Hacker thần đồng của Trung Quốc giờ ra sao
12 tuổi, Vương Chính Dương đã hack trang thương mại điện tử để mua đồ giá 2.500 tệ chỉ với một xu, nhưng cậu luôn tự nhận là ngoan và muốn thành hacker tốt.
Vương Chính Dương sinh năm 2001, ở Bắc Kinh. Giống nhiều đứa trẻ “Gen Z”, Vương tiếp xúc với Internet từ rất sớm. Năm 8 tuổi, cậu bắt đầu thích một tựa game, nhưng nửa năm sau bắt đầu thấy chán và chuyển sang tò mò về cách người ta làm game. Vương lang thang trên Internet để tìm hiểu về lập trình.
Bố của Vương ban đầu lo lắng vì con trai suốt ngày cắm đầu vào máy tính. Nhưng khi biết mục đích của cậu, ông đã mang về nhà chiếc máy tính tốt nhất. “Lúc đấy em đã rất sốc, 5 năm sau em vẫn code trên dàn máy ấy cho đến khi nó hỏng”, Vương Chính Dương kể lại.
Vương Chính Dương tự học lập trình từ năm 8 tuổi, sau đó trở thành một trong những tài năng công nghệ trẻ tuổi nhất của Trung Quốc.
Sau đó, Vương học lập trình qua sách. Khi truyền thông tìm đến nhà cậu, họ luôn thấy những cuốn sách về lập trình bên bàn phím. “Em tự học tất cả, bắt đầu từ ngôn ngữ VB cho Windows. Vì mã bằng tiếng Anh nên tốc độ code của em lúc đấy rất chậm. Để ghi nhớ từng từ một, em phải viết đi viết lại nhiều lần. May mắn, điểm tiếng Anh của em ở trường cũng tương đối tốt, nên không nhiều khó khăn lắm”, Vương nói.
Về kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình khi lập trình, Vương kể: “Có một lần, em tức giận đến mức không động đến máy tính trong một tuần vì code bị lỗi. Không ngờ, sau khi dọn dẹp lại, em đã tìm ra lỗi sai của mình”.
Video đang HOT
10 tuổi, Vương bắt đầu lập trang web riêng của mình. Cậu dùng 400 nhân dân tệ – tiết kiệm bằng cách để dành tiền mua kem – để mua máy chủ, lưu trữ dữ liệu. Hai năm sau, Vương khiến truyền thông Trung Quốc kinh ngạc khi xâm nhập thành công hệ thống thông tin của trường học. Ban đầu, chính cậu cũng không nghĩ sẽ thành công, chỉ làm cho vui. Chính thầy cô trong trường cũng không tin cậu làm việc này.
Khác với hình dung của mọi người về một chân dung một hacker. Vương Chính Dương được thầy cô nhận xét là học sinh lễ phép, ngoan hiền, hoà đồng và có học lực tốt. Cậu bé sau đó cũng dũng cảm nhận lỗi và viết bản kiểm điểm. Câu chuyện của Vương được giới truyền thông chú ý, lúc bấy giờ, người ta gắn cho cậu nhiều danh xưng, như “thần đồng IT”, “Hacker nhỏ tuổi nhất Trung Quốc”.
Năm 2013, khi các bạn học chung lớp miệt mài ôn thi chuyển cấp, Vương vẫn lang thang trên Internet. Cậu đã hack được một trang web điện tử, sửa giá của món hàng từ 2.500 nhân dân tệ thành 1 xu và đặt mua. “Nhưng em không muốn trục lợi từ việc đó. Sau khi hack thành công, em đã báo ngay cho người phụ trách và không thay đổi bất kỳ giá của sản phẩm nào khác”, Vương kể.
Khi được gọi là “Hacker trẻ nhất Trung Quốc” hay “thần đồng hacker”, Vương nói em muốn được gọi là “Hacker mũ trắng” hơn. Mặc dù mới chỉ 12 tuổi, Vương gây ấn tượng với mọi người bằng khuôn mặt nghiêm túc khi nói về các vấn đề bảo mật, tin tặc.
Sau đó, “thần đồng hacker” tiếp tục tìm kiếm các lỗ hổng của công ty Internet 360 và tham gia vào sự án “An ninh mạng Qixing” của cục công an thành phố. Chuyên gia bảo mật của 360 đánh giá những lỗi Vương tìm thấy khá cơ bản nhưng tư duy của cậu bé 12 tuổi này không thua kém các kỹ sư trong công ty.
