Hai bệnh nhân COVID-19 diễn biến rất nặng
BN1536 và BN1823 đang trong tình trạng rất nặng, phải sử dụng tới ECMO ( tim phổi nhân tạo).
Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 11 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Trong đó, 2 trường hợp là BN1536 và BN1823 đang trong tình trạng rất nặng.
BN1536, 79 tuổi, từ Mỹ về Việt Nam ngày 15/1. Bệnh nhân đang trong tình trạng phổi đông đặc, can thiệp ECMO, thở máy, suy kiệt, phù toàn thân. Người bệnh có tiền sử mắc tiểu đường, tăng huyết áp nhiều năm. Để điều trị, Bộ Y tế đã hội chẩn cho bệnh nhân này tới 4 lần. Đến nay là ngày thứ 16 điều trị tích cực, nhưng bệnh nhân vẫn nặng, diễn biến nhanh. Đây cũng là ca COVID-19 nặng nhất cả nước cho tới thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
(Ảnh minh hoạ)
BN1823, 65 tuổi ở Mê Linh, Hà Nội cũng rất nặng, phải can thiệp ECMO, thở máy, phù nhiều.
Ngoài 2 bệnh nhân này, Việt Nam còn 9 người khác diễn biến nặng lên. Hầu hết các bệnh nhân đều trong độ tuổi từ 45 đến ngoài 60 tuổi.
Liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua, Bộ tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh.
Về công tác điều trị, hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Bộ đã và đang tích cực làm việc với các đối tác thực hiện nhập khẩu vaccine để sớm đưa vaccine phòng bệnh COVID-19 về Việt Nam phục vụ người dân. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước, xã hội hóa và huy động các nguồn lực để phục vụ việc cung cấp vaccine phòng bệnh COVID-19 một cách nhanh nhất, rộng nhất.
Bệnh nhân Covid-19 nặng ở Hà Nội cai ECMO
"Bệnh nhân 793", 58 tuổi, quê Bắc Giang, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ổn định sức khỏe, cai ECMO sau 12 ngày can thiệp.
Bộ Y tế chiều 7/9 cho biết bệnh nhân đã được kết thúc ECMO (tim phổi nhân tạo) từ ngày 4/9, rút ống nội khí quản ngày 5/9. Bệnh nhân đang thở oxy kính mũi, huyết động ổn định, có thể tự ăn được. Đây là một trong những bệnh nhân có diễn biến nặng, nguy kịch điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2, cũng là ca thứ hai can thiệp ECMO điều trị thành công ở đây. Trước đó là "bệnh nhân 19", ở giai đoạn một.
"Bệnh nhân 793" là một trong gia đình có 5 người nhiễm. Ông được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cách ly từ hôm 5/8, tới ngày 7/8 phát hiện dương tính nCoV. Ngày 14/8, bệnh nhân diễn biến nặng, sốt trở lại. 12 ngày sau, ông phải can thiệp ECMO do tình trạng viêm phổi diễn biến xấu, 80% phổi bị tổn thương, nhiễm trùng chưa cải thiện.
ECMO giúp giảm áp lực lên phổi đang viêm, bởi khi phổi vẫn phải thực hiện chức năng trao đổi khí, tình trạng tổn thương sẽ nặng hơn và thời gian điều trị có thể lâu hơn. ECMO cũng giúp phổi nghỉ ngơi để điều trị nhiễm trùng tốt hơn.
Theo Tiểu ban Điều trị, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại 20 cơ sở y tế trong cả nước, có 6 bệnh nhân được đánh giá là rất nguy kịch. Ngoài ra, 10 bệnh nhân tiên lượng nặng.
Chiều nay, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới, 38 người khỏi bệnh. Tổng số bệnh nhân là 1.049, số khỏi là 853, số tử vong là 35.
Đến nay ghi nhận tổng cộng 691 ca lây nhiễm trong nước, trong đó số ca liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 là 551.
'Bệnh nhân 418' biến chứng suy tim Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế cho biết "bệnh nhân 418", 61 tuổi, bị biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp, thở máy. "Bệnh nhân 418" điều trị tại Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đà Nẵng, từ ngày 21/7 với chẩn đoán theo dõi lao phổi bội nhiễm trên nền bệnh đái tháo đường type 2, tăng...