Hai bộ sách giáo khoa biến mất là quy luật kinh tế thị trường?
Nhiều người nhận định, việc hai bộ sách bỗng dưng biến mất là do thị phần của nó thấp, là do quy luật kinh tế thị trường.
Ảnh minh họa
Bắt đầu từ năm học 2020-2021, ngành giáo dục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1 với 5 bộ sách giáo khoa.
Trong đó, có 4 bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và bộ sách Cánh Diều (của 3 đơn vị: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản-Thiết bị giáo dục Việt Nam).
Năm học 2021-2022, ngành giáo dục tiếp tục triển khai chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 nhưng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chỉ còn phát hành 2 bộ sách giáo khoa (Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống).
Hai bộ sách giáo khoa (Cùng học để phát triển năng lực và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) đã “chết yểu” sau một năm “tuổi thọ” đã gây bất ngờ cho giáo viên, học sinh nói riêng và xã hội nói chung.
Đã có ý kiến đề xuất điều tra tác động của việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bỏ hai bộ sách giáo khoa (Cùng học để phát triển năng lực và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) đã tác động như thế nào đến xã hội? [1]
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến thẳng thắn chỉ ra, Nhà xuất bản Giáo dục “Thiếu minh bạch và nhất quán trong triển khai sách giáo khoa mới”.[2]
Cùng với đó là sự thiếu trách nhiệm của cơ quan chuyên trách “Có tới bốn bộ sách giáo khoa lớp 1 bị phát hiện hàng loạt “sạn” cần được chỉnh sửa nhưng đến thời điểm này, Vụ Giáo dục Tiểu học ( Bộ Giáo dục và ào tạo), đơn vị tổ chức thẩm định lại không công bố công khai giải pháp khắc phục.
Trong khi đó, sách giáo khoa lớp 2 do Nhà xuất bản Giáo dục biên soạn lại “biến mất” hai bộ so với lớp 1, khiến cho nhiều giáo viên, phụ huynh bức xúc bởi sự thiếu nhất quán của đơn vị này”.[2]
Hai bộ sách giáo khoa “biến mất” là do quy luật kinh tế thị trường?
Hai bộ sách giáo khoa bỗng dưng “biến mất” được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giải thích là muốn hợp nhất 4 bộ sách thành hai bộ sách tốt hơn.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Tùng – Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã khẳng định: “Mục tiêu hợp nhất là nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả;
Tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn sách giáo khoa , phát triển sách giáo khoa giấy đồng bộ với sách và học liệu điện tử cũng như nâng cao chất lượng công tác tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới; Tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ sách giáo khoa có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lí về giá thành”.[3]
Như vậy, người tiêu dùng nói chung, học sinh nói riêng sẽ được sử dụng sản phẩm vừa tốt, vừa rẻ trong năm học 2021-2022!
Đó có phải là sự thật? Nhìn vào tổng hợp tỷ lệ lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 được Bộ Giáo dục tổng hợp thì không phải như thế.
Tỷ lệ lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021. (Ảnh chụp màn hình)
Tỷ lệ lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 chính là thị phần của mỗi bộ sách. Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” chiếm 14% thị phần; bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” chỉ chiếm 8% thị phần.
Nhìn vào biểu đồ trên, rất nhiều người nhận định, việc hai bộ sách bỗng dưng biến mất là do thị phần của nó thấp, là do quy luật kinh tế thị trường.
Vấn đề đặt ra khi hai bộ sách giáo khoa lớp 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị biến mất?
Thứ nhất, các địa phương đã chọn hai bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”, “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” có tiếp tục chọn lại hai bộ sách này trong năm học 2021-2022 không? Theo người viết, chắc chắn không.
Khối 1 cả nước có khoảng hơn 2 triệu học sinh, như vậy sẽ lãng phí khoảng 440.000 bộ sách lớp 1, tương đương 88 tỷ đồng trở thành phế liệu, không tái sử dụng được.
Thứ hai, mỗi bộ sách có một triết lý khác nhau, như vậy năm học sau sẽ có 440.000 học sinh phải “nhập môn” triết lý mới.
Thứ ba, nếu năm sau Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiếp tục “hợp nhất”, hậu quả sẽ khó lường hơn nhiều, tác hại của nó rất lớn khi chúng ta còn dạy và học theo sách giáo khoa chứ không phải theo chương trình.
Thứ tư, với cơ chế kinh tế thị trường, vì thua lỗ trong kinh doanh hay muốn có chiến lược kinh doanh khác, các nhà xuất bản đồng loạt nghỉ làm sách giáo khoa, Bộ Giáo dục lấy đâu ra sách giáo khoa để dạy?
Việc triển khai chương trình mới không thể vì không có sách giáo khoa phải dừng lại. Vì vậy, việc hai bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biến mất cũng là cái hay, để Bộ Giáo dục lường trước được các kịch bản để xử lý kịp thời.
Chuẩn đào tạo giáo viên đã được nâng lên Cử nhân, đủ điều kiện để triển khai chương trình mới không cần phụ thuộc vào sách giáo khoa.
Nên chăng, đã đến lúc Bộ Giáo dục cần có chiến lược truyền thông, bồi dưỡng chương trình mới đi sâu vào thực chất, tránh hình thức như hiện nay.
Đảm bảo giáo viên đạt chuẩn đào tạo, hoàn thành bồi dưỡng chương trình mới là đủ điều kiện triển khai chương trình, dạy, học không phụ thuộc loại sách giáo khoa nào như các nước tiên tiến.
Dạy và học theo chương trình chứ không phải sách giáo khoa là mục đích của chương trình mới và nâng chuẩn đào tạo giáo viên.
