Hai “ca sĩ” đi “học tập kinh nghiệm”… ngành điện lực?
Theo một nguồn tin riêng của Dân trí, trong danh sách nhân viên điện lực đi học tập kinh nghiệm không chỉ có người nhà ông giám đốc mà còn có 2 “ca sĩ” chuyên phục vụ quán và 1 nhạc công.
Những ngày gần đây, dư luận Cà Mau rất xôn xao trước thông tin ông Giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau – Lai Tấn Đạt – đã gắn tên người thân vào danh sách nhân viên đi “học tập kinh nghiệm” ở các công ty điện lực phía Bắc, giúp cả gia đình ông được đi du lịch “chùa”.
Phân trần về thông tin này, ông Đạt nói ông gắn tên vậy thôi chứ gia đình ông vẫn tự bỏ tiền túi đi du lịch (?).
Sau khi báo Dân trí phản ánh thông tin trên, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã cử cán bộ đến làm việc với Công ty Điện lực Cà Mau, làm rõ vụ việc.
Trong khi đó, theo một nguồn tin riêng của Dân trí, không chỉ có người nhà của ông Đạt có tên trong danh sách “đi học tập kinh nghiệm” mà còn có 2 “ca sĩ” chuyên phục vụ quán và một nhạc công. 3 người này lần lượt được gắn chức danh là ban nữ công, đoàn thanh niên và nhân viên.
Hiện dư luận đang rất băn khoăn về lý do vì sao các “ca sĩ”, nhạc công trên lại được đi “học tập kinh nghiệm” của ngành điện lực.
Theo Dantri
Video đang HOT
Gia chủ hốt hoảng vì nền nhà bỗng dưng nóng đến 80 độ C
Nền nhà của chị Huỳnh Ngọc Lắm, ngụ ấp 3, Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM bỗng dưng nóng bỏng.
Chị Huỳnh Ngọc Lắm chỉ nơi nóng bất thường
Một ngày sau khi nhận được thông tin, cơ quan chức năng huyện Củ Chi tiến hành kiểm tra và đã có kết luận chính thức.
Phát hoảng vì nền nhà đột nhiên thành "lò sưởi"
Trao đổi với chúng tôi, chị Huỳnh Ngọc Lắm cho biết căn nhà mà vợ chồng và 3 đứa con của chị đang sống được xây cách đây 10 năm. Ngôi nhà có chiều dài trên dưới 30m, phần phía ngoài khoảng 10m được chị ngăn ra làm một cửa hiệu tạp hóa. Phần phía trong được chị ngăn ra làm 2 phòng ngủ và nhà bếp. Nơi nền nhà phát hiện nằm ở khu vực có chiếc cửa duy nhất thông nhau giữa nhà bếp và các phòng ngủ. Toàn bộ khu vực này có diện tích trên dưới 2 mét vuông, xung quanh khu phát nhiệt không bố trí các thiết bị điện nào có công suất lớn, ngoại trừ một chiếc quạt thỉnh thoảng được gia đình mang ra sử dụng.
Ngày 18/3, trong lúc đi ngang qua khu vực trên, chị Lắm có cảm giác lòng bàn chân mình nóng rát. Cho rằng do nắng bên ngoài hắt vào gây ra hiện tượng tích nhiệt nên chị không để ý. Tuy nhiên, đến chiều tối khi ánh nắng mặt trời đã tắt hẳn, chị Lắm tiến hành kiểm tra lại và phát hiện nhiệt độ nền gạch ở đây không có dấu hiệu giảm mà trái lại có chiều hướng tăng lên.
Tin tức về việc nền nhà của chị Huỳnh Thị Lắm bỗng dưng phát nhiệt bất thường nhanh chóng được lan đi khắp xóm. Anh Út, một hàng xóm của chị Lắm cho biết, do đây là lần đầu tiên địa phương xuất hiện hiện tượng lạ này nên không chỉ gia đình chị Lắm mà nhiều người trong xóm cũng rất lo lắng. Một số người cho rằng, nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do phía dưới nền gạch có... kim loại lạ. Một số khác lại "đổ tội" cho một loại hóa chất lạ nào đó còn sót lại từ thời chiến tranh. Lâu ngày, loại hóa chất này rò rỉ ra ngoài, gặp không khí nên tạo ra một phản ứng hóa học. Trong quá trình phản ứng, nhiệt thoát ra...
