Hai cán bộ công an tiếp tay buôn lậu siêu xe
Theo lịch xét xử của TAND TP.HCM, ngày 27/8 tới, TAND TP.HCM sẽ mở phiên toà xét xử vụ án đường dây buôn lậu hàng loạt xe của Việt kiều có sự tiếp tay của hai cán bộ công an.
Xe sang nhập khẩu chờ làm thủ tục tại Cảng VITC – TP.HCM. Ảnh: Thu Hoà
Theo đó, ba bị cáo Nguyễn Giang Lam (nguyên cán bộ công an làm việc tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.HCM), Nguyễn Quang Vinh và Trần Phước Thạnh (đều làm dịch vụ thủ tục xuất nhập cảnh tại phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.HCM) bị truy tố về tội buôn lậu theo điểm a khoản 4 Điều 188 BLHS 2015 có khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù. Bên cạnh đó, bị cáo Trần Thái Nguyên (làm dịch vụ thủ tục xuất nhập cảnh) cũng bị truy tố với vai trò đồng phạm giúp sức.
Đáng chú ý, TAND TP.HCM cũng đưa ra xét xử bị cáo Bùi Khắc Hà (nguyên là cán bộ công an thuộc Đồn cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an (nay là Cục An ninh cửa khẩu) về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 3 Điều 356 BLHS 2015.
Theo cáo trạng, các bị cáo Nguyễn Quang Vinh, Trần Phước Thạnh, Trần Thái Nguyên đã móc nối với Nguyễn Giang Lam thỏa thuận mua tiêu chuẩn nhập khẩu ôtô theo diện Việt kiều hồi hương. Sau đó nhờ các cán bộ làm công tác quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an đóng dấu xuất nhập cảnh khống vào hộ chiếu của các Việt kiều để hợp thức hóa hồ sơ nhập khẩu xe, sau đó thuê các hãng tàu vận chuyển xe từ Mỹ về Việt Nam tiêu thụ.
Video đang HOT
Trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2012, các bị cáo đã làm thủ tục nhập khẩu xe ô tô, mô tô đứng tên 64 Việt kiều hồi hương. Trong đó có 54 trường hợp được thuê mướn đứng tên nhập khẩu trái pháp luật 54 xe ô tô các nhãn hiệu Roll Royce, Bentley, Lexus, Audi, BMW, Jaguar, Land Rover… với tổng giá trị hơn 5,3 triệu USD. Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền thuế lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Tại phiên toà xét xử hồi tháng 1/2016, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Giang Lam và Nguyễn Quang Vinh mỗi người 16 năm tù, Trần Phước Thạnh 12 năm tù và Trần Thái Nguyên 9 năm tù về tội buôn lậu. Các bị cáo phải trả lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính. Ngoài ra, HĐXX sơ thẩm còn quyết định khởi tố vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đối với các cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an và Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an TP.HCM.
Sau đó, vào tháng 10/2016, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại. Theo cấp phúc thẩm, bản án sơ thẩm chưa làm rõ chủ mưu thật sự của vụ án; quá trình điều tra có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm; lời khai các bị cáo mâu thuẫn và có dấu hiệu vi phạm tố tụng…
Sau khi tiền hành điều tra lại, Nguyễn Khắc Hà bị bắt giam vào tháng 10-2017. Theo cơ quan điều tra, Nguyễn Khắc Hà đã lợi chức vụ quyền hạn của mình đóng dấu kiểm chứng xuất nhập khẩu vào hộ chiếu của 16 Việt kiều nhưng thực tế họ hoàn toàn không mua vé máy bay, không đi nước ngoài nhằm giả mạo việc xuất nhập cảnh cho họ. Nhờ đó giúp các bị cáo khác hợp thức hóa hồ sơ và thực hiện trót lọt hành vi buôn lậu như trên thu lợi bất chính.
Nguyễn Hiền
Theo baohaiquan
Tòa kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án bán tang vật trong phiên xử gỗ lậu
Sau gần 10 ngày xét xử và nghị án, chiều 23.8, TAND thành phố Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Trương Huy Liệu (SN 1958) 1 năm 16 ngày tù và bị cáo Trần Thị Dung (SN 1961, cùng Quảng Trị) 9 tháng tù treo về tội "Buôn lậu".
