho chị vài gợi ý...". Cô giáo chủ nhiệm cũng chốt một câu: "Tôi cũng có quyền từ chối dạy học sinh nào mà tôi không thích".
Sau những chia sẻ "đẫm nước mắt" của chị H.G, rất nhiều phụ huynh có con đang học ở trường đã lên tiếng và chia sẻ những quan điểm trái chiều về phương pháp giáo dục ở đây. Nhiều người cho rằng, nếu học sinh cứ sai là bắt viết bản kiểm điểm, thậm chí dọa đuổi học là quá khiêm khắc, đến mức khắc nghiệt, gây áp lực cho học sinh. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người cho rằng, mỗi ngôi trường có tiêu chí, phương châm giáo dục khác nhau và sự nghiêm khắc với học sinh là cần thiết.
"Các em được rèn tính kỷ luật tốt sau này ra đời ắt hẳn dễ thành công. Phụ huynh không nên xót con, động tí là làm toáng lên khiến giáo viên không dám dùng biện pháp kỷ luật. Kỷ luật là cần thiết để trẻ trưởng thành" , một phụ huynh nêu quan điểm.
Hiện những câu chuyện liên quan đến ngôi trường này vẫn được bàn tán liên tục trên mạng xã hội.
Ngày đầu nhận lớp, GVCN vội vàng viết thư xin lỗi: Có chuyện gì mà cô cười tự nhận mình "già rồi lẩm cẩm" Cứ ngỡ có chuyện gì quan trọng nhưng hóa ra, đây lại là một tai nạn quá đỗi hài hước. Vào đầu năm học, Giáo viên chủ nhiệm sẽ có một buổi nhận lớp để làm quen với học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh, tính cách của từng em. Từ đó GVCN sát sao với lớp hơn và đưa ra phương hướng giảng...