Trong lúc mọi người bàn tán về nguyên nhân của hiện tượng lạ thì nhiệt độ nền gạch trong nhà chị Lắm vẫn tiếp tục tăng. Để giảm nhiệt, gia đình chị Lắm thay phiên nhau cứ vài tiếng đồng hồ lại dùng khăn thấm nước lạnh để lau. "Ngày đầu tiên nhiệt độ chỉ khoảng tầm 30 độ C. Ngày hôm sau nhiệt độ tăng thêm chút ít, ngày hôm sau lại tiếp tục tăng thêm. Thời điểm nền gạch nóng nhất theo ước tính của tôi khoảng 70 hay 80 độ C. Dùng nước lạnh lau qua chỉ được giây lát là nó khô cong...", chị Lắm cho biết thêm. Do là lối đi duy nhất trong nhà nên để đi lại được, chị Lắm phải trải hẳn một lớp vải dày thấm nước.
Đợi đến ngày thứ 5 mà nhiệt độ nền nhà vẫn không có dấu hiệu giảm, quá lo lắng, chị Lắm báo cho chính quyền địa phương. Khi nắm được thông tin, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan liên quan như phòng tài nguyên môi trường, điện lực huyện xuống hiện trường kiểm tra. Từ đây, manh mối của hiện tượng lạ được lý giải...
Để đi được, chị Lắm phải trải lên nền một lớp khăn thấm nước
Nền nhà đã hết nóng nhưng vẫn còn thắc mắc
Sau khi đến hiện trường, đoàn kiểm tra của huyện một mặt tiến hành đo nhiệt độ xung quanh địa điểm xảy ra hiện tượng lạ để đối chiếu, một mặt cho lực lượng điện lực tiến hành kiểm tra, rà soát lại tất cả hệ thống điện trong nhà cũng như bên ngoài. Trong quá trình kiểm tra, các nhân viên điện lực phát hiện trên mái bên trái của ngôi nhà có một đường dây điện nằm sát mái tôn. Kiểm tra kĩ hơn, các nhân viên phát hiện tại vị trí giao nhau giữa mái nhà và dây điện có một đoạn dây tróc vỏ. Sau khi tiến hành xử lý, đến chiều ngày 23/3, nhiệt độ nền nhà giảm và đến ngày hôm sau thì hết hẳn nóng.
Theo giải thích của các nhân viên điện lực, nguyên nhân gây nên hiện tượng tăng nhiệt bất thường là do nguồn điện bị rò rỉ gây ra. Đồng ý với kết luận của điện lực huyện Củ Chi, song gia đình chị Huỳnh Ngọc Lắm vẫn còn một chút thắc mắc. Đó là, nếu như điện chập lên mái nhà thì đồng nghĩa với việc cả ngôi nhà "bị nóng" chứ tại sao chỉ nóng một vị trí mà vị trí đó lại ở nền nhà chứ không phải trên mái. Mặt khác, theo quan sát của chúng tôi, vị trí nền gạch tăng nhiệt cách nơi được cho là nguyên nhân khá xa (vị trí chạm dây điện hở nằm phía trái trong khi nơi phát hiện nằm bên phải ngôi nhà - PV). Sau khi sự việc có kết luận, cuộc sống gia đình chị Lắm đã trở lại bình thường. Rút kinh nghiệm, nhiều người trong xóm đã tiến hành kiểm tra lại hệ thống nguồn điện của gia đình mình.
Được biết, hiện tượng nền nhà bỗng dưng phát... nóng ở nhà chị Huỳnh Ngọc Lắm không phải là trường hợp đầu tiên xảy ra. Trước đó, chúng tôi đã ghi nhận một số trường hợp xảy ra ở TP.HCM và các tỉnh lân cận. Trong số đó, vụ gần nhất xảy ra vào tháng 6/2012 tại nhà ông Chung Đức Nhàn, ngụ khu phố 1, phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Trao đổi với báo chí vào thời điểm xảy ra hiện tượng lạ trên, ông Nhàn cho biết, sự việc xảy ra vào lúc nửa đêm khi ông thức giấc bước ra nhà bếp để đi ra nhà vệ sinh, khi đến gần toilet ông cảm nhận những viên gạch dưới nền nhà tỏa nhiệt nóng. Ông Nhàn hoảng hốt hô to cho cả gia đình cùng biết. Sau khi định thần, ông kiểm tra lại thì phát hiện nền nhà chỉ nóng trong phạm vi khoảng 4 viên gạch, nhiệt xuất phát từ dưới lòng đất và sau đó tỏa lên trên. Nguồn nhiệt luôn được giữ ổn định ở mức 60 đến 70 độ C.
