HAGL (HAG): Bầu Đức đăng ký mua 20 triệu cổ phần, tăng sở hữu lên 40,62% vốn
Chốt phiên ngày 13/10, thị giá mã HAG vào mức 4.640 đồng/cp, tăng 24% trong vòng 2 tháng qua. Tạm tính theo thị giá này, bầu Đức dự chi khoảng 232 tỷ đồng để thực hiện giao dịch trên.
Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai (HAG), ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) vừa đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu HAG. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 19/10 đến 30/10/2020, mục tiêu nhằm tăng khối lượng sở hữu. Nếu thực hiện thành công, bầu Đức sẽ tăng cổ phần tại HAGL từ 326,7 triệu cổ phiếu lên 376,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ tăng từ 35,23% lên 40,62% vốn.
Phương thức giao dịch là thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn. Chốt phiên ngày 13/10, thị giá mã HAG vào mức 4.640 đồng/cp, tăng 24% trong vòng 2 tháng qua. Tạm tính theo thị giá này, bầu Đức dự chi khoảng 232 tỷ đồng để thực hiện giao dịch trên.
Điểm lại, sau khi thoái sạch vốn tại thủy điện, bò, ớt… để tập trung phát triển mảng chủ lực là cây ăn trái. Tính đến cuối năm 2019, hoạt động kinh doanh của HAGL ngoài cây ăn trái, bầu Đức vẫn còn giữ lại vườn cao su (dự kiến năm 2022 sẽ khai thác toàn bộ tổng diện tích 31.085 ha), mảnh bệnh viện (mảng này đang có lợi nhuận dù không nhiều).
Kết thúc quý 2/2020, HAGL ghi nhận doanh thu 647 tỷ đồng, tăng tương đối so với con số 512 tỷ cùng kỳ năm ngoái. Gía vốn tương ứng tăng mạnh, theo đó lợi nhuận gộp Công ty về 124,5 tỷ đồng – giảm hơn 37%.
Video đang HOT
Trong kỳ, chi phí tài chính giảm mạnh (chủ yếu là lãi vay), chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm mạnh. Ghi nhận đến thời điểm 30/6/2020, tổng nợ vay ngân hàng Công ty giảm, ngược lại vay nợ cá nhân, tổ chức khác tính chung với trái phiếu tăng mạnh. Kết quả, dư nợ HAGL tăng từ 14.698 tỷ lên 17.874,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, quý 2/2020 khoản lỗ khác HAGL chỉ còn 62 tỷ, con số hồi quý 2/2019 lên đến 704 tỷ đồng chủ yếu liên quan đến việc chuyển đổi vườn cây. Trong đó, Công ty không còn ghi nhận chi phí chuyển đổi, quý 2/2019 khoản này chiếm hơn 300 tỷ.
Kết quả, HAGL ghi nhận lãi sau thuế công ty mẹ hơn 10 tỷ, song toàn Công ty vẫn còn lỗ sau thuế hơn 65 tỷ (cùng kỳ lỗ 728 tỷ). Trong đó, khoản lỗ từ cổ đông không kiểm soát hơn 75 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 180,5 tỷ).
Luỹ kế nửa đầu năm, Công ty ghi nhận 1.483 tỷ doanh thu – tăng gần 61%. Trong đó, doanh thu tăng mạnh chủ yếu đến từ doanh thu bán trái cây, tăng gấp đôi cùng kỳ lên 1.220 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, Công ty còn lỗ sau thuế 132 tỷ – cải thiện mạnh so với con số 706 tỷ nửa đầu năm ngoái.
Khối ngoại bán ròng trở lại 1.854 tỷ đồng trong tuần qua, mua ròng mạnh nhất SSI
Khối ngoại tuần từ 28/9-2/10 bán ròng trên 2 sàn chính HoSE và HNX trong khi mua ròng nhẹ ở UPCoM.
SSI là mã đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 46 tỷ đồng.
Các cổ phiếu trụ cột như VNM, HPG, VHM, VRE, CTG... đều bị bán ròng mạnh.
Thị trường tiếp tục tăng điểm trong tuần qua với thanh khoản tiếp tục được cải thiện. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 1,64 điểm (0,18%) lên 909,91 điểm; HNX-Index tăng 3,39 điểm (2,58%) lên 134,91 điểm; UPCoM-Index tăng 1,06 điểm (1,73%) lên 62,35 điểm.
Dù thị trường tiếp tục diễn biến tích cực nhưng giao dịch của khối ngoại tiếp tục là điều nhà đầu tư quan tâm. Dòng vốn ngoại trong tuần từ 28/9-2/10 giao dịch vẫn sôi động với việc mua vào 78,5 triệu cổ phiếu, trị giá 2.020 tỷ đồng, trong khi bán ra 139,6 triệu cổ phiếu, trị giá 3.874 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng là 61 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng 1.854 tỷ đồng.
Riêng ở sàn HoSE, khối ngoại quay trở lại bán ròng lên đến 1.777,7 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng ở mức 54 triệu cổ phiếu. Khác với tuần giao dịch trước đó, khối ngoại giao dịch chủ yếu thông qua khớp lệnh trong khi phương thức thỏa thuận chỉ là bán ròng 6,4 tỷ đồng.
SSI là cổ phiếu được khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất với 46 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND và FUESSVFL (VN DIAMOND và VNFIN LEAD) được khối ngoại mua ròng lần lượt 34 tỷ đồng và 14 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VNM đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị lên đến 468,7 tỷ đồng. HPG và VHM bị bán ròng lần lượt 293 tỷ đồng và 174 tỷ đồng. Ngoài ra, VRE cũng bị bán ròng trên 136,5 tỷ đồng.
Ở sàn HNX, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp, với giá trị gần gấp đôi tuần trước đó và ở mức 79,8 tỷ đồng, tương ứng 6,7 triệu cổ phiếu.
INN là cổ phiếu duy nhất ở sàn HNX có giá trị mua ròng của khối ngoại lớn hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, DXP bị bán ròng mạnh nhất với 51 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là NTP với 6 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng nhưng giá trị vẫn chỉ đạt vỏn vẹn 3,6 tỷ đồng, nhưng xét về khối lượng họ bán ròng 263.522 cổ phiếu.
ACV được mua ròng mạnh nhất sàn UPCoM với 18,7 tỷ đồng, trong khi mã đứng sau là MCH chỉ với 3,4 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VGG bị bán ròng mạnh nhất với 14 tỷ đồng, các mã còn lại đều có giá trị bán ròng dưới 10 tỷ đồng.
Một lãnh đạo cấp cao Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HAX) đăng ký thoái toàn bộ cổ phiếu Lãnh đạo Công ty cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Mã chứng khoán: HAX - sàn HOSE) đăng ký bán ra toàn bộ cổ phiếu. Theo đó, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó tổng giám đốc tại Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh đăng ký bán ra toàn bộ 151.500 cổ phiếu HAX, nếu giao dịch thành công bà sẽ giảm...