Năm 13 tuổi, Vương được mời đến tham gia Hội nghị An ninh mạng Quốc gia tổ chức tại Bắc Kinh. Cậu cũng là thành viên trẻ tuổi nhất của hội nghị và bày tỏ quan điểm sẵn sàng trở thành một hacker tốt, tìm kiếm các lỗ hổng an ninh để có thể kịp thời khắc phục, không sử dụng công nghệ để làm những việc vi phạm pháp luật. Sau khi tham gia vào sự kiện quốc tế về Internet, Vương bắt đầu kín tiếng hơn với truyền thông.
Vương Chính Dương giờ 20 tuổi, vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê lập trình.
Nhiều năm trôi qua, Vương Chính Dương giờ đã là chàng trai 20 tuổi. “Em rút dần khỏi thế giới hacker, tập trung vào học tập, các kỳ thi, đặc biệt là thi vào đại học. Nếu không vào đại học, em sẽ không có chỗ đứng trong ngành công nghệ máy tính”, Vương nói.
Sau khi thi đỗ một đại học trong nước, Vương chọn đi du học ngành Công nghệ Thông tin tại trường Irvine của Mỹ. Tại đây, không ai biết cậu là hacker. Năm 19 tuổi, Vương thi vào Trung tâm An ninh Thông tin của Google tại Mỹ và vừa học vừa làm cho đến nay.
"Kẻ cắp gặp bà già": Đi hack Facebook mà nhỡ tay tag nhầm Hieupc là dở rồi
Đây được xem là một nước đi có phần hơi khó hiểu của nhóm hacker.
Vào chiều ngày 27/1, một chiến dịch phishing (hay tấn công giả mạo) được một hoặc một nhóm hacker triển khai rộng rãi trên Facebook. Thủ đoạn vẫn như cũ, một đường link video phim đen để thu hút click của người dùng, nhưng được giả mạo rất kỹ càng dưới tên miền của trang chia sẻ video nổi tiếng Vimeo.
Nhưng đời thì không như là mơ, những người dùng click vào đây sẽ được đưa đến một trang đăng nhập trông khá giống Facebook (thủ đoạn này rất quen thuộc) và buộc người dùng nếu muốn xem tiếp video "nóng bỏng mắt" này thì phải nhanh nhanh điền thông tin đăng nhập vào.
Giao diện yêu cầu đăng nhập, trông khá giống Facebook
Kết quả là người dùng vẫn được đưa đến trang Vimeo.com nhưng chẳng có video nào cả, còn thông tin Facebook thì đã chính thức đi về nơi xa.
Tiếp theo, từ thông tin đăng nhập đã có được, những hacker này lại tiếp tục quay lại bài đăng "chim mồi" để tag thêm khoảng 50 bạn bè thân thiết của tài khoản mới hack được vào và cứ như thế cho đến khi chúng tag nhầm anh Ngô Minh Hiếu hay tên gọi thân thuộc hơn là Hieupc vào bài đăng này.
Ngay lập tức chuyên gia an ninh của chúng ta đã đăng tải thông tin cảnh báo đến người dùng cả trên Facebook cá nhân lẫn blog của mình về hành vi của nhóm tin tặc kể trên. Chưa dừng lại ở đó, Hieupc còn truy vấn ngược về hosting IP của các đối tượng nói trên và báo cáo với nhà cung cấp dịch vụ về những hành vi đáng ngờ của đường dẫn này.
Hiện tại, đường link "chim mồi" của những tên hacker đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Vị "anh hùng bàn phím" đích thực của chúng ta lại một lần nữa phát hiện và ngăn chặn thành công âm mưu đánh cắp thông tin người dùng của những kẻ xấu. Tuy nhiên, theo anh này, đã có ít nhất 50.000 người dùng bị tag bên dưới bài đăng kể trên và một phần trong số họ rất có thể đã trở thành nạn nhân của nhóm hacker.
Sau thu nhập "khủng" 330 tỷ của cô gái sinh năm 92, hãy xem Hacker mũ trắng tiết lộ sự thật về thu nhập tiền tỷ của "thợ săn lỗi" "Với những lỗi được chấp nhận trên Facebook, mình đã được 4.000 USD (hơn 92 triệu đồng) cho 1 lỗi" - Đậu Huy Ngọc chia sẻ. Thông tin cô gái sinh năm 1992 ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) có thu nhập 330 tỷ đồng trong năm 2020 và một chàng trai 30 tuổi khác có thu nhập cũng lên đến 260 tỷ...