Các bị cáo Dung, Liệu (giữa), Nhi, Thắng, Thành tại phiên tòa ngày 23.8
Đồng thời, Toà tuyên phạt các bị cáo Đỗ Lý Nhi (SN 1972), Lê Xuân Thành (SN 1962) nguyên công chức Hải quan Cảng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị) 9 tháng tù treo và Đỗ Danh Thắng (SN 1955) nguyên Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Đà Nẵng 6 tháng tù treo về tội "Thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng".
Vụ án này đã kéo dài 7 năm kể từ năm 2011 và cả 3 lần xét xử sơ thẩm trước tại TAND TP. Đà Nẵng đều phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo cáo trạng ngày 14.5 của Viện kiểm sát tối cao, tháng 12.2011, Trương Huy Liệu là Phó giám đốc và vợ là Trần Thị Dung - Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Hưng đã làm giả hồ sơ để nhập khẩu, xuất khẩu lậu hơn 614m3 gỗ, trị giá hơn 63,6 tỷ đồng. Bị cáo Dung đã có hành vi giúp sức cho Liệu thực hiện hành vi buôn lậu.
Trong quá trình đó, Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành - nguyên công chức Hải quan Cảng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị) và Đỗ Danh Thắng- nguyên Chi cục Trưởng Chi cục Hải quan Đà Nẵng đã có hành vi thiếu trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ để Liệu và Dung thực hiện hành vi buôn lậu.
Đáng chú ý, trong khi vụ án chưa kết thúc, lô gỗ vật chứng trong vụ án đã được cơ quan điều tra quyết định xử lý, bán đấu giá tài sản.
Tại phiên xét xử lần thứ 4, HĐXX đã nhận định không có căn cứ, cơ sở xác định bị cáo Liệu và Dung phạm tội buôn lậu đối với hơn 590m3 gỗ trắc trong tổng hơn 610m3 gỗ bị bắt vì đã công khai làm thủ tục hải quan, kê khai nộp thuế theo quy định đối với lô gỗ này.
Riêng đối với 21,5m3 gỗ giáng hương được xác định trong lô gỗ, đây là số gỗ không có kê khai, khai báo với hải quan, HĐXX xác định 2 bị cáo Liệu và Dung đã phạm tội buôn lậu đối với số gỗ trên với số tiền 471,6 triệu đồng.
Bị cáo Nhi, Thắng, Thành đã không hoàn thành nhiệm vụ trong việc kiểm đếm lô gỗ, không xác định được số gỗ giáng hương không cùng loại dẫn đến hành vi buôn lậu gỗ giáng hương với số tiền 471,6 triệu đồng của Liệu và Dung.
Với hành vi trên, HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo với mức án nêu trên. HĐXX cũng tuyên trả lại số tiền trên 62 tỷ đồng mà cơ quan điều tra đã bán đấu giá đối với số gỗ 590 m3 gỗ trắc của bị cáo Liệu, tịch thu xung công quỹ trên 1,1 tỷ đồng. Tuyên trả toàn bộ số tiền, điện thoại, máy tính, máy ảnh...mà cơ quan điều tra đã thu giữ của bị cáo Liệu trong vụ việc.
Đồng thời, HĐXX kiến nghị Tổng cục Hải Quan xem xét trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan đến việc khi bắt giữ lô hàng của Công ty Ngọc Hưng nhưng không lập biên bản tang vật làm vật chứng của vụ án theo đúng quy định; kiến nghị Cục điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố vụ án hình sự về hành vi bán tang vật lô gỗ trong vụ việc để điều tra xử lý theo quy định.
Theo Danviet
Quảng Trị: Tăng cường đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép Ngày 21/8, Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh Quảng Trị (thuộc UBND tỉnh Quảng Trị) đã ban hành Kế hoạch phối hợp tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Cơ quan chức năng Quảng Trị bắt giữ hàng lậu vận chuyển tại khu vực biên giới Mục...