Hải âu nhiều tuổi nhất thế giới, sống một mình trên đảo hoang
Con chim hải âu Fulmar sống một mình trên đảo Eynhallow ở Scotland, có tuổi đời ít nhất là 45 tuổi. Các nhà nghiên cứu phát hiện một con chim hải âu Fulmar nhiều tuổi nhất thế giới trên hòn đảo không có người Eynhallow, ở tại Orkney, Scotland.
Chim hải âu Fulmar sinh ra vào tháng 7/1975. Các chuyên gia phát hiện ra nó sau gần nửa thế kỷ sống trên đảo. Nhờ vào chiếc vòng đánh số gắn trên chân của hải âu, các chuyên gia có thể xác định tuổi của nó.
Fulmar có tuổi thọ trung bình là 30 năm, con chim hải âu sống trên đảo không người ở được cho là nhiều tuổi nhất thế giới. Fulmar sinh sản lần đầu khi nó được từ 6 đến 12 tuổi và sẽ thường xuyên quay trở lại nơi nó sinh ra lần đầu.
Loài chim sinh sống trên đảo Eynhallow là loài chim Fulmar phương bắc, tên khoa học là Fulmarus glacialis. Ước tính có khoảng 350.000 cặp chim hải âu fulmar sinh sản trên các vách đá quanh bờ biển nước Anh và trải qua mùa đông ngoài biển.
Đảo Eynhallow theo tiếng Bắc Âu cổ được dịch là ‘Eyin Helga’, có ý nghĩa là Đảo Thiêng, với diện tích gần 900 mét vuông. Nằm giữa hai đảo lớn nên đôi khi người ta khó phát hiện Đảo Eynhallow trên bản đồ, thậm chí có người gọi đây là đảo vô hình.
Hòn đảo hoàn toàn không có người ở. Theo truyền thuyết có một lời nguyền chết chóc về hòn đảo khiến nhiều người khiếp sợ, ít ai dám đặt chân đến, nhưng vẫn là nơi sinh sống của một số loài chim biển.
Các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi phát hiện cá thể hải âu Fulmar nhiều tuổi vẫn còn sống trên đảo. Được biết, Fulmar là một trong nhiều loài chim biển đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tàn phá trên khắp nước Anh và Ireland vào mùa hè này. Chim biển có xu hướng sống lâu và sinh sản chậm. Điều này có nghĩa là có thể mất một thời gian rất dài để dân số loài này khỏi bệnh và phát triển trở lại.
Dave Leech, người đứng đầu chương trình bảo tồn chim biển Anh và Ireland cho biết: “Các quần thể chim biển của Anh và Ireland có tầm quan trọng toàn cầu. Những tình nguyện tham gia chương trình đóng một vai trò cơ bản trong công tác giám sát, làm nền tảng cho nỗ lực bảo tồn. Với việc bệnh cúm gia cầm đang gia tăng, cộng thêm những áp lực môi trường do thay đổi khí hậu và chất lượng không khí suy giảm, việc làm của tình nguyện viên có kinh nghiệm quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng tôi vẫn luôn nỗ lực và vô cùng biết ơn đóng góp của họ”.
Món gỏi tim gây tranh cãi ở Iceland
Gỏi tim hải âu tại Iceland là một trong những món ăn từ nội tạng động vật gây tranh cãi bậc nhất thế giới. Ẩm thực Iceland luôn thu hút thực khách với những món ăn lâu năm nổi tiếng và có thể khiến thực khách phương xa phải rùng mình như vây hải cẩu, tinh hoàn cừu, mỡ cá voi... và không thể thiếu món gỏi tim hải âu ăn sống.
Chim hải âu cổ rụt (hay hải âu mỏ sáng, vẹt biệt) là một loài vật hoang dã đặc trưng tại Iceland. Ảnh: Owlcation.
Món gỏi tim ra đời phụ thuộc về mặt địa lý bởi Iceland vốn là nơi có số lượng chim hải âu cổ rụt nhiều nhất trên toàn thế giới, lên tới 10-15 triệu con sinh sống. Tuy nhiên, việc săn bắt, giết hại hải âu để làm nên món gỏi tim lại gây ra rất nhiều tranh cãi. Hải câu cổ rụt là loài vật nằm trong diện bảo vệ của nhiều quốc gia trên thế giới, riêng tại Na Uy còn đưa ra quy định cấm săn bắt loài chim này.
Món gỏi tim hải âu tại Iceland. Ảnh: TripAdvisor.
Cách chế biến món gỏi tim hải âu cũng không kém phần phức tạp khi người chế biến mổ bụng những chú chim này, sau đó moi tim ra, thái mỏng để thưởng thức sống ngay lúc đó một cách tươi ngon nhất.
Tuy vậy, cách ăn trực tiếp cũng có phần rùng rợn với chính người Iceland, nên họ đã tìm một cách ăn dễ dàng hơn là trộn với nước sốt cùng nhiều loại gia vị đặc trưng vùng miền.
Việc săn bắt chim hải âu cổ rụt gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Quora.
Dẫu gây nhiều tranh cãi, tại nhiều vùng miền của Iceland và quần đảo Faroe, việc săn bắt chim hải âu cổ rụt vẫn được cho phép và diễn ra thường xuyên. Người dân địa phương cho rằng món gỏi tim này là nét tinh hoa ẩm thực riêng của Iceland mà không có ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Những năm gần đây, khi cả thế giới đang dần được nâng cao nhận thức về việc trân trọng đời sống loài vật hoang dã thì việc săn bắt hay thưởng thức món gỏi tim cũng dần không còn phổ biến. Những người còn sử dụng món gỏi tim này thường thuộc thế hệ trước hay còn ảnh hưởng nhiều văn hóa truyền thống.
Sắp diễn ra triển lãm tem bưu chính quốc gia Vietstampex sau 2 năm gián đoạn Triển lãm tem bưu chính quốc gia - Vietstampex 2020 sẽ khai mạc vào ngày 24/6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) sau thời gian bị gián đoạn bởi dịch COVID-19. Triển lãm tem bưu chính quốc gia - Vietstampex 2020 là dịp người chơi tem gặp gỡ, trao đổi thông tin....