Hai anh em bị suy thận cấp do uống vitamin D quá liều
Qua thăm khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm và khai thác tiền sử sử dụng thuốc, 2 anh em được chẩn đoán ngộ độc vitamin D – suy thận cấp.
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận 2 bệnh nhi V.L (3 tuổi) và M.H (18 tháng tuổi) là 2 anh em ruột nhập viện trong tình trạng nôn, đau bụng nhiều.
Gia đình cho biết, mong muốn con phát triển khoẻ mạnh, không bị còi xương nên đều đặn cho 2 bé uống vitamin D mỗi ngày từ sau sinh. Tuy nhiên, bà thấy cháu thích uống và nghĩ vitamin là thuốc bổ, uống nhiều cũng không sao nên thay vì cho cháu uống theo liều lượng quy định, bà lại cho 2 cháu uống tùy thích (2 bé uống trực tiếp tại lọ, không sử dụng dụng cụ đong thuốc hoặc qua dụng cụ đong nhưng lấy nhiều hơn liều quy định nhiều lần) trong thời gian dài.
Bệnh nhi đang được điều trị ngộ độc vitamin D tại khoa Thận – Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Khoảng 2 tuần trước khi nhập viện, hai anh em đều xuất hiện tình trạng nôn, táo bón, đau bụng từng cơn 8-9 lần/ngày.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi được làm các xét nghiệm cần thiết, kết quả cho thấy cả 2 bé đều bị tăng canxi máu, tăng canxi niệu, nồng độ vitamin D tăng rất cao so với giới hạn bình thường, nồng độ PTH giảm, thận hai bên nhu mô tăng âm. Qua thăm khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm và khai thác tiền sử sử dụng thuốc, 2 anh em được chẩn đoán ngộ độc vitamin D – suy thận cấp.
ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc, Khoa Thận – Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, vitamin D là chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi giúp xương chắc khỏe. Vitamin D có trong thức ăn rất ít, chủ yếu được tổng hợp do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hoặc cung cấp qua đường uống.
Nhiều phụ huynh mong muốn con cao lớn, chắc khoẻ nên bổ sung cho con từ nhỏ. Tuy nhiên việc tăng cường bổ sung công thức vitamin D, sử dụng vitamin D liều cao kéo dài lại chính là nguy cơ tiềm tàng cho ngộ độc nếu sử dụng không đúng chỉ dẫn về liều lượng của bác sĩ.
Video đang HOT
Liều gây ngộ độc vitamin D là không rõ ràng, nhưng liều uống tối đa được khuyến cáo theo Hội Nội tiết với trẻ dưới 6 tháng tuổi là 1000UI/ngày; trẻ 12 tháng tuổi, liều là 1500UI/ngày; trẻ từ 1 tới 3 tuổi là 2500UI/ngày; 4-8 tuổi là 3000UI/ngày; trên 9 tuổi là 4000UI/ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, liều gây ngộ độc có thể cao hoặc thấp hơn liều khuyến cáo.
Ngộ độc vitamin D là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề. Trẻ bị ngộ độc vitamin D thường có các triệu chứng của tăng canxi máu như ăn kém, giảm cân, đau bụng, nôn, táo bón, uống nhiều, đái nhiều, trong các trường hợp nặng có thể gây mất nước đe dọa tính mạng.
Khi nồng độ canxi vượt quá ngưỡng của ống thận sẽ gây ra sự kết tủa của canxi trong ống thận và vôi hóa tháp thận. Sự mất nước, giảm mức lọc cầu thận và vôi hóa tháp thận có thể làm tổn thương chức năng thận trong nhiễm toan ống thận và suy thận.
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc, các vitamin, trong đó có vitamin D tuy rất cần thiết và có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, song nó không phải là thuốc bổ có thể sử dụng tùy tiện hoặc dùng càng nhiều càng tốt. Việc sử dụng vitamin nên được tuân thủ chặt chẽ liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể và cần có sự giám sát, theo dõi của nhân viên y tế để tránh nguy cơ gây ngộ độc hay ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kì các loại thuốc hay vitamin nào cho trẻ, đồng thời nên tuân thủ các hướng dẫn sau:
Không tự ý mua thuốc, vitamin cho con uống. Phải dùng thuốc, vitamin theo đúng đơn của bác sĩ cho mỗi lần khám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hay đơn thuốc của trẻ khác hay của người lớn cho trẻ.
Thuốc, vitamin nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng.
Để thuốc, vitamin ngoài tầm nhìn và tầm tay với của trẻ, tốt nhất là để trong tủ có khóa an toàn.
Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, loại bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.
Không nên uống thuốc trước mặt trẻ vì trẻ rất dễ bắt chước.
