Hai căn nhà chìm xuống sông Sài Gòn: Tiếng kêu cứu trong đêm
Nghe tiếng kêu cứu trong đêm, nhóm công nhân thi công công trình bờ kè đang ngồi dưới ghe ven sông vội vàng chạy đến ứng cứu và vớt được 3 người đưa vào bờ an toàn.
Sáng 2/7, hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng ven sông Sài Gòn trên đường số 7 ( phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TPHCM) vẫn đang được các ngành chức năng phong toả nghiêm ngặt; đồng thời nhiều lực lượng cơ động địa phương đang tích cực hỗ trợ người dân di dời tài sản trong các căn nhà có dấu hiệu bị nước sông tấn công, nguy cơ tiếp tục đổ sập bất cứ lúc nào.
Khu đất rộng hơn 1.000 mét vuông bây giờ đã thành sông
Anh Tư, một công nhân tham gia xây dựng công trình bờ kè ven tuyến sông này cho biết thời điểm xảy ra vụ việc khoảng 23h đêm 1/7, nhiều nhà xung quanh đã ngủ; nhóm công nhân làm cùng anh Tư vẫn đang ngồi trên ghe uống vài ly rượu.
“Bất ngờ tất cả nghe tiếng rầm rập phía ngoài khúc sông, đèn chiếu sáng trên đường và điện cả khu vực bị cúp. Cùng lúc đó, những tiếng kêu la thất thanh, tiếng kêu cứu vọng lên từ dưới sông khiến khung cảnh vô cùng hỗn loạn”, anh Tư kể lại.
Ngay lập tức những người có mặt đã chạy vội đến hiện trường, lao xuống dòng nước lạnh trong đêm tối mà chỉ vài phút trước là một căn nhà có khu đất rộng hơn 1.000 mét vuông để đưa đôi vợ chồng cùng đứa con nhỏ đang chới với giữa dòng sông. Khi các nạn nhân được đưa lên bờ thì tất cả đều đang hết sức hoảng loạn.
Video đang HOT
Sáng nay người dân quanh khu vực phải tiếp tục di chuyển tài sản đi lánh nạn vì nguy cơ sạt lở vẫn đang hiện diện
Tại hiện trường, tuyến đường bê tông dân sinh rộng hơn 6m, dài cả trăm mét, hàng loạt trụ điện, đường ống cấp nước và nhiều tường rào, đất đai của các hộ dân bị xé toạc nhấn chìm dưới dòng nước.
Ngay trong đêm, lãnh đạo UBND phường Hiệp Bình Phước đã đến hiện trường và trực tiếp chỉ đạo nhiều lực lượng như dân quân thường trực, bảo vệ dân phố, công an, trật tự đô thị, ban phòng chống lụt bão…phong toả khu vực, di dời tài sản giúp nhân dân và hướng dẫn mọi người trong vùng sạt lở rời khỏi nhà, tìm nơi ở tạm.
Những điểm sạt lở đang ăn sâu vào cả trăm mét
Đến sáng nay (2/7), tình trạng sạt lở đang có dấu hiệu tiếp tục lấn vào nhiều căn nhà kiên cố mà theo các chủ hộ cho biết, trước đây khi xây dựng đã thực hiện đúng quy hoạch lộ giới hơn 50m (lộ giới quy định 30m-PV).
Ông Trần Vũ Thám, Phó Giám đốc điện lực Thủ Đức (Tổng công ty điện lực TPHCM) cho biết: Hiện công tác chuyển tải nguồn điện cho người dân đã được khôi phục. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ trong vùng sạt lở tiếp tục bị cắt điện để bảo đảm an toàn trong công tác di dời, xử lý sự cố.
Những ngôi nhà đang đứng trước nguy cơ trôi theo dòng sông
Hiện các ngành chức năng đang tiếp tục phối hợp giải quyết, khắc phục hậu quả sau vụ sạt lở nghiêm trọng này.
