Hai bồn hoa bê tông nặng cả trăm kilogam rơi sập xuống đường
Hai bồn hoa xây bằng gạch vữa, phần đáy đổ bê tông, nằm phía trước ban công của một ngôi nhà bỏ hoang bất ngờ đổ sập xuống đường, đè trúng 2 xe máy và một xe bán nước của người dân để bên dưới.
Sự cố xảy ra vào khoảng 16h chiều 10/10, tại ngôi nhà bỏ hoang ở số 192 Âu Dương Lân, phường 3, quận 8, TPHCM.
Hệ thống mái che và hai chậu hoa bằng bê tông nặng cả trăm ký rơi xuống vỉa hè
Theo nhiều người dân chứng kiến sự việc kể lại, thời điểm trên, người dân nghe tiếng động rất lớn nên chạy ra xem.
Lúc này, mọi người nhìn thấy hai khối bê tông, gạch vữa được xây để trồng hoa ở ban công lầu 1 của ngôi nhà số 192 Âu Dương Lân đổ sập xuống vỉa hè.
Thời điểm 2 khối bê tông đổ sập đã kéo một hệ thống mái che phía trước ngôi nhà đổ xuống theo, đè trúng 2 chiếc xe gắn máy và một xe bán nước sâm của người dân.
Video đang HOT
Mỗi chậu hoa được xây bằng bê tông nặng cả trăm ký rơi xuống khiến gạch vữa văng tung tóe
Một xe bán nước sâm để bên dưới bị đè nát
Ngôi nhà bỏ hoang xảy ra sự cố
Rất may thời điểm xảy ra sự cố không có người qua lại nên không ai bị thương.
Người dân địa phương cho biết, căn nhà trên được một người dân mua lại cách đây hơn chục năm nhưng bỏ hoang từ đó đến nay không ai ở, khiến kết cấu bê tông bị xuống cấp, rệu rã.
Thảo Trần
Theo Dantri
Người dân hai bờ Thu Bồn mong được đi trên cây cầu mơ ước
Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng mỗi buổi chiều, ông Hùng vẫn thường chống gậy ra đứng ngắm hình hài của cây cầu Giao Thủy đang hình thành với mong ước được đi trên cây cầu rồi có về với ông bà, tổ tiên cũng mãn nguyện.
Ông Nguyễn Văn Hùng (75 tuổi, nhà ở gần cây cầu Giao Thủy, xã Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam) sống đã gần hết đời với dòng sông Thu Bồn này nhưng ông vẫn chưa được đi trên cây cầu mơ ước. Ngày nào ông cũng tản bộ ra bờ sông để được trò chuyện cùng những người thợ xây cầu.
Phần mố và trụ cầu đã hoàn thành
Ông tâm sự: "Đời tôi và đời ông cha của tôi đã ở đây nhưng chưa bao giờ nghĩ có thể đi cầu qua sông nhưng nay điều đó đã gần trở thành hiện thực rồi. Tôi mong sống đến ngày cây cầu hoàn thành rồi về với ông bà, tổ tiên để báo với họ, chắc họ cũng vui lắm".
Cũng như các xã Đại Hòa, Đại An... bên này sông Thu Bồn của huyện Đại Lộc, các xã Duy Hòa, Duy Châu... của huyện Duy Xuyên bên kia sông, người dân hai bên bờ sông đò ngang cách trở cả mấy đời nay.
Bà Tô Thị Bích Liên, nhà ở ngay sát ngay đầu cầu Giao Thủy hằng ngày chứng kiến hàng trăm công nhân cần mẫn làm việc với máy móc, cần cẩu, tiếng búa đinh tai nhưng không vì thế mà thấy bị làm phiền bởi nếu như không có những thứ âm thanh ấy thì biết bao giờ người dân ở đây sẽ có cây cầu để đi.
Công nhân hàn côp-pha để thi công phần đúc hẫng dầm cầu
Bà Liên bảo vườn và nhà mình ở ngay giữa cây cầu, sẽ bị giải tỏa đi nơi khác nhưng vui lắm, chỉ mong nhà nước bố trí đất ở gần để ngày ngày còn được ngắm cây cầu, được tản bộ lên cầu hóng mát, được nhìn mọi người qua lại cây cầu vì không còn phải lụy đò nữa. Mà đi đò nguy hiểm lắm, nhất là trong những lúc mưa bão, tính mạng con người như mành chỉ treo chuông.
"Người dân ở đây ai cũng mong muốn cây cầu sớm hoàn thành, không ai khiếu kiện gì vì ai cũng muốn hy sinh một ít quyền lợi của mình để được việc chung. Nếu chỉ vì thiệt thòi một ít tiền đền bù mà gây cản trở thì không nên. Dân ở đây ai cũng ủng hộ, thậm chí có người còn hiến đất để làm đường dẫn nữa. Mới đó có mấy tháng mà hình hài của cây cầu đã rõ rồi. Nhanh thiệt", bà Liên tâm sự.
Kỹ sư Bùi Trọng Hải nói về ý nghĩa của cầu Giao Thủy đối với người dân địa phương
Được sự ủng hộ của dân, các đơn vị thi công không làm "túc tắc" như các các công trình khác, hình dáng cây cầy Giao Thủy đã sừng sững giữa dòng Thu Bồn, nơi hợp lưu với con sông Vu Gia.
Kỹ sư Bùi Trọng Hải, cán bộ kỹ thuật đang thi công phần cầu chính - hồ hởi: "Điều kiện thời tiết thuận lợi, được người dân ủng hộ và các cấp quan tâm nên cây cầu thi công rất thuật lợi. Dự kiến sẽ hoàn thành trước thời gian đặt ra".
Theo kỹ sư Hải, đến nay nhiều hạng mục của công trình đã đạt và vượt tiến độ đề ra. Lo nhất là mùa mưa lũ sẽ khó khăn nhưng đến đầu tháng 10 này, dù có lũ về cũng không ảnh hưởng vì công trình đã vượt lũ trước thời gian.
Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam (chủ đầu tư công trình), ông Nguyễn Như Công cho biết, chỉ mới thi công được 6 tháng nhưng nhiều hạng mục của công trình đã vượt tiến độ, vượt lũ chính vụ... Đây là phần khó khăn phức tạp nhất của công trình và hiện nay các đơn vị chuyển qua hạng mục thi công xây lắp.
"Cam kết với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam sẽ thi công trong thời gian 30 tháng nhưng sẽ thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2016, trước thời gian hơn 10 tháng", ông Nguyễn Như Công cho biết.
Cầu Giao Thủy khởi công ngày 25/3/2015 nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (Dân trí đã đưa tin "Phó Thủ tướng khởi công dự án kỷ niệm 40 năm giải phóng Quảng Nam"). Cầu có chiều dài hơn 1.002m, điểm đầu phần đường dẫn tại ngã tư Ái Nghĩa (thuộc thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc), điểm cuối nối đường ĐT 610 thuộc huyện Duy Xuyên và Nông Sơn.
Công Bính
Theo Dantri
Ồ ạt vào rừng hái quả mây bán sang Trung Quốc Gần đây giá thu mua quả mây lên tới gần 100.000 đồng/kg nên người dân ở huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên-Huế đua nhau vào rừng hái loại quả này bán sang Trung Quốc. Trong 4 tháng trở lại đây, khi mùa quả mây chín rộ thì hàng trăm người dân ở các xã Hương Lộc, Hương Sơn, huyện Nam Đông...