Hai bé gái liên tục bị 7 người thân xâm hại, danh tính kẻ chủ mưu khiến dư luận dậy sóng
Các nạn nhân đều lần lượt bị cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục bởi những người thân trong gia đình từ ông nội, chú, anh họ cho đến hàng xóm.
Sự việc được phát giác khi hai đứa trẻ xấu số có tên viết tắt N.R (5 tuổi) và N.J (9 tuổi) đến từ thành phố Padang (Indonesia) nói với một người hàng xóm rằng chúng không dám về nhà vì sợ sẽ lại bị tấn công tình dục.
Ngay ngày hôm ấy, người này đã cùng Trưởng khu phố đến khai báo toàn bộ sự thật với cảnh sát và hy vọng kẻ ác sẽ sớm bị bắt gọn.
Cảnh sát thành phố Padang sau đó đã xác định được 7 đối tượng có liên quan vụ việc. Trong đó, kẻ chủ mưu chính là người ông nội của hai nạn nhân có tên viết tắt là D.J (70 tuổi).
Ba đứa cháu trai của gã ta cũng chứng kiến toàn bộ những hành động loạn luân của ông nội đối với em họ. Tuy nhiên, thay vì ngăn cản, chúng lại được đà tiếp tục thực hiện hành vi đồi bại ấy.
Theo lời khai của hai nạn nhân, ngoài những nghi can kể trên, các em còn bị cưỡng hiếp bởi chú ruột, gã hàng xóm và một người quen khá thân thiết với gia đình.
Đau lòng hơn là hầu hết những vụ tấn công tình dục đều xảy ra ở ngay trong nhà của nạn nhân hoặc của chính thủ phạm nhưng không một ai hay biết, kể cả bố mẹ các em.
Video đang HOT
Phía y tế cho biết, do bị xâm hại trong một thời gian dài đã khiến bộ phận sinh dục của hai bé gái bị tổn thương nghiêm trọng. Không chỉ thế, cả hai đều mắc chứng sợ gặp người lớn, đặc biệt là nam giới.
Vụ việc đã được giao cho Đơn vị Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em (PPA) thuộc Sở Cảnh sát thành phố Padang xử lý. Cho đến nay, họ đã bắt giữ 5 nghi can và đang truy tìm hai người khác đã chạy trốn.
Dựa trên Luật Bảo vệ Trẻ em của Indonesia, cảnh sát cho biết 5 trong số 7 bị cáo sẽ phải ngồi tù ít nhất 15 năm để trả giá cho hành vi đồi bại của bản thân. Hai thiếu niên dưới 12 tuổi còn lại cũng phải nhận bản án riêng dành cho người chưa thành niên.
Nước mắt và niềm vui ngày Mỹ mở cửa biên giới sau 20 tháng
Người Mỹ và du khách khắp thế giới vui mừng đến bật khóc khi chính quyền nước này chính thức mở cửa biên giới trở lại, chấm dứt 20 tháng hạn chế nghiêm ngặt vì dịch bệnh Covid-19 hoành hành.
Nhóm nghệ sĩ trong trang phục các màu cờ của quốc kỳ Mỹ biểu diễn chào mừng hành khách tại sân bay Heathrow ở London, Anh (Ảnh: Reuters).
Từ ngày 8/11, Mỹ mở cửa, dỡ lệnh cấm nhập cảnh với du khách quốc tế đã tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19 từ hơn 30 quốc gia, mở ra cơ hội đoàn tụ cho những gia đình đã bị chia cắt, những người muốn đến nước này nhưng bị cấm trong hơn 20 tháng qua.
Từ cầu Rainbow ở biên giới Mỹ - Canada cho đến ngã tư Tijuana giữa Mexico với bang California, dòng xe ô tô và dòng người chờ đợi kéo dài gây tắc nghẽn cửa khẩu ra vào.
Tại các sân bay và các cảng nhập cảnh khác của Mỹ, những người thân vui mừng được gặp lại nhau lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 càn quét toàn thế giới khiến hơn 5 triệu người thiệt mạng và tàn phá nặng nề kinh tế các nước.