Dạy và học theo chương trình chứ không phải sách giáo khoa phải đạt được khi giáo viên hoàn thành bồi dưỡng chương trình mới.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://congluan.vn/can-danh-gia-tac-dong-cua-viec-xoa-bo-hai-bo-sach-giao-khoa-post124319.html
[2]https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/thieu-minh-bach-va-nhat-quan-trong-trien-khai-sach-giao-khoa-moi-639412/
[3] https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/hop-nhat-de-sgk-toan-dien-ve-chat-luong-va-gia-thanh-pElKc08GR.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Lãng phí hàng trăm nghìn bộ SGK lớp 1?
Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam tuyên bố, việc hợp nhất 2 bộ sách giáo khoa (SGK) không ảnh hưởng việc dạy và học.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên, nhà trường cho rằng, bộ sách chỉ ra đời một năm rồi "bốc hơi" nên ít nhiều gây xáo trộn, thậm chí lãng phí công sức, tiền bạc.
Bộ sách Vì sự bình đẳng trong giáo dục vừa ra đời 1 năm đã "chết yểu"
Mất công
Giới thiệu về SGK lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022, khác với năm ngoái có tới 4 bộ sách, năm nay NXB Giáo dục Việt Nam chỉ đưa ra 2 bộ, gồm Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo . Đơn vị này lý giải, đã hợp nhất 4 bộ sách thành 2 bộ để tập trung nguồn lực.
Theo đó, có 2 bộ sách vừa chào đời được 1 năm từ lớp 1 đã bị hợp nhất, gồm Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục và Cùng học để phát triển năng lực.Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên áp dụng chương trình, SGK mới, khi đó Bộ GD&ĐT phê duyệt 5 bộ sách, trong đó NXB Giáo dục Việt Nam có 4 bộ đưa về các địa phương giới thiệu. Họ đọc từng bộ sách, thành lập hội đồng, bỏ phiếu quyết định lựa chọn bộ sách nào phù hợp với địa phương mình.
Bà Nguyễn Thị Phương N., Trưởng Phòng GD&ĐT một địa phương (đề nghị không nêu tên), cho rằng, khi giao cho các trường nghiên cứu 5 bộ sách để lựa chọn bộ phù hợp nhất dạy học sinh, nhiều trường đã chọn bộ Cùng học để phát triển năng lực.
Trước khi triển khai dạy học ở các trường, ngoài SGK, tài liệu giáo viên, video bài mẫu, tập huấn chung từ Bộ GD&ĐT, NXB, địa phương phải tổ chức nhiều buổi hội thảo, tập huấn riêng để giải đáp băn khoăn của giáo viên. "Đến thời điểm này, khi giáo viên đã dần quen với bộ sách, học sinh cũng đáp ứng tốt thì hay tin bộ sách sẽ không xuất bản trong năm tới. Năm học mới cận kề, mình cảm thấy hoang mang, rối bời vì đã đổ nhiều thời gian, công sức vào đó", bà N. nói.
Ông Trần Huy Hợi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Tân (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), cho biết, năm ngoái, trường chọn bộ sách Cùng học để phát triển năng lực. "Năm đầu tiên áp dụng chương trình mới, nhà trường chọn bộ sách đó hy vọng bộ sách sẽ đi theo học sinh, thầy cô từ lớp 1 đến lớp 5 để đảm bảo tính đồng bộ, xuyên suốt. Còn lớp 1 dạy một bộ, lớp 2 dạy bộ khác thì dù học sinh vẫn hoàn thành phần "cần đạt", nhưng giáo viên sẽ phải tập huấn, nghiên cứu lại bộ sách khác vất vả hơn", ông Hợi nói.
Mất của
Ông Lưu Quang Lợi, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, cho rằng, năm học 2021-2022, hai bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục và Cùng học để phát triển năng lực không còn từ lớp 2, các địa phương không chọn tiếp tục dạy từ lớp 1 nên sẽ lãng phí nhiều bộ SGK đã chọn. Học sinh ở vùng cao, vùng khó khăn vẫn tận dụng SGK lớp trước cho học sinh lớp sau học lại. Nhiều trường vẫn xây dựng tủ sách dùng chung, sau mỗi năm học lại huy động sách cũ để học sinh khóa sau sử dụng.
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, bà Lê Thị Hương, nói rằng, dù năm nay có đổi sang bộ sách khác, các trường cũng không gặp nhiều khó khăn vì năm ngoái, Sở yêu cầu giáo viên nghiên cứu kỹ cả 5 bộ sách. "Thư viện các nhà trường cũng được trang bị đủ tất cả các đầu sách để giáo viên có tài liệu tham khảo, nghiên cứu. Giáo viên được tập huấn chung về đổi mới chương trình, SGK", bà nói.
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho rằng, nếu thống nhất được một bộ sách từ đầu đến cuối cấp học thì sẽ tốt hơn vì đảm bảo tính đồng bộ, xuyên suốt.Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái nói rằng, thầy cô luôn mong muốn bộ sách mới cùng một NXB sản xuất sẽ theo học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
Bộ GD&ĐT làm chưa tốt xã hội hóa SGK, cẩn thận tái độc quyền Theo chuyên gia, với cách làm xã hội hóa trong SGK của bộ GD&ĐT hiện nay mối nguy tái độc quyền trong những năm tới là hoàn toàn có thể xảy ra. Không riêng Cánh Diều gặp lỗi hệ thống Mới đây, bộ GD&ĐT đã phê duyệt nội dung điều chỉnh trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - Cánh Diều và yêu...