Hai cách sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật cha mẹ cần biết
Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
Trẻ hóc dị vật: tai nạn nguy hiểm nhưng vẫn thường xuyên xảy ra
Ngày 12/6 vừa qua, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Vân Đình, Hà Nội) đã tiếp nhận bé trai Nguyễn Việt Hà, 6 tuổi, trong tình trạng mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim do ăn vải bị hóc. Mặc dù được các bác sĩ dùng mọi biện pháp để cứu chữa ngay nhưng vì được đưa đến bệnh viện quá muộn nên mọi nỗ lực của bác sĩ đều thất bại.
Quả vải gây ra cái chết của bé Hà được các bác sĩ lấy ra trong quá trình cấp cứu.
Thực tế, hóc dị vật trong đường thở đã khiến nhiều trẻ bị tử vong hoặc để lại những tai biến nặng nề. Nguy cơ trẻ bị hóc luôn rình rập từ rất nhiều tác nhân khác nhau, chưa kể tới những đồ vật xung quanh mà ngay cả những đồ ăn tưởng chừng như vô hại đều có thể biến thành thứ nguy hiểm có hại cho sức khỏe của bé.
Việc sơ cứu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự sống còn của trẻ chỉ trong gang tấc bởi nếu không sơ cứu kịp thời, dị vật sẽ chèn ép đường thở, chỉ sau 5 phút sẽ khiến bé bị ngừng thở.
Sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật
Khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.
- Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.
- Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.
Video đang HOT
Hai thủ thuật sơ cứu nhanh cha mẹ nào cũng nên biết
1. Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực
- Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
- Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.
- Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.
2. Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich
- Trường hợp trẻ còn tỉnh
Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.
- Trường hợp hôn mê, bất tỉnh
Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.
Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.
Lưu ý:
- Cha mẹ cần lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật.
- Để tránh trường hợp con bị hóc dị vật, cha mẹ nên dạy bé có thói quen tập trung cao độ khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn, và luôn để ý tới bé. Tuyệt đối không để bé tự ý bốc đồ ăn khi chưa có sự đồng ý, giám sát của cha mẹ.
Tri thức trẻ
Bạn đã biết cách sơ cứu khi bị bỏng?
Bỏng là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý (nhiệt, bức xạ, điện...) hoặc yếu tố hoá học (acid, kiềm...) gây ra trên cơ thể. Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do xử lý sai nên đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
Ảnh minh họa.
Những vụ hoả hoạn liên tiếp sảy ra không chỉ làm thiệt hại về tài sản mà còn gây ra những thương tích bỏng cho nạn nhân. Trong đó có rất nhiều vụ bỏng lẽ ra ít nghiêm trọng hơn nếu biết được sơ cứu kịp thời, đúng cách.
Bỏng là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý (nhiệt, bức xạ, điện...) hoặc yếu tố hoá học (acid, kiềm...) gây ra trên cơ thể.
Da là bộ phận thường bị tổn thương nhất khi bị bỏng, kế đến là các lớp sâu dưới da (gân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh) và một số cơ quan nội tạng (đường hô hấp, ống tiêu hoá, bộ phận sinh dục...). Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do xử lý sai nên đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
Dưới đây là cách sơ cứu bệnh nhân bỏng theo khuyến cáo của các bác sĩ bệnh viện Bỏng quốc gia:
Làm nguội bằng nước mát, sạch: Tuỳ trường hợp bỏng sẽ có cách sơ cứu khác nhau. Cách tốt nhất là dùng nước mát trắng sạch làm nguội vùng da thịt bị bỏng. Nước mát trắng sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.
Kem đánh răng, mỡ trăn làm bỏng nặng hơn: Khi xảy ra bỏng, người nhà nạn nhân rất hay tuỳ tiện sử dụng những kinh nghiệm chữa bỏng dân gian như bôi kem đánh răng, đổ nước mắm vào, rắc vôi bột, bôi lòng trắng trứng, mỡ trăn, nhựa chuối, bùn ao, vôi bột, có trường hợp còn xát cả muối hột vào vết bỏng... Thực tế điều trị cho thấy những cách chữa bỏng này chẳng những không giảm bớt mà còn làm nặng thêm, vì vậy cần phải hết sức tránh làm theo.
Bỏng nước sôi: Khi sơ cứu không cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới lột da vùng bị bỏng mà ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh sạch trong thời gian từ 15 - 20 phút (không dùng nước đá để làm mát vết bỏng). Sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc đã vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ, rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không bôi bất kỳ loại thuốc hay chất gì lên vết bỏng.
Bỏng do lửa cháy: Dùng nước hoặc cát dập tắt lửa hoặc có thể dùng áo khoác, chăn, vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa (tuyệt đối không dùng vải nhựa, nilông). Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm nước nóng, dầu hay các dung dịch hoá chất. Bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Các bước tiếp theo làm tương tự như bỏng nước sôi.
Bỏng do điện giật: Không vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu ngay. Nguyên tắc sơ cứu là sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, phải để nạn nhân nằm ngay tại chỗ trên một nền cứng, ấn ngực và hô hấp nhân tạo. Khi nào tim đập lại mới đưa đi cấp cứu.
Do mất nước qua vết bỏng, rối loạn vi tuần hoàn (giảm lượng máu lưu thông) nên bệnh nhân bỏng rất dễ bị sốc nặng. Để phòng sốc, bù dịch càng nhanh càng tốt, đơn giản nhất là cho uống nước, đặc biệt những nước khoáng, muối... Cấp cứu bỏng tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải khẩn trương, linh hoạt. Người cấp cứu thành thạo có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% số nạn nhân bỏng nếu được giữ sạch, sẽ lành tự nhiên.
Theo Vnmedia
Cách sơ cứu khi "cậu nhỏ" gặp tai nạn Nếu không biết cách xử lý kịp thời các tai nạn liên quan đến "cậu nhỏ" khi đang "lâm trận", cánh mày râu sẽ giết chết "của quý" của mình. Gãy dương vật Một trong những tai nạn thường gặp đối với các quý ông khi đang "lâm trận" là bị gãy dương vật. Do tâm lý xấu hổ cùng suy nghĩ cậu...