Hai ca ghép gan thành công tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã tự lực thực hiện thành công hai ca ghép gan từ tháng 5 đến nay. Người bệnh hồi phục, trở về cuộc sống thường nhật.
Đây là hai ca ghép gan đầu tiên do các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tự thực hiện, trong số 11 ca ghép gan tại đây kể từ năm 2018 đến nay, khi được Bộ Y tế cấp phép ghép gan từ người cho chết não và người hiến còn sống. 9 ca ghép gan trước, các bác sĩ bệnh viện thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài.
Anh Luân, 37 tuổi, ở Thủ Đức, bị xơ gan nặng, điều trị nhiều năm gan không có khả năng phục hồi. Các bác sĩ đánh giá, cách duy nhất là ghép gan, anh Lượng mới có thể khỏi bệnh và duy trì sự sống.
Ngày 18/5, khi Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội thông báo có người phụ nữ chết não hiến tặng một lá gan, các bác sĩ đã họp, đánh giá tạng hiến phù hợp với anh Luân. Ngay lập tức, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược đã ra Hà Nội, nhận lá gan hiến. Tối cùng ngày, tạng hiến về đến cảng hàng không Tân Sơn Nhất và được chuyển thẳng vào phòng mổ, nơi anh Luân đã được gây mê.
Sau 7 giờ phẫu thuật ghép, sáng sớm 19/5, bệnh nhân được đưa ra phòng hồi sức. May mắn, chức năng lá gan ghép nhanh chóng thích nghi và hoạt động tốt trong cơ thể anh Luân.
Anh Luân được xuất viện chỉ hai tuần sau ca ghép phức tạp. Ảnh Bệnh viện cung cấp
“Tôi thực sự trân trọng sự hy sinh cao cả của người phụ nữ đã tặng cho tôi lá gan của cô ấy. Nhờ có món quà này, tôi có thể cùng vợ tiếp tục nuôi dưỡng hai con còn nhỏ. Tôi hết sức biết ơn người hiến và các bác sĩ đã ‘tái sinh’ cuộc đời tôi. Mong rằng, gia đình người hiến và các bác sĩ luôn mạnh khỏe, bình an”, anh Luân chia sẻ, chiều 30/6.
Bà Phương, 61 tuổi, là ca ghép gan thành công thứ hai do Bệnh viện Đại học Y Dược tự lực thực hiện. Bà Phương tiền sử viêm gan C dẫn đến xơ gan nặng. Một tháng trở lại đây, bệnh nhân hai lần rơi vào hôn mê, tình trạng nhiễm trùng, rối loạn trong máu tăng, nguy cơ xuất huyết não dẫn đến tử vong. Nếu không được ghép gan sớm, nguy cơ bà Phương tử vong trong vòng ha tháng có thể lên đến 50%. Ghép gan là phương pháp tốt nhất để bà có thể sống khỏe mạnh.
Video đang HOT
Người con trai út, 28 tuổi, có các chỉ số phù hợp, đã tình nguyện hiến một phần lá gan cứu mẹ. Ngày 15/6, ca phẫu thuật cho và ghép gan thành công. Người con khỏe mạnh, xuất viện chỉ sau 5 ngày. Còn bà Phương, phần gan mới đáp ứng tốt, các chỉ số sinh tồn ổn định, không có dấu hiệu thải ghép.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy, cho biết hai ca ghép gan trên được thực hiện trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Dịch Covid đã khiến giao thông quốc tế bị ngưng trệ, không thể mời các chuyên gia chuyển giao công nghệ ghép gan từ Hàn Quốc bay sang hỗ trợ. Trong khi đó, diễn tiến bệnh của các bệnh nhân ngày càng nguy kịch.
“Cả hai ca, bệnh nhân đều trong tình thế nguy cấp, chúng tôi không thể chần chừ hơn. Các bác sĩ đã được đào tạo, chuyển giao công nghệ bài bản, có kinh nghiệm thực hành nhiều lần nhưng chúng tôi vẫn hội chẩn kỹ lưỡng. Chỉ khi tiên lượng thành công cao mới dám làm”, bác sĩ Long nói.
Bệnh viện Đại học Y Dược thực hiện ghép tạng. Ảnh Bệnh viện cung cấp
Trước đó, bệnh viện đã thực hiện 9 ca ghép gan từ người cho còn sống, là người thân trong gia đình bệnh nhân, có sự hướng dẫn của chuyên gia bệnh viện ASAN, trung tâm ghép gan lớn nhất Hàn Quốc. Hiện tại, tất cả bệnh nhân đều khỏe mạnh, hồi phục tốt. Nhiều người đã lao động, sinh hoạt trở lại bình thường.
