Hai Bộ trưởng Nhật Bản tới viếng đền Yasukuni
Ngày 15/8, Bộ trưởng An ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi và Bộ trưởng Tái thiết Kenya Akiba đã tới viếng đền Yasukuni ở thủ đô Tokyo vào đúng dịp kỷ niệm 77 năm kết thúc Chiến tranh thế giới II tại Nhật Bản.
Đây là năm thứ ba liên tiếp các thành viên trong nội các Nhật Bản đến viếng đền Yasukuni vào dịp kỷ niệm này.
Bộ trưởng An ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi (thứ 2, phải) tới viếng đền Yasukuni ở thủ đô Tokyo ngày 15/8/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã gửi đồ lễ đến đền Yasukuni với tư cách là Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 10/2021, ông đã không đến viếng mà chỉ gửi đồ lễ vào các dịp lễ mùa Thu và mùa Xuân.
Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu chính sách của đảng LDP Koichi Hagiuda và hơn 20 nghị sĩ khác cũng đã tới viếng đền Yasukuni.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 13/8, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura đã đến viếng đền Yasukuni. Ông Nishimura là bộ trưởng đầu tiên trong chính phủ đến viếng ngôi đền này kể từ khi Thủ tướng Kishida cùng nội các nhậm chức vào năm ngoái.
Bộ trưởng Tái thiết Nhật Bản Kenya Akiba tới viếng đền Yasukuni ở thủ đô Tokyo ngày 15/8/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phản ứng trước động thái trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) đã kêu gọi Nhật Bản “rút kinh nghiệm từ lịch sử, đoạn tuyệt với chủ nghĩa quân phiệt và tránh làm mất lòng tin hơn nữa với các nước láng giềng châu Á và cộng đồng quốc tế”.
Trong khi đó, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, chính phủ nước này đã bày tỏ thất vọng sâu sắc về chuyến thăm đền Yasukuni của các quan chức và nghị sĩ Nhật Bản. Phía Hàn Quốc cũng hối thúc các quan chức Nhật Bản đối mặt với lịch sử và nhìn nhận lại một cách chân thành về hành động trong quá khứ.
Đền Yasukuni là nơi thờ hơn 2,5 triệu người Nhật Bản thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới II, trong đó có cả những nhân vật mà các nước láng giềng coi là các tội phạm chiến tranh hạng A. Hàn Quốc và Trung Quốc coi đền Yasukuni là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật thế kỷ XX. Các chuyến viếng thăm ngôi đền này của các nhà lãnh đạo hay nghị sĩ Nhật Bản đều vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của hai nước láng giềng Đông Bắc Á.
Hoàng gia Nhật kêu gọi để yên cho cựu công chúa Mako
Hoàng gia Nhật bản kêu gọi tôn trọng quyền riêng tư của cựu công chúa Mako sau kết hôn, vì cô giờ chỉ là một công dân bình thường.
"Tôi rất biết ơn nếu mọi người có thể hợp tác với chúng tôi để giúp cô ấy được sống trong môi trường bình yên", quan chức thuộc Cơ quan Hoàng gia Nhật Bản Yasuhiko Nishimura nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 28/10, đề cập tới cựu công chúa Mako.
Sau khi kết hôn với chồng Kei Komuro hôm 26/10, Mako không còn là một thành viên hoàng gia Nhật Bản. Vợ chồng cô đang thuê chung cư ở Tokyo ở tạm trong thời gian làm visa để chuyển đến Mỹ sinh sống.
Ông Yasuhiko Nishimura trong cuộc họp năm 2019. Ảnh: Mainichi.
Khi được hỏi về bài phát biểu của cựu công chúa Mako trong cuộc họp báo công bố kết hôn tại khách sạn Tokyo, ông Nishimura cho biết dù Mako chưa hoàn toàn khỏe lại, cô vẫn chân thành bày tỏ suy nghĩ của riêng mình về cuộc hôn nhân đầy sóng gió.
"Là người hỗ trợ cho cựu công chúa, tôi lấy làm tiếc trước những nỗi đau cô phải gánh chịu", Nishimura nói.
Cựu công chúa Nhật Bản trước đó được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng khi chuẩn bị làm đám cưới trước sức ép dư luận. Do bê bối tài chính của mẹ chồng, Mako và Komuro đã phải trì hoãn đám cưới nhiều năm.
Truyền thông Nhật Bản đã đưa tin dồn dập về cuộc hôn nhân của cựu công chúa Nhật Bản tới mức giống như các cuộc công kích nhắm vào cô. Ông Nishimura cho biết rất khó để kiểm soát từng bài đăng, dù chúng có sai sót, thêm rằng hoàng gia Nhật Bản đang nghiên cứu cách phổ biến thông tin tốt hơn.
Nhật Bản quyết định không giới hạn đối tượng tiêm mũi vaccine tăng cường Bộ Y tế Nhật Bản ngày 28/10 đã quyết định triển khai tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả những ai đã tiêm đủ 2 mũi. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ibaraki, miền đông Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/ TTXVN Ban đầu, Nhật Bản cân nhắc triển khai mũi tăng cường cho nhân viên...