Người chăm sóc trẻ phải chắc chắn biết rõ và dùng đúng liều lượng thuốc, vitamin theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay trên tờ hướng dẫn sử dụng khi cho trẻ uống thuốc.
Trẻ ngộ độc, suy thận cấp do gia đình nghĩ 'vitamin D là thuốc bổ, uống nhiều không sao'
2 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nôn, đau bụng nhiều. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ ngộ độc, suy thận cấp do uống vitamin D quá liều trong thời gian dài.
Bệnh nhi ngộ độc, suy thận cấp do uống vitamin D quá liều đang điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương - Ảnh: BVCC
Bệnh viện Nhi trung ương vừa tiếp nhận trường hợp 2 anh em ruột V.L. (3 tuổi) và M.H. (18 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng nôn, đau bụng nhiều.
Gia đình bệnh nhi cho biết hằng ngày gia đình đều đặn cho 2 bé uống vitamin D từ sau sinh. Bà thấy cháu thích uống và nghĩ vitamin là thuốc bổ, uống nhiều cũng không sao nên thay vì cho cháu uống theo liều lượng quy định, lại để 2 cháu uống tùy thích. Từ đó, 2 bé uống trực tiếp tại lọ, lấy nhiều hơn liều quy định nhiều lần trong thời gian dài.
Khoảng 2 tuần trước khi nhập viện, hai bé đều xuất hiện tình trạng nôn, táo bón, đau bụng từng cơn 8-9 lần/ngày.
ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc, khoa thận - lọc máu, Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết sau khi được làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy cả 2 bé đều bị tăng canxi máu, nồng độ vitamin D tăng rất cao so với giới hạn bình thường, có dấu hiệu suy thận cấp. Trẻ được chẩn đoán ngộ độc vitamin D và suy thận cấp do dùng quá liều vitamin D thời gian dài.
Theo bác sĩ Ngọc, ngộ độc vitamin D là tình trạng hiếm gặp, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề. Trẻ bị ngộ độc vitamin D thường có các triệu chứng của tăng canxi máu như ăn kém, giảm cân, đau bụng, nôn, táo bón, uống nhiều, tiểu nhiều.
Trong các trường hợp nặng, trẻ có thể gây mất nước đe dọa tính mạng. Khi nồng độ canxi vượt quá ngưỡng ống thận sẽ gây ra sự kết tủa của canxi trong ống thận và vôi hóa tháp thận, có thể làm tổn thương chức năng thận và suy thận.
Cũng theo bác sĩ Ngọc, các vitamin, trong đó có vitamin D tuy rất cần thiết và có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, song nó không phải là thuốc bổ có thể sử dụng tùy tiện hoặc dùng càng nhiều càng tốt.
"Liều uống vitamin D tối đa được khuyến cáo với trẻ dưới 6 tháng tuổi 1.000UI/ngày; trẻ 12 tháng tuổi 1.500UI/ngày; trẻ 1 - 3 tuổi 2.500UI/ngày; 4-8 tuổi 3.000UI/ngày; trên 9 tuổi 4000UI/ngày (UI là đơn vị sử dụng để định lượng đơn vị cho vitamin).
Việc sử dụng vitamin nên được tuân thủ chặt chẽ liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể và cần có sự giám sát, theo dõi của nhân viên y tế để tránh nguy cơ gây ngộ độc hay ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe", nữ bác sĩ thông tin.
Các bác sĩ khuyến cáo, để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay vitamin nào cho trẻ, đồng thời tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Không tự ý mua thuốc, vitamin cho con uống, phải dùng thuốc, vitamin theo đúng đơn của bác sĩ cho mỗi lần khám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hay đơn thuốc của trẻ khác hay của người lớn cho trẻ.
- Thuốc, vitamin nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng.
- Để thuốc, vitamin ngoài tầm nhìn và tầm tay với của trẻ, tốt nhất để trong tủ có khóa an toàn.
- Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, loại bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.
- Người chăm sóc trẻ phải chắc chắn biết rõ và dùng đúng liều lượng thuốc, vitamin theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay trên tờ hướng dẫn sử dụng khi cho trẻ uống thuốc.
Cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh viêm gan cấp tính cho trẻ? Cha mẹ cần lưu ý những điều này để phòng bệnh viêm gan cấp tính cho trẻ. TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa - Trưởng khoa Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, viêm gan cấp là tình trạng gan mới bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, độc chất, các tình trạng rối loạn chuyển hóa, rối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng

Biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đầy hơi và ợ chua vào buổi sáng

Sai lầm cần tránh trước khi tập thể dục

Dinh dưỡng hợp lý cho người mắc bệnh sởi

Tại sao phụ nữ lại dễ bị thiếu hụt magiê hơn?

Cách phòng ngừa cục máu đông

Người bệnh ung thư bị ảnh hưởng bởi trào lưu thực dưỡng, keto lan tràn mạng

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Bí ẩn y học: Nam sinh quên tiếng mẹ đẻ sau ca phẫu thuật đầu gối

Bé 3 tuổi nhập viện vì mũi đầy dị vật, bác sĩ gắp ra vật bất ngờ

Trẻ lười ăn rau, có thể bổ sung chất xơ từ đâu?

Lợi ích và rủi ro của chế độ ăn nhiều thịt
Có thể bạn quan tâm

Team "Cuộc sống ở châu Phi" của Quang Linh Vlogs giờ ra sao?
Netizen
18:44:17 06/04/2025
Tình tin đồn của mỹ nam BTS bị tố làm gái gọi
Sao châu á
18:22:36 06/04/2025
4 công thức làm đẹp da từ quả bơ
Làm đẹp
18:19:25 06/04/2025
Top 5 con giáp vận khí hanh thông, tiền tài rực rỡ trong tháng 4 Âm lịch
Trắc nghiệm
17:49:24 06/04/2025
Cặp đôi Gen Z Vbiz chính thức "chốt đơn" sau 6 năm hẹn hò, cảnh tượng cầu hôn gây xôn xao
Sao việt
17:42:10 06/04/2025
Động đất tại Myanmar: LHQ kêu gọi thế giới chung tay hỗ trợ
Thế giới
17:23:51 06/04/2025
Phim 'Địa đạo' đạt doanh thu không tưởng, vượt xa cơn sốt 'Đào, Phở và Piano'
Hậu trường phim
16:01:09 06/04/2025
Chi tiêu tối giản 5 năm, tôi nhận ra 6 thứ này không cần mua mới!
Sáng tạo
15:25:02 06/04/2025
"Nữ thần đạo nhái" bị cả nước quay lưng vì "ăn cắp còn la làng", nhan sắc lẫn sự nghiệp lao dốc không phanh
Nhạc quốc tế
14:06:14 06/04/2025
Quyền Linh phấn khích khi mẹ đàng trai đem danh lam thắng cảnh thuyết phục cô gái
Tv show
14:02:07 06/04/2025