Hai cảnh sát dũng cảm bắt đối tượng nhiễm HIV
Ngày 4/4, tổ công tác Công an huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Công an xã Hà Vị bắt quả tang đối tượng Lê Xuân Kế, sinh năm 1974, trú tại thôn Nà Ngảng, xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đang có hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Khi tổ công tác tiến hành bắt đối tượng, đối tượng Kế tỏ ra hết sức nguy hiểm và hành vi chống trả tổ công tác của Công an huyện. Lê Xuân Kế đã nghiện ma túy nhiều năm và đã bị nhiễm HIV.
Trong quá trình khống chế đối tượng, Trung úy Lưu Đình Đại và Thượng sỹ Đinh Thiện Việt đã bị tên Kế cào, cấu và cắn vào tay làm xây xước chảy máu. Tay của đối tượng Kế cũng bị chảy máu dính vào tay Trung úy Lưu Đình Đại và Thượng sỹ Đinh Thiện Việt.
Lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Kạn khen thưởng Trung úy Lưu Đình Đại và Thượng sỹ Đinh Thiện Việt.
Mặc dù bị chống trả quyết liệt nhưng Trung úy Lưu Đình Đại và Thượng sỹ Đinh Thiện Việt đã bất chấp nguy hiểm cùng đồng đội khống chế và bắt giữ đối tượng Kế.
Sau khi bắt giữ và đưa đối tượng Kế về Công an huyện, đồng đội đã đưa đồng chí Việt và đồng chí Đại đi điều trị phơi nhiễm HIV tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh.
Video đang HOT
Đối tượng Kế.
Ngay sau khi biết tin, lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Kạn đã đến thăm hỏi, biểu dương tinh thần dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm của Trung úy Đại và Thượng sỹ Việt.
Lãnh đạo công an tỉnh động viên các đồng chí yên tâm công tác, dũng cảm kiên quyết tấn công tội phạm, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.
Theo Công An Nhân Dân
Đề xuất bỏ án tử hình với bảy tội danh
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu đề xuất trong phiên họp lần thứ 18 của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương ngày 30/1 là BLHS sửa đổi nên bỏ hình phạt tử hình ở 22 tội xuống còn 15 tội...
Bảy tội danh được đề nghị bỏ án tử hình là tội cướp tài sản; tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội chống mệnh lệnh; tội đầu hàng địch; tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; tội chống loài người và tội phạm chiến tranh.
Hạn chế án tử hình
Theo các đại biểu, với 15 tội còn giữ án tử hình (tội giết người, tham ô tài sản...), cũng cần hạn chế áp dụng hình phạt tử hình bằng cách quy định rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể các điều kiện áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, đồng thời mở rộng các trường hợp không áp dụng hoặc không thi hành hình phạt.
Xu hướng chung cần tiến tới là chỉ nên quy định án tử hình đối với một số tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc loại tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, tội phạm về ma túy, tham nhũng, tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Các đại biểu cũng đề xuất chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình đối với một số trường hợp phạm tội có tổ chức với quy mô lớn, có sự câu kết chặt chẽ giữa các băng nhóm tội phạm, hành vi phạm tội mang tính bạo lực, dã man, tàn bạo, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho nhiều người. Hay chỉ nên áp dụng án tử hình đối với người chủ mưu cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố, chống đối, cố ý thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, tái phạm nguy hiểm mà tòa án xét xử thấy ít có khả năng giáo dục.
Dẫn giải một bị cáo vừa được tòa tuyên án tử hình về trại giam. Ảnh: HTD
Không tử hình người nhiễm HIV, ung thư
Ngoài việc đề xuất giảm án tử hình trong bảy tội danh thì một trong những điểm đáng chú ý tại phiên họp lần này là đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 35 BLHS hiện hành theo hướng mở rộng đối tượng không áp dụng tử hình. Cụ thể, ngoài các đối tượng là người chưa thành niên, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì cần nghiên cứu bổ sung đề xuất đối tượng từ 70 tuổi trở lên khi xét xử.
Đa số đại biểu cho rằng việc bổ sung quy định không áp dụng hình phạt tử hình với người từ 70 tuổi trở lên thể hiện chính sách hình sự nhân đạo đối với người cao tuổi, vốn được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, phù hợp với quy định của Luật Người cao tuổi.
Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng đề xuất với Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương là không áp dụng hình phạt tử hình đối với những người phạm tội đang mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, HIV bởi những người này cũng đang mang trong mình bản án tử hình.
Riêng tham ô, hối lộ: Phải nghiêm trị
Bên cạnh đó, không ít đại biểu khẳng định nước ta chưa thể bỏ áp dụng hình phạt tử hình đối với tội tham ô, hối lộ, tham nhũng.
Ông Nguyễn Doãn Khánh (Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương) nhận xét: "Không thể bỏ án tử hình đối với các hành vi tham ô, nhận hối lộ, tham nhũng bởi đây là loại tội phạm nghiêm trọng nhất, chưa được đẩy lùi trong tình hình hiện nay ở nước ta".
Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn cũng cho rằng với tình hình hiện nay thì không thể bỏ áp dụng đối với những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, hối lộ, tham nhũng. "Một khi đã xác định đây là quốc nạn thì có trừng trị nghiêm trước pháp luật mới đẩy lùi được" - ông Sơn nói.
Một tội khác cũng được nhiều đại biểu đề nghị không bỏ án tử hình là tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh bởi đây là những loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, người phạm tội vì mục tiêu lợi nhuận bất chấp tất cả.
Thêm hình phạt tù "chung thân suốt đời"? Một vấn đề gây nhiều tranh luận, chưa ngã ngũ là đề xuất quy định thêm hình phạt tù chung thân suốt đời (không giảm án - NV) nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế. Theo đó, bị cáo đáng ra phải bị phạt tử hình nhưng đã chứng tỏ sự hối cải, tiến bộ, có những hành động tích cực để khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, khám phá, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì có thể được phạt án tù chung thân suốt đời. Theo Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn, nếu muốn đưa quy định mới này vào luật thì cũng cần quy định rõ là trường hợp nào phạt án tù chung thân suốt đời, trường hợp nào phạt tử hình để đảm bảo tính công khai, minh bạch. Phù hợp tình hình đất nước Việc giảm án phạt tử hình trong một số tội danh là đảm bảo lộ trình sửa đổi phù hợp với tình hình của đất nước trong xu thế hiện nay. Bởi lẽ giảm tội phạm trong xã hội không phải bằng việc quy định hình phạt trong BLHS. Chẳng hạn như tội phạm ma túy, ví dụ quy định 100 g là phạt tử hình thì người phạm tội lại có tư tưởng "được ăn cả ngã về không" nên có thể vận chuyển tới 10 kg. Ông UÔNG CHU LƯU, Phó Chủ tịch Quốc hội
Theo Đặng Trung
Pháp luật TPHCM
Ngày vui ở trại giam Đồng Găng Ngày 17/1, tại trại giam Đồng Găng ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, chương trình Hạt giống tâm hồn với tên gọi "Gieo niềm tin cuộc sống - Tìm về sức mạnh vô biên" đã mang đến nhiều tiết mục văn nghệ, giao lưu đầy ý nghĩa với phạm nhân nơi đây. Phạm nhân cùng nghệ sỹ chung vui. Phạm nhân cùng...