HAG: Giải mã khoản lỗ “khủng” của cổ đông không kiểm soát trên BCTC Quý 3/2019
Điểm đáng chú ý trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất Quý 3/2019 của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) đến từ việc công ty này báo lỗ sau thuế 559,8 tỷ đồng nhưng lợi nhuận của công ty mẹ vẫn lãi 713,6 tỷ đồng, phần lỗ được “dồn” cho cổ đông không kiểm soát với giá trị ghi nhận tăng vọt lên mức 1.273,4 tỷ đồng. Vấn đề này khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi băn khoăn.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Đối với một tập đoàn sở hữu nhiều công ty thành viên như HAGL, việc có phát sinh phần lợi ích không thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ (hay còn được biết đến là lợi ích của cổ đông thiểu số – “minority interest”; và nay phổ biến hơn với thuật ngữ cổ đông không kiểm soát – “non-controlled interest”) là thực tế khách quan.
Cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của HAG cho biết, lợi ích của cổ đông không kiểm soát là phần lợi ích trong lãi hoặc lỗ và trong tài sản thuần của công ty con không được nắm giữ bởi tập đoàn và được trình bày riêng biệt trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ và được trình bày thành một chỉ tiêu riêng biệt thuộc phần vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán hợp nhất giữa niên độ.
Còn theo một cách hiểu đơn giản hơn, khoản mục này nhằm giúp phân biệt rõ lợi ích của các cổ đông không kiểm soát tại công ty con trong tổng thể lợi ích chung của cả nhóm công ty, bao gồm công ty mẹ, khi hợp nhất báo cáo tài chính.
Tại ngày 30/9/2019, HAG ghi nhận có 6 công ty con trực tiếp và 20 công ty con sở hữu gián tiếp. Tuy nhiên, có tới 14 công ty con được hợp nhất trong báo cáo tài chính có tỷ lệ sở hữu của HAG chưa tới 50% vốn điều lệ. Đáng chú ý, tất cả trong số đó là những công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Video đang HOT
Nhiều công ty con được HAGL hợp nhất trên BCTC Quý 3/2019 dù tỷ lệ sở hữu chưa tới 50% vốn
Nổi bật hơn cả là trường hợp của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico – Mã CK: HNG) với tỷ lệ sở hữu của HAG chỉ ở mức 49,07% vốn nhưng vẫn được coi là công ty con của tập đoàn này.
Ngày 20/8/2019, HAG đã có công bố thông tin giải thích rõ về vấn đề này và cho biết tập đoàn đang nắm quyền kiểm soát với HNG do “ông Đoàn Nguyên Đức vẫn đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của HAGL Agrico và số lượng thành viên trong HĐQT của HAGL Agrico đại diện cho công ty vẫn chiếm đa số (4 thành viên trên 7 thành viên).
Dẫn chứng điều 9 của Chuẩn mực kế toán số 25 và Điều 189 Luật doanh nghiệp 2014, HAG khẳng định về mặt pháp luật HNG vẫn là công ty con của tập đoàn và vẫn được hợp nhất vào báo cáo tài chính.
Trong Quý 3/2019, HNG báo lỗ sau thuế của công ty mẹ lên tới 981,1 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến mức lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm 2019 của HNG được nâng lên mức 1.725 tỷ đồng.
Theo giải trình của HNG, nguồn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ giảm tới 458 tỷ đồng so với Quý 3/2018.
Nguyên nhân giảm là do thiệt hại ngập lụt hơn 1.200 ha chuối đang trong giai đoạn thu hoạch tại Là. Bên cạnh đó, công ty này không ghi nhận doanh thu đối với thanh long, ớt, bò thịt và bất động sản. Nguồn thu còn sụt giảm do không hợp nhất từ nhóm Công ty Đông Dương, Đông Pênh và Cao su Trung Nguyên. Mặt khác, HNG còn ghi nhận khoản lỗ khác lên tới 832 tỷ đồng trong Quý 3/2019 do đánh giá lại các tài sản không hiệu quả.
