Hải An lên kế hoạch lợi nhuận 2020 giảm 36%, bổ sung ngành bất động sản
Doanh nghiệp gặp khó khăn do tình hình cạnh tranh và chi phí gia tăng do ảnh hưởng bởi quy định nhiên liệu từ IMO.
Lợi nhuận sau thuế dự kiến 85 tỷ đồng, giảm 36%.
Trong tài liệu họp cổ đông, Ban lãnh đạo Công ty Vận tải Hải An (HoSE: HAH) nhận định năm nay vẫn là một năm khó khăn đối với thị trường cảng biển tại khu vực Hải Phòng do dư thừa nguồn cung cảng biển và xu hướng chuyển dịch sang phía hạ nguồn sông của các hãng tàu lớn.
Cảng Lạch Huyện đã lắp đặt xong 6 cần cẩu để đưa cả 2 bến vào hoạt động (năm 2018 chỉ khai thác một bến). Như vậy tổng công suất thiết kế của các cảng container ở khu vực Hải Phòng sẽ lên tới 8,5 triệu TEU/năm, trong khi dự kiến lượng hàng chỉ đạt tối đa là 5,5 triệu TEU, thừa công suất tới gần 40%.
Bên cạnh đó, cảng MIPEC được đưa vào khai thác trong quý I, khiến nguồn cung cảng biển tiếp tục tăng. Trước đó, 2 bến cảng container mới là Nam Đình Vũ và HICT đưa vào khai thác từ giữa năm 2018 và hoạt động ổn định trong năm 2019 đã dẫn tới nguồn cung cảng biển tăng khoảng 30%.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chi phí còn gia tăng do ảnh hưởng bởi quy định IMO. Từ ngày 1/1, quy định của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) bắt buộc tàu biển phải sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh dưới 0,5% (LSFO). Vì vậy, hoạt động kinh doanh vận tải biển sẽ gặp khó khăn do phải sử dụng nhiên liệu đạt chuẩn với đơn giá rất cao (dự kiến giá bình quân là 550 USD/tấn) tăng khoảng 30%. Ngoài ra chi phí ngày tàu cũng tăng do chi phí sửa chữa, vật tư, giá dầu nhờn loại phù hợp với LSFO cũng sẽ tăng. Nếu không tăng được doanh thu bằng cách tăng sản lượng, tăng cước vận tải thì kết quả kinh doanh vận tải sẽ lỗ rất lớn.
Thị trường thuê tàu năm 2020 dự báo cũng rất khó khăn và không có khả năng tăng giá thuê tàu trong vòng 6 tháng đầu năm. Vì vậy, công ty xây dựng kế hoạch năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu là 1.219 tỷ đồng, tăng 10%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế là 85 tỷ đồng, giảm 36% so với mức thực hiện năm 2019 và giảm 35 tỷ đồng so với chỉ tiêu ghi trong báo cáo thường niên trước đó.
Quý I, công ty ghi nhận lợi nhuận giảm 8% còn 31 tỷ đồng, chủ yếu do hoạt động tài chính không hiệu quả khi doanh thu giảm và chi phí tăng. Như vậy, doanh nghiệp hoàn thành 36% kế hoạch đề ra.
Nhằm thực hiện kế hoạch nêu trên, công ty tiếp tục tập trung hỗ trợ cho các hãng tàu ngoại đang sử dụng cảng nhằm giúp họ duy trì và phát triển tuyến, đặc biệt là hãng tàu SM Line và đẩy mạnh triển khai công tác thị trường (cho cả bốc xếp và vận tải), chủ yếu là thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.
Hải An vẫn chú trọng phát triển thị trường khu vực Cái Mép, nhất là hàng chuyển tải của các hãng tàu có tàu mẹ cập cảng.
Về đầu tư, công ty dự kiến mua 1 tàu container, nâng cấp cầu cảng Hải An để có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải đến 25.800DWT. Ngoài ra, Hải An cũng hoàn thiện các thủ tục cho khu đất của dự án depot tại khu vực Cái Mép, thủ tục nhận chuyển nhượng tòa nhà Hải An tại phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng và thủ tục đầu tư 1 bến phao tại khu vực Cái Mép.
Trong tháng 7 và tháng 8 tới, tàu Haian Link và Haian Mind dự kiến lên đà (kiểm tra) định kỳ tại Trung Quốc. Công ty cũng sẽ chuẩn bị và bố trí kế hoạch cho hoạt động này.
Công ty cũng trình ĐHĐCĐ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
PXS tự tin có lãi sau 2 năm lỗ liên tiếp
Sau hai năm thua lỗ liên tiếp, Công ty CP Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí (PXS) đặt kế hoạch có lãi 700 triệu đồng trong năm 2019.
Ảnh minh họa
Cụ thể, HĐQT PXS tạm đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu dự kiến 888 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 700 triệu đồng. Trước đó, trong năm 2019, doanh thu của PXS đạt được 405 tỷ đồng nhưng do giá vốn lên tới 538 tỷ đồng nên công ty lỗ ròng gần 269 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế tại thời điểm cuối năm 2019 lên gần 368 tỷ đồng.
Về phương án khắc phục lỗ lũy kế, PXS cho hay, công ty đã được chủ đầu tư SGC (Thái Lan) ký kết làm tổng thầu Việt Nam duy nhất tại dự án Long Sơn - gói A2 với giá trị gần 2.500 tỷ đồng, thời gian thi công 45 tháng. Hiện tại PXS đang triển khai công việc rất tốt trên công trường, luôn vượt tiến độ và được chủ đầu tư đánh giá cao. Dự án Long Sơn sẽ đảm bảo sản lượng và doanh thu của PXS ổn định hoạt động đến năm 2022 đủ sức vực dậy công ty sau 2 năm lỗ liên tiếp.
Năm 2020, dự án Long Sơn bước vào cao điểm, PXS chủ yếu xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dự vào dòng tiền Long Sơn với sản lượng gần 1.000 tỷ đồng trong năm 2020, còn lại là từ các dự án Thái Bình (hiện đã được Chính phủ và Tập đoàn dầu khí phê duyệt bổ sung nguồn vốn năm 20202), một số dự án của Vietsov đang triển khai như BK21... Do đó, PXS tự tin năm 2020 sẽ đạt kế hoạch lợi nhuận.
Bên cạnh đó, PXS đã trích lập dự phòng toàn bộ các chi phí rủi ro, các khoản phải thu khó đòi của tất cả các dự án, như vậy, trong trường hợp thanh quyết toán được dự án DK1 (104 tỷ đồng) và phê duyệt bổ sung đơn giá tại dự án Thái Bình (65 tỷ đồng), PXS sẽ hoàn nhập được khoản trích lập dự phòng theo số liệu thực tế quyết toán và sẽ là lợi nhuận bổ sung ngoài kế hoạch của công ty năm 2020.
Nguyễn Hiền
Nhiệt điện Phả Lại (PPC): Quý 1/2020 lãi 135 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ Nhiệt điện Phả Lại (PPC): Quý 1/2020 lãi 135 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã CK: PPC) đã công bố BCTC quý 1/2020. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 2.233 tỷ đồng tăng 30,7% so với cùng kỳ tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng thêm tới 50% lên 2.065...