HAGL Agrico (HNG): Lỗ ròng hơn 2.400 tỷ đồng năm 2019, kiểm toán tiếp tục nêu ý kiến ngoại trừ liên quan nghị định 20
Tính tổng, lỗ lũy kế nhóm Công ty ghi nhận tại ngày 31/12/2019 sẽ tăng cùng với số tiền hơn 232 tỷ đồng, lên 2.556 tỷ đồng. Như vậy, nếu ghi nhận theo Nghị định 20 lỗ lũy kế HAGL Agrico tính đến cuối năm 2019 sẽ ở mức 2.555 tỷ.
CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HNG) vừa công bố BCTC hợp nhất kiểm toán với doanh thu Công ty đạt 1.811 tỷ đồng, giảm phân nửa so với con số 3.688 tỷ cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do không còn hợp nhất doanh thu từ Công ty Đông Dương, Đông Pênh và Cao su Trung Nguyên (đã thanh lý); đồng thời không còn doanh thu từ ớt, bò thịt và bất động sản. Ngoài ra, doanh thu bán trái cây cũng giảm đáng kể, từ 1.247 tỷ còn 964 tỷ đồng.
Khấu trừ chi phí, HAGL Agrico ghi nhận khoản lỗ ròng của cổ đông công ty mẹ hơn 2.426 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2019 là 2.324 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đáng chú ý, kiểm toán tiếp tục nêu cơ sở ý kiến ngoại trừ, gồm:
(1) Trong năm nhóm Công ty đã ghi nhận một khoản thu nhập khác từ việc hoàn nhập số dư dự phòng thuế TNDN tại ngày 31/12/2018 với số tiền hơn 192 tỷ đồng. Việc trích lập này đã được thực hiện trong các năm trước căn cứ theo Nghị định 20 (quy định về quản lý thuế với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết được Chính phủ ban hàng ngày 24/2/2017).
(2) Sang năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019, nhóm Công ty không ghi nhận khoản dự phòng thuế TNDN tương tự theo quy định tại Nghị định 20 với số tiền hơn 39 tỷ đồng, kiểm toán cho hay, do nhóm Công ty đã áp dụng các nội dung mới của dự thảo sửa đổi Nghị định 20 mặc dù dự thảo này chưa được phê duyệt chính thức bởi cơ quan có thẩm quyền tại ngày lập BCTC này.
Theo đó, nếu nhóm Công ty thực hiện đúng theo quy định của Nghị định 20 cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019 và không hoàn nhập chi phí thuế TNDN, chỉ tiêu “Thu nhập khác” sẽ giảm hơn 192 tỷ, đồng thời chỉ tiêu “Chi phí thuế TNDN” sẽ tăng hơn 39 tỷ. Tương ứng, mức lỗ trước thuế và lỗ sau thuế sẽ tăng lần lượt hơn 192 tỷ đồng và gần 232 tỷ.
Tính tổng, lỗ lũy kế nhóm Công ty ghi nhận tại ngày 31/12/2019 sẽ tăng cùng với số tiền hơn 232 tỷ đồng, lên 2.556 tỷ đồng. Như vậy, nếu ghi nhận theo Nghị định 20 lỗ lũy kế HAGL Agrico tính đến cuối năm 2019 sẽ ở mức 2.555 tỷ.
Tính đến ngày 31/12/2019, HAGL Agrico ghi nhận 23.280,5 tỷ tổng tài sản, giảm khoảng 7.000 tỷ so với đầu kỳ; trong đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm gần 10.013 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí phát triển vườn cây ăn trái, vườn cao su, vườn cọ dầu và nhà máy sản xuất cọ dầu). Nợ phải trả giảm đáng kể từ 19.856 tỷ về 13.542,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ vay giảm mạnh hơn 6.200 tỷ đồng, hiện HAGL Agrico còn nợ vay ngắn hạn 4.655 tỷ (đầu kỳ khoảng 5.879 tỷ) và nợ vay dài hạn 4.550 tỷ (đầu kỳ hơn 9.551 tỷ đồng).
Tri Túc
Lỗ "sấp mặt", Đạm Hà Bắc cả năm không trả nổi một đồng lãi
Lỗ lũy kế đến cuối năm 2019 Đạm Hà Bắc đã vượt 20% so với vốn điều lệ, xấp xỉ 3.285 tỷ đồng.
CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (mã DHB) vừa tiếp tục lỗ thêm 217 tỷ đồng trong quý IV/2019, kéo lợi nhuận sau thuế cả năm âm 637 tỷ đồng, cao gấp đôi khoản lỗ năm trước.
Doanh thu cả năm 2019 giảm gần 10%. Đồng thời, mỗi đồng doanh thu thu về, khoản lợi nhuận gộp Đạm Hà Bắc có được sau khi trừ giá vốn cũng ít hơn. Tỷ suất lợi nhuận gộp năm nay chỉ đạt 11,7% trong khi cùng kỳ đạt 20%.
Chi phí lãi vay thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 30% tổng doanh thu), phát sinh từ khoản vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Lãi suất vay vốn bình quân là 10,78%/năm, tuy nhiên, Đạm Hà Bắc đang phải chịu lãi phạt trên số tiền chậm trả bằng gấp rưỡi lãi suất trong hạn, có khoán vay với lãi phạt 18%/năm.
Lỗ "sấp mặt", đạm Hà Bắc cả năm không trả nổi một đồng lãi. Ảnh minh họa
Trước đó, giải trình cho nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ gia tăng, đại diện Đạm Hà Bắc cho biết thực tế này xuất phát từ việc giá bán các sản phẩm giảm so với năm 2018 và theo đó lợi nhuận gộp giảm. Chi phí đầu vào của công ty cũng tăng cao do giá than cám tăng, giá điện tăng.Cả năm 2019, chi phí lãi vay của doanh nghiệp đạt 840 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm trước và đều chưa thanh toán cho ngân hàng. Số dư các khoản vay nợ ngân hàng đến cuối năm 2019 gần 7.500 tỷ đồng, một phần dư nợ gốc đã được thanh toán (khoảng 200 tỷ đồng).
Lãnh đạo Đạm Hà Bắc thừa nhận, công ty này đang gặp rất nhiều khó khăn do chi phí tài chính rất lớn, đặc biệt từ tháng 1/2019 do không được kéo dài thời gian trả nợ, công ty không thể cân đối được tài chính để trả đủ nợ gốc cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nên đang phải chịu lãi phạt trên nợ gốc quá hạn với lãi suất 18%/năm.
Ngoài ra, năm 2019, Đạm Hà Bắc vẫn phải thực hiện trích khấu hao ở mức 50% mức phải trích hàng năm theo thông báo ngày 24/5/2017 của Tập đoàn Hóa chất (Vinachem).
Như vậy, kinh doanh thua lỗ vượt cả vốn chủ sở hữu, nói cách khác, Đạm Hà Bắc đã chính thức mất vốn.
Kiểm toán nhận định: "Những sự kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty".
Vũ Đậu ( T/h)
Theo doisongphapluat.com
"Điểm danh" những ngân hàng bị kiểm toán năm 2019 Năm 2019, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã thực hiện kiểm toán tình hình hoạt động kinh doanh và nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại. Lỗ lũy kế đến 31/12/2018 của VDB gần 5.000 tỷ đồng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Báo cáo của KTNN về công tác kiểm toán năm 2019 cho thấy VDB đang lỗ...