Quay trở lại với HAG, trong báo cáo tổng hợp giữa niên độ Quý 3/2019, công ty này báo lỗ sau thuế trong kỳ đạt 367,4 tỷ đồng, nâng tổng mức lỗ lũy kế sau 9 tháng lên mức 646,2 tỷ đồng./.
Theo Viettimes.vn
Ngân hàng Bắc Á báo lãi 9 tháng hơn 518 tỷ đồng nhờ dự phòng giảm, lãi dự thu tăng mạnh
Tại thời điểm 30/9/2019, BacABank có các khoản lãi, phí phải thu (lãi dự thu) khá cao, đến 3.970 tỷ đồng, tăng 37%. Đây là vấn đề cần lưu ý vì rủi ro của các khoản lãi dự thu đã được nhiều chuyên gia cảnh báo trong các năm gần đây.
9 tháng 2019, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) ghi nhận 1.430 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 17% so cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ cũng ghi nhận 65 tỷ đồng, tăng tới 78%.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại hối lại giảm 68%, xuống mức hơn 3 tỷ đồng. Mua bán chứng khoán đầu tư cũng giảm 95%, còn hơn 3,5 tỷ đồng lãi thuần.
Mua bán chứng khoán kinh doanh kỳ này không phát sinh. Thêm vào đó, lãi thuần từ hoạt động khác cũng giảm 29%, về 57 tỷ đồng. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần lao dốc 68%, còn gần 8 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động lại tăng 22%, lên mức 779 tỷ đồng. BacABank ghi nhận 788 tỷ đồng lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm gần 4%.
Kỳ này, BacABank chỉ phải chi gần 142 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 39% so cùng kỳ. Theo đó, sau cùng BacABank đạt 518,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 10%. Riêng trong quý 3/2019, lợi nhuận là 168,5 tỷ đồng, cũng tăng 38%.
Tại thời điểm cuối kỳ, cho vay khách hàng của BacABank tăng 9%, lên mức 69.831 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng cũng tăng 4,34% khi đạt 75.679 tỷ đồng.
BacABank là một trong số các ngân hàng có lãi suất huy động rất cao trên thị trường. Lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng đến 11 tháng của nhà băng này dao động từ 7,7-7,9%/năm, lãi suất huy động trên 12 tháng từ 8,2-8,3%/năm.
Về chất lượng tín dụng, BacABank đang có 503 tỷ đồng nợ xấu, tăng hơn 3% so đầu kỳ, chiếm 0,72% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, cũng tại thời điểm 30/9/2019, BacABank có các khoản lãi, phí phải thu (lãi dự thu) khá cao, đến 3.970 tỷ đồng, tăng 37%. Đây là vấn đề cần lưu ý vì rủi ro của các khoản lãi dự thu đã được nhiều chuyên gia cảnh báo trong các năm gần đây.
Giữa tháng 9/2019, BacABank công bố thông tin dự kiến phát hành 100 triệu cổ phiếu để trả cổ tức/phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, tương đương 1.000 tỷ đồng.
Hiện vốn điều lệ của BacABank là 5.500 tỷ đồng, dự kiến sau đợt phát hành sẽ tăng lên 6.500 tỷ đồng. Trước đó vào năm 2018, ngân hàng này cũng đã từng đặt mục tiêu tăng vốn từ 5.462 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và đã được đại hội cổ đông thông qua. Tuy nhiên sau đó, vốn điều lệ quy định trên giấy phép hoạt động của BacABank chỉ được nâng lên 5.500 tỷ đồng.
Về cơ cấu cổ đông và tỷ lệ nắm giữ của dàn lãnh đạo BacABank, Chủ tịch Trần Thị Thoảng sở hữu tỷ lệ 3,55%, còn Tổng giám đốc Thái Hương nắm 4,3%.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
HDBank thông qua kế hoạch mua tối đa 49 triệu cổ phiếu quỹ Nguồn vốn thực hiện dự kiến sẽ được lấy từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định. Ảnh minh họa. Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM - HDBank (mã HDB) vừa thông báo kết quả lấy...