Vũ Lê- Đình Thảo
Theo dantri
Sụp bờ sông Sài Gòn, 2 căn nhà và 3 người bị 'kéo' xuống sông
Hai vợ chồng và một em bé đang ngủ bị "kéo" xuống sông cùng căn nhà. Rất may nhiều người phát hiện kịp thời nên đã cứu được lên bờ an toàn. Toàn bộ tài sản, vật dụng bị chìm xuống sông.
Căn biệt thự bị hư hại, tường rào đổ sập - Ảnh: Công Đức
Đến rạng sáng 2.7, các lực lượng chức năng P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM) vẫn đang phong tỏa hiện trường vụ sụp lún đất xảy ra tại cuối đường số 7 KP.4 của phường này.
Có mặt tại hiện trường vụ sạt lở, ông Huỳnh Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch P. Hiệp Bình Phước cho biết vụ việc xảy ra khoảng 23 giờ ngày 1.7. Theo ước tính ban đầu, khoảng 300 m2 đất, 2 căn nhà cộng với nhiều tài sản bị chìm xuống sông.
Căn biệt thự bị hư hại, tường rào đổ sập - Ảnh: Công Đức
Bên cạnh đó, 2 căn nhà khác bị ảnh hưởng và buộc phải di dời đến nơi an toàn. Một xe tải 1,5 tấn và xe múc đang phục vụ xây dựng công trình bờ kè tại đây cũng bị chìm xuống sông Sài Gòn.
"Hiện tại, những người dân sống trong các ngôi nhà bị ảnh hưởng buộc phải di dời qua nơi khác ngủ tạm để đảm bảo an toàn. Hiện phường đang phối hợp với cơ quan chức năng thống kê thiệt hại cũng như tìm cách khắc phục sự cố", ông Nghĩa cho biết thêm.
Lực lượng chức năng giúp 2 hộ dân di tản ngay trong đêm - Ảnh: Công Đức
Bà Lưu Thị Phương Mai (có đất và nhà bị chìm xuống sông), cho biết trước khi xảy ra sự việc gia đình bà đang trong quá trình làm kè bảo vệ. Hiện tại, gần 1.000 m2 đất của bà bị sụp lún xuống sông hoàn toàn.
Tại thời điểm xảy ra sự việc, trong nhà bà Mai có hai vợ chồng người em và một em bé đang ngủ bên trong bị "kéo" xuống sông. Rất may nhiều người phát hiện kịp thời nên đã cứu được lên bờ an toàn. Toàn bộ tài sản, vật dụng (gần 200 triệu đồng) trong ngôi nhà bị chìm xuống sông.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn có mặt tại hiện trường trong đêm - Ảnh: Công Đức
Theo bà Đỗ Thị Cẩm Vân (người ở trong ngôi nhà bị sập 1 phần do sụp đất), khoảng 23 giờ đêm, 3 người trong gia đình đang nằm xem ti vi thì bất ngờ nghe tiếng động rất lớn. Bước ra cửa sổ thì thấy bờ sông đang sạt lở, lấn gần nhà mình. Ngay lập tức cả nhà hô hoán mở cửa chạy ra ngoài. Do ngôi nhà bắt đầu nghiêng nên các cửa đều không mở được, bà và người thân phải phá cửa để thoát thân.
"Từ nhỏ tới giờ tôi mới chứng kiến cảnh như vậy. Đất thì sụp ầm ầm, ngôi nhà chuyển động mạnh giống như động đất vậy. May là nhà tôi phá được cửa thoát ra ngoài chứ không cũng bị cuốn theo dòng nước", bà Vân chưa hết bàng hoàng, kể lại. Cũng theo bà Vân, ngôi nhà của bà được xây cách đây 11 năm. Đây là lần thứ 3 xảy ra sạt lở bờ sông Sài Gòn tại khu vực này.
Công Nguyên - Đức Tiến
Theo Thanhnien
Mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long mất 1 xã do sạt lở Ngày 26.6, tại Cần Thơ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) VN và UBND TP.Cần Thơ đã phối hợp tổ chức diễn đàn Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa vì sự phát triển bền vững ĐBSCL lần 7. Nhiều xóm làng ở cồn Châu Ma (xã Phú Thuận B, H.Hồng Ngự, Đồng Tháp) biến...