Hacker Nhâm Hoàng Khang bị bắt
Nhâm Hoàng Khang, 34 tuổi, lập trình viên, vừa bị Bộ Công an khởi tố với cáo buộc Cưỡng đoạt tài sản.
“Khang bị bắt sáng 4/10 tại Cần Thơ để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản “, nguồn tin từ Cục cảnh sát Hình sự ( C02, Bộ Công an) cho biết.
Nhâm Hoàng Khang. Ảnh: Facebook nhân vật
Trước đó, cơ quan điều tra nhận được đơn tố cáo cho rằng Khang đã xâm nhập dữ liệu mạng máy tính liên quan đến cờ bạc, sau đó tống tiền hàng trăm triệu đồng. Cục Cảnh sát Hình sự phối hợp Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05, Bộ Công an) điều tra.
“Khang đã nhận của đường dây này 400 triệu đồng”, nguồn tin nói về kết quả điều tra ban đầu.
Nhâm Hoàng Khang sống và làm việc tại TP HCM, được biết đến là lập trình viên nổi tiếng. Gần đây, anh này liên quan việc ồn ào trên mạng xã hội, với những tuyên bố lấy được các sao kê tài khoản ngân hàng của các cá nhân, quỹ từ thiện.
* Tiếp tục cập nhật.
Video đang HOT
Tội Cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù 1-5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 3-10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7-15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12-12 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nóng: Cục Cảnh sát hình sự chỉ đạo các địa phương rà soát đơn tố cáo liên quan tiền từ thiện
Với trách nhiệm của Cục Cảnh sát hình sự, hiện đơn vị đang cho lực lượng hình sự địa phương tiến hành rà soát xem có nhận được đơn trình báo liên quan đến vấn đề tiền từ thiện để tập hợp chỉ đạo.
Chiều 22/9, trao đổi với PV, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an) cho biết, thời gian vừa qua trên báo chí và mạng xã hội đăng tải nhiều bài viết, thông tin liên quan đến những lùm xùm trong vấn đề từ thiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do lũ lụt ở miền Trung.
Với trách nhiệm của Cục Cảnh sát hình sự, hiện đơn vị đang cho lực lượng hình sự địa phương tiến hành rà soát xem có nhận được đơn trình báo để tập hợp chỉ đạo.
"Bây giờ chúng tôi đang tiến hành rà soát vì trên báo, mạng nói rất nhiều về vấn đề người nọ tố cáo người kia.
Hiện chúng tôi đang rà soát công an các địa phương để xem có địa phương nào nhận được đơn thư tố cáo như thế nào để nắm bắt và chỉ đạo...", lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự nói.
Theo thông tin trên tờ Tuổi Trẻ, Bộ Công an đã tiếp nhận đơn tố cáo và điều tra các thông tin liên quan đến vấn đề tiền từ thiện, việc huy động từ thiện của các cá nhân khiến dư luận quan tâm trong thời gian vừa qua.
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ trước đó, Trung tướng Tô Ân Xô - chánh Văn phòng Bộ Công an cho rằng việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn dịch bệnh, thiên tai... là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam.
Đây là việc làm mà Nhà nước rất khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đóng góp, vận động, kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực cho những người đang cần hỗ trợ.
Trong khi đó, pháp luật cũng quy định cụ thể việc vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn, thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng hay bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Cụ thể, các khoản quyên góp, hỗ trợ mà các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phải được phân bổ, sử dụng và thực hiện "kịp thời, đúng mục đích, đối tượng, minh bạch, công khai".
Pháp luật quy định, nghiêm cấm sử dụng hoạt động cứu trợ, thiện nguyện để vụ lợi hay gian lận, báo cáo sai sự thật để chiếm đoạt tiền, hàng do các cá nhân, tổ chức quyên góp.
Trung tướng Tô Ân Xô khẳng định, với những trường hợp có dấu hiệu của việc chiếm đoạt tài sản là tiền, hàng từ hoạt động quyên góp ủng hộ, cơ quan chức năng sẽ xem xét, xử lý với tội danh là lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo ông Xô, việc minh bạch số tiền quyên góp được không khó bởi "việc nhận bao nhiêu, chi bao nhiêu là con số số học, nên hoàn toàn có thể làm được", nên mong những người đứng ra kêu gọi cố gắng minh bạch.
Trước đó, Công an TP.HCM xác nhận đã nhận đơn tố cáo của ông Huỳnh Minh Hưng - tức ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng - tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng là Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam về hành vi "làm nhục người khác", "vu khống", và "đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông".
Vợ chồng ca sỹ Thuỷ Tiên cũng đã nộp đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi vu khống, bịa đặt, đưa thông tin không chính xác nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ca sĩ Thủy Tiên và gia đình.
Ngoài ra, nam danh hài Hoài Linh cũng đã có đơn tố cáo bà Phương Hằng lên công an.
Bên cạnh đó, ca sĩ Vy Oanh làm đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng lên Công an TP.HCM vì cho rằng bà xúc phạm danh dự, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cô và người thân.
Khởi tố 1 bị can tấn công Báo điện tử VOV Bộ Công an cho biết, một kẻ đã thừa nhận hành vi tấn công Báo điện tử VOV, như vậy là có đủ cơ sở để khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo đúng quy định của pháp luật. Chiều 21/6, tại cuộc họp báo của Bộ Công an về kết quả công tác 6 tháng đầu năm, Thiếu tướng Lê...