Các hành khách khi vừa đáp xuống từ chuyến bay châu Âu đầu tiên hạ cánh theo quy định mới tại sân bay quốc tế John F. Kennedy (JFK), New York tươi cười cho biết thật tuyệt khi được quay lại nước Mỹ. Họ vỗ tay, reo hò.
Việc Mỹ mở lại biên giới cũng khiến nhiều người trên khắp thế giới phấn khích và lượng đặt vé máy bay đi đến Mỹ đã tăng lên đáng kể. Các hãng hàng không cho biết có sự tăng vọt về lượng đặt vé đến Mỹ, và số lượng hành khách dự kiến sẽ tăng cao ngay cả khi chưa tới giai đoạn cao điểm vào kỳ nghỉ lễ.
Tại các sân bay ở châu Âu, hành khách hào hứng xếp hàng để lên máy bay đến các thành phố của Mỹ, trong khi những người nhập cảnh bằng đường bộ tay xách nách mang phải chờ đợi hàng giờ đồng hồ.
Tại sân bay Frankfurt ở Đức, ông Hans Wolf xếp hàng chờ làm thủ tục với vẻ mặt đầy xúc động. Ông chuẩn bị đến Houston để thăm cậu con trai đã không gặp trong 2 năm qua. "Chúng tôi đã đặt những chuyến bay đầu tiên vào tháng 3 vừa qua và kể từ đó đã đặt đi đặt lại 28 lần, cũng như đã chi rất nhiều tiền để mua được vé đi chuyến này".
Một người mang thông điệp "Chúng tôi nhớ các bạn trong 2 năm qua" khi chờ đón người thân tại sân bay John F. Kennedy (Ảnh: Reuters).
Tại sân bay Heathrow ở London (Anh), 2 máy bay của 2 hãng bay đối thủ là British Airways và Virgin Atlantic đã cùng cất cánh từ các đường băng song song tại Heathrow đến New York. Hai hãng cùng thực hiện "chuyến bay song hành" này để kỷ niệm hoạt động mở cửa trở lại của Mỹ đối với Anh.
Tại sân bay JFK, Louise Erebara đứng chờ đón vợ chồng cô em gái duy nhất. Cô cho biết, hai chị em đã không gặp nhau trong 730 ngày.
Dọc theo biên giới Mỹ - Mexico, nhiều thành phố phải đối mặt với khó khăn kinh tế và thiếu đồng USD do các hạn chế thương mại chống dịch vui mừng trước quyết định này. Tại Canada, nhiều người lớn tuổi bay đến Florida để thoát khỏi mùa đông khắc nghiệt ở phương Bắc.
Các thành viên gia đình vui mừng khi được đoàn tụ tại sân bay quốc tế John F. Kennedy tại New York, Mỹ ngày 8/11 (Ảnh: AFP).
Các giới hạn đi lại do đại dịch Covid-19 tại Mỹ được áp dụng từ tháng 3/2020 dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump và tiếp tục được người kế nhiệm Joe Biden duy trì cho đến nay.
Tuy nhiên, cũng có nhiều tranh cãi bởi các quy định khác nhau về vắc xin ngừa Covid-19 vẫn là trở ngại để các gia đình người di cư được đoàn tụ.
Tại Canada, chi phí xét nghiệm PCR mà nước này yêu cầu đối với việc đi lại xuyên biên giới lên tới 250 USD, một cái giá đắt đỏ khiến nhiều người ngần ngại. Một số người Mexico đã tiêm phòng Covid-19 cũng vẫn có thể không được vào Mỹ nếu vaccine họ sử dụng chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt.
Trong khi đó, việc nới lỏng các quy định tại cửa khẩu có thể khiến số người di cư tìm cách xin tị nạn ở Mỹ gia tăng, điều có thể trở thành một phép thử mới cho chính quyền Tổng thống Biden.
Người Australia vỡ òa ngày đầu mở cửa sau chuỗi ngày "cửa đóng then cài" Nhiều người đã vỡ òa trong hạnh phúc được đoàn tụ với người thân sau khi Australia quyết định mở cửa một phần biên giới quốc tế do đại dịch Covid-19 hoành hành. Sau 18 tháng thực thi một số chính sách kiểm soát biên giới được đánh giá là nghiêm ngặt nhất thế giới để phòng dịch Covid-19, giới chức Australia quyết...