Hai bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng rất nặng, bệnh nhân 416 nguy cơ tử vong
Sáng nay, 28.7, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Các bác sĩ nỗ lực điều trị bệnh nhân Covid-19 diễn tiến nặng.
Khu điều trị cách ly bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Đà Nẵng ẢNH BỘ Y TẾ CUNG CẤP
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 (Ban Chỉ đạo) cho biết, đến sáng nay, 28.7, Việt Nam ghi nhận 431 ca mắc Covid-19, trong đó, 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
12.458 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe.
Các chuyên gia đánh giá, sau các ca mắc trong cộng đồng tại Đà Nẵng, sẽ có thể ghi nhận thêm các địa phương khác. Virus gây bệnh trên bệnh nhân tại Đà Nẵng là virus xâm nhập, có khả năng lây lan mạnh.
Bệnh nhân 416 và 418 tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị thuộc Ban Chỉ đạo, 365 bệnh nhân trong số 431 ca mắc đã điều trị khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, bệnh nhân 416 và 418 tình trạng nặng, đang được điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng, TP.Đà Nẵng.
Theo đó, bệnh nhân 416 (nam 57 tuổi) bị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển – sốc nhiễm khuẩn. Bệnh nhân đã được đặt ECMO (tim, phổi nhân tạo) ngày thứ 4; tiếp tục được lọc máu và thở máy hỗ trợ.
Hiện các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát, nhưng tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Bệnh nhân 418 (nam, 61 tuổi) có bệnh mãn tính tăng huyết áp, đái tháo đường, hiện có biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp, tiên lượng rất nặng, tiếp tục thở máy và lọc máu liên tục.
Các bác sĩ đánh giá, bệnh nhân 418 nặng hơn bệnh nhân 416 do tuổi cao, mắc các bệnh nền như: đái tháo đường nhiều năm, cần xem xét thực hiện ECMO.
Sáng 28.7: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, 2 bệnh nhân tiên lượng rất nặng
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, cũng yêu cầu Bệnh viện Đà Nẵng đảm bảo đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị điều trị cho bệnh nhân. Nếu có khó khăn phải đề xuất, báo cáo Bộ Y tế để được hỗ trợ kịp thời; đặc biệt là không để lây nhiễm trong bệnh viện và lây ra cộng đồng.
Đối với các bệnh viện, PGS Khuê đề nghị thực hiện các tiêu chí về bệnh viện an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 và các bệnh viêm đường hô hấp; không được chủ quan và lơ là trong phòng chống dịch. “Nếu bệnh viện nào không thực hiện, lãnh đạo bệnh viện phải chịu trách nhiệm”, PGS Khuê nhấn mạnh.
Theo Ban Chỉ đạo, đến hiện tại, trong số các ca mắc ghi nhận tại TP.Đà Nẵng, có 11 ca mắc Covid-19 có liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng, trong đó có 4 nhân viên y tế.
Chiều 27.7: Việt Nam ghi nhận thêm 11 ca mắc Covid-19 mới, bao gồm 4 nhân viên y tế
Trên tuyến đầu chống Covid-19: Những trái tim quả cảm, nhiệt huyết
Những y bác sĩ, nhân viên y tế, cán bộ phục vụ khu cách ly... trong những ngày "chiến đấu với giặc Covid-19" đầy gian khổ nhưng chưa bao giờ rời bỏ hàng ngũ, đồng đội của mình.
Bởi với họ, đằng sau bổn phận, đằng sau nhiệm vụ là những trái tim nhiệt huyết, hết mình vì an nguy, sức khỏe của cộng đồng, xã hội và chính những người thân yêu của mình.
"Lo lắng nhưng không lo sợ"
Vừa ra trường năm 2019, về làm việc tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng, được 8 tháng, điều dưỡng Đào Thị Tuý Duyên (sinh năm 1995) đã phải nhận nhiệm vụ đi chống dịch tại khu cách ly tập trung Đà Nẵng.
Mỗi ngày, công việc của Duyên là 2 lần đi kiểm tra, đo thân nhiệt, hỏi thăm sức khỏe của người cách ly, hỏi han xem họ có vấn đề gì cần giúp đỡ hay không. Bất cứ giờ nào, dù lúc đang ăn hay đang ngủ, sáng sớm hay đêm khuya, có ai trong khu cách ly gọi với lý do như: mệt, đau đầu, đau bụng... là Duyên lại cùng các anh chị trong đội phải chạy đi xử lý.
Đối với những y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng, việc bệnh nhân cuối cùng được điều trị khỏi bệnh là niềm vui lớn nhất trong những ngày chiến đấu với Covid-19. (Ảnh: D.B)
"Nói chung ở đây tụi mình lo hết công việc từ A - Z cho người cách ly, công việc đôi khi có vất vả nhưng rồi cũng quen. Ở nhà, thấy con gái đi làm nhiệm vụ lâu ngày không về, mỗi lần gọi, mẹ mình lại rưng rưng nước mắt nhưng không dám khóc vì sợ mình lo lắng. Mình cũng lo lắm chứ, vì mình còn gia đình, người thân" - Duyên tâm sự.
