Hacker đánh cắp dặm bay thưởng trị giá hơn 23.000 USD
Tin tặc đã xâm nhập vào ít nhất 20 tài khoản khách hàng thân thiết của hãng hàng không Air India và đánh cắp số dặm thưởng trị giá khoảng 23.750 USD.
Số tài khoản bị hacker truy cập trái phép chưa có thống kê cụ thể nhưng Air India có tổng cộng 195.000 thành viên đăng ký chương trình khách hàng thường xuyên. Cảnh sát Delhi cho biết, tin tặc đã tạo 20 ID email để chuyển hướng điểm thưởng của các hành khách. Vụ việc chỉ bị lộ ra khi chúng dùng dặm thưởng đánh cắp được để mua vé máy bay.
Máy bay của hãng hàng không Air India. Ảnh: Wiki.
Nhiều trong số những vé đã mua sử dụng tài khoản không hợp lệ và có chữ ký giống nhau. Cảnh sát nghi ngờ có sự liên kết giữa nhân viên cũ của Air India, những người biết rõ về lỗ hổng trong hệ thống của công ty, đại lý vé và các tin tặc. Hãng hàng không này đã ngừng kích hoạt các tài khoản bị hack và khóa những thông tin đáng ngờ.
Video đang HOT
Air India không phải hãng hàng không duy nhất rơi vào mục tiêu của tin tặc. Năm 2015, British Airways của Anh đã bị ảnh hưởng bởi một đợt tấn công lớn. Đầu năm nay, một lập trình viên trẻ từ Miami (Mỹ) đã bị bắt khi đánh cắp số dặm thưởng trị giá 260.000 USD từ American Airlines.
Năm 2014, tin tặc đặt chuyến bay miễn phí nhờ tài khoản thưởng đánh cắp được từ chương trình khách hàng thân thiết của United Airlines và American Airlines. Một vài tháng sau, United Airlines đã trao cho hai hacker mỗi người một triệu dặm thưởng khi tìm ra lỗ hổng trong hệ thống của hãng.
Bảo Anh
Theo VNE
Tin tặc Trung Quốc đang nhòm ngó trở lại nước Mỹ
Các cuộc tấn công nhằm vào Mỹ từ tin tặc Trung Quốc đã giảm đáng kể về số lượng nhưng quy mô và mức độ hiệu quả đang tăng lên.
Tin tặc Trung Quốc đang quay lại tấn công Mỹ một cách "âm thầm"?
Theo số liệu nghiên cứu của công ty an ninh mạng Mỹ FireEye, các hoạt động gián điệp thông qua không gian mạng bắt nguồn từ Trung Quốc nhằm vào nước Mỹ đã giảm mạnh kể từ 2013. Nguyên nhân là do ảnh hưởng cam kết về an ninh mạng mà Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình ký kết hồi tháng 9 năm ngoái, trong đó nhấn mạnh việc "không tiến hành trộm cắp bí mật kinh doanh và sở hữu trí tuệ cho mục đích thương mại của nhau".
Tuy nhiên, báo cáo khẳng định, dù giảm về số lượng các cuộc tấn công nhưng quy mô và tính chất lại tăng lên. "Những vụ tấn công không còn ồ ạt, nhưng lại được thực hiện hết sức kỹ càng, có tính toán, tỷ lệ thành công cao và khó phát hiện. Điều này đang làm các doanh nghiệp Mỹ lo lắng", báo cáo cho biết.
Công ty an ninh mạng Mỹ cũng nhấn mạnh, trong số những tin tặc từng tấn công nước này từ cuối 2015 đến giữa 2016, có tới 72 nhóm bị nghi vấn đang có trụ sở tại Trung Quốc hoặc được "hỗ trợ mạnh mẽ" từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa rõ chúng có tác động từ chính phủ Trung Quốc hay không.
Trong tháng 3/2016, một người đàn ông Trung Quốc đã nhận tội làm gián điệp không gian mạng. Tên này đã bị bắt sau khi đột nhập vào hệ thống máy tính của Boeing và một số công ty Mỹ khác, ăn cắp thông tin nhạy cảm rồi gửi về Trung Quốc.
Tin tặc Trung Quốc từng bị Mỹ truy nã.
Trước đó, tháng 5/2014, Bộ Tư pháp Mỹ từng truy nã 5 sĩ quan quân đội thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) về tội tấn công mạng. Họ bị buộc tội đã đột nhập vào các công ty quan trọng liên quan đến ngành điện, thép... và đánh cắp dữ liệu. Chính phủ Trung Quốc sau đó đã bác bỏ những cáo buộc trên một cách giận dữ.
Theo CNN, tin tặc Trung Quốc từ lâu đã bị Mỹ cảnh giác vì thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào doanh nghiệp và chính phủ nước này. Nhưng mỗi lần bị cáo buộc, họ luôn lên tiếng phủ nhận, thậm chí cho rằng mình chỉ là nạn nhân.
Bảo Lâm
Theo VNE
Lầu Năm Góc tiếp tục trả tiền để hacker tấn công Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi tin tặc tiếp tục phát hiện các lỗ hổng an ninh trên website, hệ thống mạng của họ và trao tiền thưởng cho những đóng góp quan trọng. "Hack Lầu Năm Góc" là chương trình được triển khai từ tháng 4/2016 nhằm kêu gọi tin tặc trổ tài thâm nhập vào hệ thống của Bộ Quốc phòng...