Hai bảo vật quốc gia mới nhất, chỉ có 1 mà không có 2 ở tỉnh Phú Thọ là những thứ gì?
Sưu tập Nha chương và Tượng Mẫu Âu Cơ của tỉnh Phú Thọ vừa chính thức được công nhận trở thành Bảo vật Quốc gia theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Hai bảo vật quốc gia mới nhất của tỉnh Phú Thọ là sưu tập nha cương và tượng Mẫu Âu Cơ.
Sưu tập nha chương gồm 4 chiếc; là hiện vật gốc mang giá trị độc bản quý hiếm. Sưu tập nha chương là sản phẩm của văn hóa Phùng Nguyên (khoảng 3.500 năm trước đây). Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình hình thành và phát triển nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước.
Sưu tập nha chương duy nhất chỉ phát hiện được tại vùng đất Phú Thọ ngày nay.
Sưu tậpnha chương 4 chiếc là 1 trong 2 bảo vật quốc gia của tỉnh Phú Thọ vừa được công nhận.
Theo các nhà nghiên cứu, nha chương như một biểu tượng quyền lực của nhà vua và quyền uy tù trưởng. Nha chương được làm từ đá quý, sử dụng kỹ thuật chế tác tinh xảo, dáng hình khác biệt không hề trộn lẫn với bất cứ loại hình công cụ nào cùng thời đại.
Do đó nha chương mang ý nghĩa tâm linh hoặc có giá trị biểu tượng trong xã hội của nhà nước sơ khai. Nha chương là nguồn tư liệu lịch sử bằng hiện vật vô cùng giá trị, đại diện cho một thời kỳ lịch sử hết sức có ý nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Năm 2017, 4 nha chương của tỉnh Phú Thọ đã được vinh dự lựa chọn đi trưng bày chuyên đề “ Báu vật khảo cổ học Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức”.
Video đang HOT
Hiện tại, bộ Sưu tập Nha chương được lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương.
Tượng Mẫu Âu Cơ có niên đại thế kỷ XIX, là hiện vật gốc độc bản hiện thờ tại đền Mẫu xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ).
Tượng Mẫu Âu Cơ được chế tác từ gỗ mít, được sơn son thếp vàng. Tượng Mẫu Âu Cơ là một tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc nhất của thời đại dành cho phức hợp đình – đền – miếu ở Hiền Lương.
Tượng Mẫu Âu Cơ sơn son thếp vàng hiện đang được thờ tại đền Mẫu, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Cùng với bộ sưu tập nha cương, tượng Mẫu Âu Cơ là bảo vật quốc gia mới nhất ở Phú Thọ.
Sự độc đáo của Tượng Mẫu Âu Cơ nằm ở hình ảnh một người phụ nữ ngồi trên ngai vua với biểu tượng rồng, hổ phù và phượng – vốn chỉ có nhà Vua, Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu được sử dụng, như một trong những biểu hiện của quyền lực.
Những thành tố ấy, đồng thời cũng là thành tố của nghệ thuật cung đình, chỉ xuất hiện ở những cung điện, đền miếu tại Hoàng cung và những nơi thờ tự được triều đình chăm lo, coi sóc với tư cách là những Quốc Từ, Quốc Tự, Quốc Miếu. Đền Mẫu Âu Cơ là Quốc Từ, mẹ Âu Cơ là Quốc Mẫu.
Hình ảnh này, phượng, hổ phù trên ngai tưởng như là một sự hiển nhiên, nhưng dưới con mắt của những Nho gia thuộc chế độ phong kiến trung ương tập quyền là một biệt lệ “độc nhất vô nhị”.
Chính vì thế, pho tượng mẫu Âu Cơ ở đền Mẫu Âu Cơ hoàn toàn khác biệt và mang giá trị độc đáo so với những tượng Mẫu khác được thờ trên cả nước.
Sưu tập Nha chương và Tượng Mẫu Âu Cơ trở thành bảo vật quốc gia, là tài sản vô giá của nhân dân tỉnh Phú Thọ, thể hiện bề dày văn hoá – lịch sử của vùng đất cội nguồn dân tộc.
Khi giông lốc đi qua
Những ngày đầu tháng 5, người dân tại nhiều địa phương của tỉnh Phú Thọ phải gồng mình chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên tai.
Những trận mưa lớn kèm theo giông lốc không chỉ gây thương vong mà còn lấy đi tài sản của nhiều người. Để giảm bớt phần nào mất mát đó những người làm công tác Mặt trận đang nỗ lực đến với người dân với những phần quà ý nghĩa, thiết thực.
Nhiều ngôi nhà ở Cẩm Khê (Phú Thọ) tan hoang sau giông lốc.
Ruộng vườn, đường sá, nhà cửa tan hoang là những hình ảnh chúng tôi ghi lại ở nhiều huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh trong những trận mưa giông lớn vừa qua. Huyện miền núi Tân Sơn là một trong 10/13 huyện, thành thị của tỉnh Phú Thọ bị thiệt hại nặng nề từ đợt giông lốc ấy.
Trong ngôi lán tạm mới được dựng lên sau khi bị mưa lốc thổi bay, anh Hà Văn Min (xóm Cọ Sơn 1 xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn) đang cùng vợ thu dọn lại những vật dụng cần thiết còn sót lại được.
Để dựng lại một nơi ở mới thực sự là bài toàn "nan giải". Anh Min nhẩm tính cũng phải ngót nghét tốn tới vài chục triệu đồng. Điều đó vượt ngoài tầm với của đôi vợ chồng trẻ như anh.
Anh Min chia sẻ, sau khi thiên tai xảy ra gia đình anh đã được Ban Công tác Mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong thôn cùng xắn tay vào cùng giúp đỡ gia đình dọn dẹp thu dọn nhà cửa, xây dựng nơi ở tạm để chờ xây nhà mới.
