HAGL Agrico lỗ thêm hơn 118 tỷ đồng, kiểm toán cảnh báo ‘yếu tố không chắc chắn trọng yếu’
Sau kiểm toán, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức ghi nhận lãi ròng giảm từ 253 tỷ đồng xuống gần 217 tỷ đồng.
Theo báo cáo kiểm toán hợp nhất 2019, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) ghi nhận lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HOSE: HNG) là gần 2.426 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập chỉ dừng tại mức lỗ 2.308 tỷ đồng. Chênh lệch trước kiểm toán và sau kiểm toán khá lớn đến hơn 118 tỷ đồng. Như vậy lỗ luỹ kế của HNG tại ngày 31/12/2019 đã lên đến con số 2.324 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của HNG đạt 23.000 tỷ đồng, giảm 26% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn đạt gần 4.000 tỷ đồng, giảm 7%; tài sản dài hạn đạt 19.000 tỷ đồng, giảm gần 27%. Về tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm 1.555 tỷ đồng.
Đồng thời hàng tồn kho của công ty chiếm hơn 2.100 tỷ đồng, chủ yếu là do tăng chi phí sản xuất và kinh doanh dở dang và thành phẩm; tài sản dài hạn, lợi thế thương mại của HAGL Agrico tại ngày 31/12/2019 đạt 372 tỷ đồng, chỉ bằng 12% so với lợi thế thương mại tại thời điểm đầu năm 2019.
Nợ phải trả của HNG đạt hơn 13.542 tỷ đồng, chiếm 58% tổng tài sản. Nợ ngắn hạn của công ty lúc này đạt gần 8.000 tỷ đồng, gấp đôi so với tài sản ngắn hạn.
HAGL Agrico lỗ thêm hơn 118 tỷ đồng.
Trong báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2019 của HAG, đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ hàng loạt vấn đề. Cụ thể, vào ngày 31/12/2019, HAG đã ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn tồn đọng với tổng giá trị gần 10.505 tỷ đồng. Dựa theo thông tin hiện có, đơn vị kiểm toán không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để xác định khả năng thu hồi số nợ tồn đọng là 5.669 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo đó, đơn vị kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn hay không và các ảnh hưởng nếu có đến BCTC hợp nhất của công ty cho năm tài chính 2019.
Ngoài ra, như đã trình bày trong phần thuyết minh, HAG ghi giảm chi phí khác từ việc hoàn nhập số dư dự phòng thuế thu nhập doanh nghiệp tại cuối năm 2018 với số tiền hơn 335 tỷ đồng. Tại cuối năm 2019, HAG không ghi nhận khoản dự phòng thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền ước tính hơn 147 tỷ đồng do việc công ty áp dụng các nội dung mới của dự thảo sửa đổi Nghị định 20 mặc dù dự thảo này chưa được phê duyệt chính thức bởi các cơ quan có thẩm quyền tại ngày của báo cáo này.
Nếu HAG thực hiện việc ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm 2019 và không hoàn nhập chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong các năm tài chính trước đó thì chỉ tiêu lỗ sau thuế của HAG sẽ tăng với số tiền gần 482 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, kiểm toán còn nhấn mạnh về việc trình bày khoản nợ ngắn hạn của Công ty tại cuối năm 2019 đã vượt qua tài sản ngắn hạn với số tiền hơn 1.016 tỷ đồng. Từ những điều trên và một số chỉ tiêu được trình bày trong bảng thuyết minh, đơn vị kiểm toán nhận thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Ngoài ra, HAG đã trễ hạn thanh toán gần 878 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn. Tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản của HAG giảm từ 48.111 tỷ đồng xuống 38.632 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho tăng gần gấp đôi lên gần 2.202 tỷ đồng.
Nợ phải trả giảm đáng kể, từ 31.301 tỷ đồng xuống 21.824 tỷ đồng, trong đó vay ngắn hạn giảm từ gần 6.959 tỷ đồng xuống 3.752 tỷ đồng, trong khi vay dài hạn giảm từ gần 14.804 tỷ đồng xuống gần 10.946 tỷ đồng.
Thảo Nguyên
'Cặp đôi' HNG, HAG của bầu Đức đứng đầu danh sách DN niêm yết làm ăn thua lỗ nhất năm 2019
Trong danh sách các doanh nghiệp niêm yết thua lỗ nặng năm 2019, bộ đôi HNG, HAG của "bầu Đức" đứng đầu bảng, với bức tranh kinh doanh thua lỗ lần lượt 2.325 tỷ đồng và 1.609 tỷ đồng.
Theo thống kê kết quả kinh doanh năm 2019, có tổng cộng 110 doanh nghiệp trên các sàn báo lỗ. Trong đó có 18 doanh nghiệp trên HOSE, 33 doanh nghiệp trên HNX và 59 doanh nghiệp trên UPCoM.