Chia sẻ thật lòng là vậy nhưng chính Duyên lại là một trong những người xung phong đi trước trong đợt chống dịch của thành phố. "Bởi chúng tôi còn trẻ, chưa có gia đình nên khi nhận được sự phân công sẽ luôn sẵn sàng thay phần cho các đồng nghiệp còn vướng bận con cái, gia đình là điều cần làm" - Duyên nói.
Tại Bệnh viện Đà Nẵng, bao nhiêu ngày kể từ khi tiếp nhận ca bệnh Covid-19 đầu tiên là bấy nhiêu ngày bác sĩ Phạm Ngọc Hàm - Trưởng khoa Y học nhiệt đới, cùng các y bác sĩ trong khoa đều phải ăn uống, sinh hoạt tại bệnh viện. Gần 60 năm tuổi đời, 30 năm làm nghề, đối với vị Trưởng khoa này đây là "cuộc chiến" tuy nguy hiểm nhưng đầy vinh quang.
Phần lớn thời gian công việc hàng ngày của các y bác sĩ tại đây đều dành cho người bệnh, họ không chỉ tiếp xúc mà còn phải chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, theo dõi từng diễn biến sức khỏe của các bệnh nhân...
Những công việc ấy đều phải thật tỉ mỉ và chi tiết, thái độ ân cần, sự đồng cảm với hoàn cảnh, tình trạng của bệnh nhân cũng là một liều thuốc quý giá giúp công tác điều trị đạt hiệu quả hơn.
Phần thưởng xứng đáng nhất
11 giờ ngày 9/4, bệnh nhân nhiễm Covid-19 cuối cùng điều trị tại Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng, được tuyên bố khỏi bệnh. Hơn 1 tháng rưỡi qua, 45 cán bộ y bác sĩ và nhân viên của Bệnh viện Đà Nẵng trực tiếp tham gia điều trị cho 6 ca nhiễm Covid-19 lại tiếp tục cách ly tập trung thêm 14 ngày theo quy định trước khi trở về nhà.
"Điều trị cho bệnh nhân và đưa được họ trở về lại với cuộc sống bình thường là phần thưởng xứng đáng nhất đối với cán bộ y bác sĩ chúng tôi", bác sĩ Phạm Ngọc Hàm chia sẻ.
Đối với các y, bác sĩ, ngày bệnh nhân cuối cùng xuất viện là một ngày rất vui bởi họ biết, tuy đại dịch vẫn còn đó nhưng bước đầu họ đã "chiến thắng" trong cuộc chiến này.
Trước khi rời bệnh viện đến nơi cách ly 14 ngày, điều dưỡng Trương Thị Thủy xúc động kể lại, thời gian đầu mới cách ly gia đình để thực hiện nhiệm vụ điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện, chị cũng hay gọi điện thoại về cho chồng, cho con, nhưng về sau thì... "mỗi lần gọi là nước mắt chảy ròng, không nói được nên chỉ dám gọi ít thôi!".
Khi được hỏi, trong trường hợp nếu trên địa bàn Đà Nẵng phát hiện thêm một ca Covid-19 mới thì các chị có sẵn sàng quay trở lại với công việc điều trị cho họ, nữ điều dưỡng Trương Thị Thủy trả lời không do dự: "Tất nhiên, đó là điều chúng tôi luôn sẵn sàng. Tâm thế của mọi người đều rất nghiêm túc, luôn động viên nhau vượt qua khó khăn".
Nhà cách bệnh viện chưa đầy 20 phút đi xe, thế nhưng bác sĩ Hàm vẫn không thể về với gia đình, chiếc điện thoại thông minh đã trở thành sợi dây duy nhất kết nối với người thân.
"Mỗi tối, sau khi xong việc, tôi thường hay điện thoại về nhà, gia đình tôi ai cũng hiểu và động viên công việc mà đang tôi làm" - bác sĩ Hàm kể.
"Điều trị cho bệnh nhân và đưa được họ trở về lại với cuộc sống bình thường là phần thưởng xứng đáng nhất đối với cán bộ y bác sĩ chúng tôi. Đây một mặt trận, một cuộc chiến và sẽ còn rất nhiều khó khăn phía trước nhưng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc" - bác sĩ Hàm khẳng định.
Diệu Bình
7 bệnh nhân mắc Covid-19 cùng khám một bệnh viện Bảy ca mắc nCoV từng khám, điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng, hai trong số đó nằm cùng phòng với mẹ của "bệnh nhân 416". Bảy bệnh nhân từ 422 đến 431, có sáu người Đà Nẵng, một ở Quảng Nam, hiện cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh nhân 422, nam 63 tuổi, trú phường Hoà Minh, quận...