Cũng giống như trường hợp của gia đình chị Huỳnh Thị Lắm, sau khi hiện tượng xảy ra, nhiều người dân sống gần khu vực nhà ông Chung Đức Nhàn đặt ra hàng loạt giả thiết. Trong số đó có giả thiết cho rằng vùng đất Hà Tiên và Ba Hòn là núi đá vôi, đang được nhiều công ty và doanh nghiệp hợp đồng khai thác đá vôi để làm xi măng. Có thể dưới lòng đất nhà ông Nhàn có tảng đá vôi lớn, qua nhiều năm gây ra hiệu ứng làm nóng từ lòng đất.
Đoạn dây bị hở được cho là nguyên nhân gây nên hiện tượng chập điện, làm nóng nền nhà
Trước hiện tượng lạ trên, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Kiên Giang đã tiến hành điều tra thực địa. Sau khi cho tháo dỡ các viên gạch phát nhiệt, các chuyên gia đã đào sâu xuống đất khoảng vài chục mét, các chuyên gia của Phòng Khoáng sản thuộc sở này phát hiện phía dưới có một đường dây cáp điện âm bị rò rỉ. Đường dây này do Công ty Điện lực Hà Tiên chôn xuống nhiều năm trước khi ông Nhàn xây nhà. Do lâu ngày không được kiểm tra nên sợi dây cáp này tróc vỏ, chạm mạch và phát ra một lượng nhiệt làm nóng nền gạch.
Qua hai trường hợp nền nhà bỗng dưng phát nhiệt ít nhiều gây tâm lý hoang mang cho người dân cho thấy, từ trước đến nay việc thiết kế và giám sát hệ thống đường dây điện ngầm ở các công trình, đặc biệt là các công trình dân dụng ít được quan tâm. Thiết nghĩ, đây là điều mà những người có trách nhiệm cần quan tâm khi cấp phép cho các công trình xây dựng.
Một số chú ý khi phát hiện hiện tượng nhiệt nền nhà tăng bất thường
Cần cắt ngay nguồn điện và kiểm tra hệ thống đường dây điện, sau đó tiến hành sửa chữa đoạn dây điện bị hở ngay nhằm tránh nguy cơ điện giật cũng như hao tổn điện. Đồng thời, khi làm hệ thống dây điện âm tường cần chú ý đến tiết diện dây, chất lượng để đảm bảo an toàn.
Đối với đường dây điện, cáp đi ngầm trong tường phải chọn loại dây có 3 lớp cách điện. Lớp trong cùng cách điện các sợi với nhau, lớp giữa chống rò rỉ điện, lớp ngoài cùng cách điện tường với dây điện. Dây điện ngầm tường phải chọn dây ruột nhiều sợi để có độ dẻo ở các vị trí thay đổi hướng đi, bảng điện. Trong trường hợp công trình có đường dây điện và dây cáp thông tin, ăngten cùng đi ngầm phải đảm bảo các điều kiện sau để xem hình ảnh, tiếng được nét, không bị nhiễu: Tuyệt đối không đi chung máng điện trong 1 ống ghen mà phải đi tách ra để tránh nhiễu. Đầu các hộp nối dây cáp, ăngten nên chọn giắc cắm bằng đồng để có độ tiếp xúc tốt.
Theo xahoi
Không "đua" theo xăng, giá điện tạm "đứng im" Giá điện sẽ chưa tăng trong tháng 4 (Ảnh minh họa) Ít nhất trong tháng 4, giá điện chưa có kế hoạch điều chỉnh do chưa có đề xuất của EVN. Đây là khẳng định của Ông Đặng Huy Cường - Cục trường Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương) trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương tổ chức...