Đáng chú ý, 21 doanh nghiệp lỗ trên 100 tỷ đồng trong năm 2019. Trong đó, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã: HNG) và CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã: HAG). bộ đôi HAG, HNG của "bầu Đức" và Gỗ Trường Thành, Đạm Hà Bắc, Yeah1 là 5 doanh nghiệp kinh doanh kém khởi sắc nhất.
Năm 2019, HNG tiếp tục kinh doanh kém hiệu quả. Theo báo cáo tài chính quý IV/2019, doanh thu đạt hơn 541 tỷ đồng, giảm 41,83% so với cùng kỳ năm 2018; lợi nhuận sau thuế âm hơn 583 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 495,55 tỷ đồng. Lũy kế năm, doanh thu 1.811 tỷ đồng, giảm đến 51% so với năm trước. Trong đó doanh thu bán trái cây giảm đáng kể. Lợi nhuận sau thuế, công ty ghi nhận âm hơn 2.325 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 656 tỷ đồng của năm trước.
HNG, HAG của "bầu Đức" là doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng làm ăn kém hiệu quả năm 2019.
Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của HAGL Agrico đạt gần 23.252 tỷ đồng, giảm 23,84% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn giảm 42,15%, đạt hơn 1.600 tỷ đồng, còn hàng tồn kho tăng cao 67,53%, lên hơn 2.188 tỷ đồng.
Dư nợ vay của HAGL Agrico ở mức 9.204 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn 4.654 tỷ đồng và dài hạn 4.550 tỷ đồng. Ngoài khoản nợ vay ngân hàng, HAGL Agrico hiện nợ ngắn hạn công ty mẹ (HAGL) 1.878 tỷ đồng, THACO hơn 897 tỷ và nợ dài hạn HAGL 649 tỷ đồng, THACO hơn 805 tỷ đồng.
Còn công ty mẹ HAG cũng báo cáo doanh thu giảm mạnh. Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 với doanh thu thuần trong kỳ đạt 602,6 tỷ đồng, giảm 43% so với quý IV/2018. Nguồn doanh thu không đủ bù đắp chi phí giá vốn ghi nhận trong kỳ khiến HAG lỗ gộp 19 tỷ đồng. Mức lỗ sau thuế quý IV/2019 của HAG đạt 343,2 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Theo giải trình từ HAG, nguồn doanh thu trái cây trong quý IV/2019 giảm 226 tỷ đồng, chủ yếu do tập đoàn không còn hợp nhất doanh thu từ nhóm Công ty Đông Dương và Công ty TNHH MTV Cao su Trung Nguyên. Doanh thu từ bán sản phẩm, hàng hóa giảm 82 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018 do HAG chủ trương tập trung vào cây ăn trái.
Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần của HAG chưa bằng một nửa so với năm 2018, chỉ đạt 2.082 tỷ đồng (năm 2018 đạt 5.388 tỷ đồng). Lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 1.609 tỷ đồng trong khi năm trước báo lãi 6,2 tỷ đồng.
Trước đó, bộ đôi cổ phiếu HAG, HNG của "bầu Đức" từng bị đưa vào diện cảnh báo. Cụ thể, ngày 30/08/2019, HOSE nhận được báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2019 của HAG. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2019 là âm 516,52 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2019 là âm 728,17 tỷ đồng.
Đồng thời, công ty kiểm toán tiếp tục đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn (tồn tại từ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2017) và thêm ý kiến ngoại trừ liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo tài chính còn có ý kiến kiểm toán nhấn mạnh liên quan đến việc "Nhóm Công ty đã vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu".
Như vậy, căn cứ theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2019, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là số âm, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty tại thời điểm ngày 30/06/2019 là số âm, đồng thời công ty kiểm toán đã đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo. Do đó, HOSE tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu HAG theo Quyết định số 149/QĐ-SGDHCM ngày 26/04/2018 và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo.
Không chỉ HAG, HNG cũng bị đưa vào diện cảnh báo với lý do tương tự. Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2019 của HNG, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2019 là âm 743,90 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2019 là âm 640,53 tỷ đồng. Đồng thời, công ty kiểm toán đã đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp và ý kiến nhấn mạnh liên quan đến việc nhóm công ty đã vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu.
Như vậy, HOSE tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu HNG theo Quyết định số 92/QĐ-SGDHCM ngày 02/04/2019 và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu HNG sau khi có báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 của công ty.
Thảo Nguyên
Theo vietq.vn
First Real (FIR): Lãi sau thuế năm tài chính 2018-2019 tăng 21% cùng kỳ, vượt 16% mục tiêu kế hoạch Trong riêng quý 4, First Real ghi nhận mức doanh thu thuần giảm sút 31% song lợi nhuận sau thuế vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ. CTCP Địa ốc First Real (HoSE: FIR) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4 theo niên độ kỳ kế toán 2019 (1/7/2018 đến 30/9/2019). Cụ thể, doanh thu thuần quý 4/2019 ghi nhận 47,1 tỷ...