Giáo sư, tiên sĩ, bác sĩ Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, chia sẻ, ghép gan là biện pháp triệt để cho các trường hợp người bệnh bị xơ gan, ung thư gan giai đoạn sớm và chức năng gan kém. Ghép gan giúp người bệnh có chất lượng sống tốt hơn. Đối với người hiến, sau khi hiến gan, các tế bào gan có thể tái tạo, phục hồi để đảm bảo chức năng hoạt động của gan giống với người bình thường.
“Sự thành công của hai ca ghép gan tự lực là mốc quan trọng trong quá trình nỗ lực nâng cao trình độ của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược. Bệnh viện đang phấn đấu năm 2021 có thể ghép tim, 2020 được ghép phổi, hướng tới thành lập Trung tâm ghép tạng hiện đại hàng đầu ở miền Nam”, bác sĩ Bình cho hay.
* Tên bệnh nhân được thay đổi.
Con trai hiến gan cứu mẹ bị xơ gan nặng
Người con trai út đã hiến lá gan của mình để cứu mẹ 61 tuổi bị xơ gan giai đoạn nặng.
Bệnh nhân được ghép gan là bà H.T.P (61 tuổi, ngụ TP.HCM), có tiền sử viêm gan C dẫn đến xơ gan giai đoạn nặng. Khoảng 1 tháng trước khi phẫu thuật, bà P. có vài lần rơi vào hôn mê, tình trạng nhiễm trùng, rối loạn đông máu tăng và nguy cơ xuất huyết não dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ đánh giá, nếu không được ghép gan kịp thời, tỉ lệ tử vong trong vòng 3 tháng của bệnh nhân có thể lên đến 50%. Với tình huống cấp bách như trên, ghép gan là phương pháp tốt nhất để bà P. có thể sống khỏe mạnh.
Trước tình trạng của bà P., cả 3 người con của bà đều có nguyện vọng hiến gan để cứu mẹ. Cuối cùng, người con trai út T.H.N. (28 tuổi, ngụ tại TPHCM) phù hợp với các tiêu chuẩn về y học để hiến gan.
Bà P. (thứ 2 trái qua) lạc quan trước ca phẫu thuật
Ngày 15/6, ê-kíp ghép gan Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã thực hiện thành công ca phẫu thuật. Sau phẫu thuật 5 ngày, anh N. đã có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường. Sau phẫu thuật 1 tuần, anh N. đã được xuất viện.
Trong khi đó, sức khỏe bà P. ngày càng ổn định, hiện tại đã có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. "Tôi rất cảm kích khi được con hiến gan. Thấy được sự hiếu thảo của con, cảm động lắm", bà P. chia sẻ.
Theo Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, ca ghép gan của bà P. là ca ghép gan thứ 11 được bệnh viện thực hiện thành công kể từ ngày 16/6/2018 - thời điểm ca ghép gan đầu tiên được thực hiện.
TS.BS Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, ghép gan là biện pháp triệt để cho các trường hợp người bệnh bị xơ gan, ung thư gan giai đoạn sớm và chức năng gan kém.
Ê-kíp bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho người bệnh
Ghép gan giúp người bệnh có chất lượng sống tốt hơn. Đối với người hiến, sau khi hiến gan, các tế bào gan có thể tái tạo, phục hồi để đảm bảo chức năng hoạt động của gan giống với người bình thường.
Bên cạnh đó, người bệnh được tiếp cận với phương pháp điều trị tiên tiến, tiết kiệm thời gian, chi phí phẫu thuật cũng như chi phí đi lại, sinh hoạt so với việc thực hiện ở nước ngoài, đồng thời giúp người bệnh thuận lợi hơn trong quá trình tái khám sau ghép.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết, để thực hiện ghép gan thành công đòi hỏi phải có nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm và thực hiện được các kỹ thuật phức tạp, moi cap ghep đều khac nhau ve chi đinh, benh ly va benh nen cua người bệnh cung rat khac nhau.
"Thời gian tới, bệnh viện sẽ tiep tuc moi cac chuyen gia tu Han Quoc, My và cac Trung tam ghep gan co uy tin tren the gioi đen hỗ trợ, giúp bệnh viện thuc hien cac ca ghep an toan hon cho người bệnh. Đồng thời trien khai nhieu ky thuat ghep khac nhau, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh", Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho hay.
Vấp đồ chơi của cháu, cụ bà té gãy xương sườn Sau khi được điều trị tại bệnh viện, cụ bà phải sinh hoạt tại giường, phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Mới đây, Bệnh viện (BV) Đại học Y dược TP.HCM (BVĐHY) tiếp nhận cụ bà HTN (76 tuổi, ngụ Vĩnh Long) nhập viện trong tình trạng đau ngực trái nhiều, khó thở. Người nhà cho hay trong lúc đang đi...