Là một trong ba hộ dân có nhà bị sập đổ hoàn toàn của huyện Tân Sơn, gia đình anh Phùng Văn Quân (xóm Còn 1- xã Thu Ngạc cũng nhận được số tiền hỗ trợ 5 triệu đồng từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ. Anh Quân cho biết, với sự động viên kịp thời từ cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, gia đình anh sẽ có thêm nguồn lực để có thể xây dựng được nơi an cư mới.
Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn Vũ Tiến Bắc cho biết trận giông lốc xảy ra vào chiều tối ngày mùng 8 và ngày 9/5/2020 đã làm 3 nhà bị sập hoàn toàn, hơn 70 nhà dân và 2 nhà văn hóa khu dân cư bị tốc mái; có trên 48 ha lúa, ngô bị đổ thiệt hại từ 30-70%; 43 ha cây lâm nghiệp bị đổ gãy. Ngay sau khi xảy ra sự cố UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng rà soát, thống kê thiệt hại để kịp thời thăm hỏi, động viên, huy động các lực lượng hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại như dọn dẹp nhà cửa, lợp lại nhà bị tốc mái, khắc phục các diện tích lúa ngô bị gãy đổ.
Ông Bắc cũng cho biết, để góp phần giúp các hộ gia đình bị thiệt hại có thể xây dựng được nơi ở mới UBND huyện Tân Sơn hỗ trợ đối với 1 nhà sập hoàn toàn là 19 triệu đồng (trong đó UBND huyện hỗ trợ 15 triệu đồng, UB MTTQ huyện hỗ trợ 2 triệu đồng, Hội Chữ thập đỏ huyện hỗ trợ 1 triệu đồng, UBND xã hỗ trợ 1 triệu đồng).
Cũng tương tự như Tân Sơn, Yên Lập là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất trong trận giông lốc đêm qua. Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đến 12h ngày 10/5 toàn huyện đã có 16 nhà ở bị sập đổ hoàn toàn cùng 430 nhà bị tốc mái; 62 phòng học bị tốc mái; trên 211 ha lúa bị thiệt hại; 450ha cây lâm nghiệp bị gẫy đổ... với ước tính thiệt hại 22 tỷ đồng.
Theo Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Yên Lập Đinh Thị Thu Thủy cho biết, ngay sau khi sự cố xảy ra, MTTQ đã chủ động phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương huy động các lực lượng giúp dân thu dọn nhà cửa. "Nhiệm vụ cấp thiết lúc này mà huyện Yên Lập là tổ chức lực lượng, nhanh chóng giúp người dân dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống; phát huy tinh thần tương thân, tương ái đùm bọc giúp đỡ lân nhau trong cơn hoạn nạn. Đồng thời, thực hiện tốt các chế độ hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn; huy động các lực lượng, nhất là lực lượng dân quân tự vệ, các đoàn thể cùng chung tay giúp các gia đình bị ảnh hưởng theo đúng phương châm "4 tại chỗ"- bà Thu khẳng định.
Thông tin về phương án hỗ trợ của Mặt trận đối với các địa phương bị thiệt hại, ông Nguyễn Hải, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ cho biết trên cơ sở số liệu tổng hợp của Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ đã kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên hỗ trợ các gia đình. Việc hỗ trợ tập trung vào 3 nhóm đối tượng là các gia đình có người bị thương vong, các gia đình bị sập đổ hoàn toàn. Mức hỗ trợ đối với gia đình có người bị thiệt mạng là 5 triệu đồng; hỗ trợ gia đình có người bị thương là 2 triệu đồng; hỗ trợ cho gia đình có nhà bị sập hoàn toàn là 5 triệu đồng/nhà.
Ông Nguyễn Hải cũng cho biết, đối với hơn 2.500 hộ gia đình bị thiệt hại một phần (từ 30-70%), Ủy ban MTTQ tỉnh sẽ cho rà soát và tập trung hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng yếu thế không có khả năng khắc phục từ nguồn kinh phí của Quỹ "Vì người nghèo" để giúp bà con sửa chữa nhà cửa, có nơi ở trong thời gian sớm nhất.
"Hiện tại, Ủy ban MTTQ tỉnh đã trích gần 300 triệu đồng từ "Quỹ cứu trợ" của tỉnh để hỗ trợ nhân dân. Bên cạnh đó các huyện, thị đang tiếp tục rà soát các hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng để đề nghị tỉnh và Trung ương hỗ trợ"- ông Nguyễn Hải thông tin.
*Để kịp thời, chia sẻ với những khó khăn với các địa phương bị thiệt hại, trong ngày 11 và ngày 12/5 Đoàn công tác của UBMTTQ tỉnh Phú Thọ do ông Nguyễn Hải, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà các gia đình bị thiệt hại do giông lốc tại các huyện Tam Nông, Cẩm Khê, Tân Sơn và Yên Lập.
Cùng ngày 12/5, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ Nguyễn Chí Thắng đã đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho các hộ gia đình có nhà bị sập tại huyện Thanh Ba; thăm 2 cháu học sinh bị thương tại Thị xã Phú Thọ.
Xe bồn đâm vào lán bên đường, chồng tử vong, vợ bị thương Đang lưu thông trên QL2 đoạn qua thị xã Phú Thọ, xe bồn bất ngờ đâm vào lán trồng cây khiến 2 vợ chồng ngủ trong lán thương vong. Hiện trường vụ xe bồn đâm vào lán khiến chồng tử vong, vợ bị thương Thông tin ban đầu, khoảng 4h sáng 12/5, xe bồn BKS 19C-142.13 do anh Nguyễn Văn Công (SN 1981,...