Hacker của FBI ‘triệt hạ’ tin tặc, ngăn 300 nạn nhân không bị mất 130 triệu USD
FBI nói đã bí mật tấn công và phá vỡ một băng nhóm chuyên sử dụng mã độc tống tiền (ransomware) có tên là Hive, ngăn chặn nhóm này trục lợi từ hơn 300 nạn nhân.
Tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland, Giám đốc FBI Christopher Wray và Thứ trưởng Tư Pháp Mỹ Lisa Monaco cho biết nhóm hacker chính phủ đã đột nhập vào mạng của Hive và đánh cắp các khóa kỹ thuật số mà nhóm này sử dụng để mở khóa dữ liệu của nạn nhân.
Sau đó, họ có thể cảnh báo trước cho nạn nhân để họ thực hiện các bước bảo vệ hệ thống của mình trước khi Hive tống tiền.
Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố FBI ‘tấn công những kẻ tấn công’. (Ảnh minh họa: Reuters)
“Sử dụng các biện pháp hợp pháp, chúng tôi đã tấn công những kẻ tấn công. Chúng tôi đã lật ngược tình thế với Hive”, bà Monaco nói với các phóng viên.
Tin tức lần đầu tiên bị rò rỉ khi trang web của Hive hiện thông báo nhấp nháy có nội dung: “Cục điều tra liên bang đã tịch thu trang web này như một phần của quá trình phối hợp pháp lý chống lại Hive Ransomware”.
Video đang HOT
Các máy chủ của Hive cũng đã bị Cảnh sát hình sự liên bang Đức và Đơn vị chống tội phạm công nghệ cao Hà Lan thu giữ.
Ủy viên cảnh sát Đức Udo Vogel nói: “Hợp tác chặt chẽ xuyên biên giới quốc gia và lục địa, nhấn mạnh sự tin tưởng lẫn nhau, là chìa khóa để chống lại tội phạm mạng quy mô lớn một cách hiệu quả”.
Vụ án của Hive khác với một số vụ mà Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố trong những năm gần đây, chẳng hạn như cuộc tấn công mạng vào năm 2021 nhằm vào công ty Colonial Pipeline.
Trong vụ đó, Bộ Tư pháp Mỹ thu giữ khoảng 2,3 triệu USD tiền chuộc ở dạng tiền điện tử sau khi công ty trả tiền cho tin tặc.
Lần này, không có vụ bắt giữ nào vì các nhà điều tra đã can thiệp trước khi Hive yêu cầu nạn nhân nộp tiền. Vụ thâm nhập bí mật, bắt đầu vào tháng 7/2022, không bị nhóm tin tặc này phát hiện. Hive là một trong những nhóm phát triển mạnh nhất trong số nhiều nhóm tội phạm mạng chuyên tống tiền các doanh nghiệp quốc tế bằng cách mã hóa dữ liệu của họ và yêu cầu đổi lại các khoản tiền điện tử khổng lồ.
Bộ này cho biết trong những năm qua, Hive đã nhắm mục tiêu vào hơn 1.500 nạn nhân ở 80 quốc gia khác nhau và đã thu được hơn 100 triệu USD.
Mặc dù không có vụ bắt giữ nào được công bố, ông Garland cho biết cuộc điều tra đang diễn ra.
Mỹ bổ nhiệm công tố viên đặc biệt điều tra vụ tài liệu mật của ông Biden
Việc bổ nhiệm được tiến hành sau khi các tài liệu mật được tìm thấy tại một tổ chức nghiên cứu và nhà riêng của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Ông Robert Hur được bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt điều tra nghi vấn Tổng thống Joe Biden giữ các tài liệu mật . REUTERS
Tờ The Wall Street Journal ngày 13.1 đưa tin Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland bổ nhiệm ông Robert Hur làm công tố viên đặc biệt điều tra nghi vấn Tổng thống Joe Biden vẫn giữ các tài liệu mật sau khi hết nhiệm kỳ phó tổng thống vào năm 2017.
Việc bổ nhiệm được tiến hành sau khi các luật sư của Tổng thống Mỹ Joe Biden phát hiện một số lượng nhỏ các tài liệu đóng dấu mật trong nhà xe tại dinh thự của ông ở Wilmington (bang Delaware) và tại văn phòng một tổ chức nghiên cứu mang tên ông, dường như từ thời ông còn làm phó tổng thống.
"Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng quy trình bình thường của bộ có thể tiến hành mọi cuộc điều tra mang tính toàn vẹn. Nhưng theo quy định, những trường hợp đặc biệt cần sự bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt", theo Bộ trưởng Garland.
Công tố viên đặc biệt đôi khi được bổ nhiệm điều tra những vụ việc chính trị nhạy cảm và tiến hành trách nhiệm một cách độc lập đối với giới lãnh đạo bộ tư pháp. Những người này đôi khi đưa ra cáo buộc hình sự.
Ông Hur (50 tuổi) là một công tố viên liên bang có nhiều kinh nghiệm và từng là công tố viên tại Maryland dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump và trợ lý thứ trưởng tư pháp.
Ông từng làm việc cho cố Chánh án Tòa án tối cao Mỹ William Rehnquist và xử lý hàng chục vụ án liên quan lừa đảo tài chính, tham nhũng và các vụ việc khác. Công việc gần đây nhất của ông là luật sư bào chữa hành nghề tư nhân.
Trong quyết định, Bộ trưởng Garland cho biết ông Hur sẽ xem xét nghi vấn giữ tài liệu mật trái phép của ông Biden. "Công tố viên đặc biệt có quyền truy tố tội danh liên bang qua việc điều tra những vụ này", theo quyết định.
Ông Hur ra thông cáo cho biết sẽ tiến hành điều tra với sự công bằng, vô tư và không theo cảm xúc, cũng như sẽ nhanh chóng theo các sự việc "mà không lo sợ hay thiên vị".
Công việc của ông Hur sẽ tương tự như một công tố viên đặc biệt khác là ông Jack Smith hiện đang điều tra nghi vấn ông Trump giữ trái phép các tài liệu mật và những vấn đề khác.
Luật sư Richard Sauber của ông Biden cho biết đang hợp tác chặt chẽ với bộ tư pháp và sẽ tiếp tục hợp tác với công tố viên đặc biệt.
Trong khi ông Garland và các quan chức cấp cao bộ tư pháp sẽ thường xuyên báo cáo với Tổng thống Biden về cuộc điều tra, bất cứ động thái nào vượt qua quyết định lớn của ông Hur sẽ buộc họ báo với quốc hội và giải thích lý do, theo nguyên tắc về công tố viên đặc biệt.
Khi được hỏi về việc phát hiện các tài liệu mới nhất, ông Biden cho biết các tài liệu được cất trong nhà xe đã khóa, cùng chiếc xe hơi thể thao Corvette của ông. "Đó không giống như chúng được để ngoài đường", ông cho biết.
Trả lời câu hỏi liệu có quốc gia nào bày tỏ lo ngại về an ninh liên quan các tài liệu mật từ ông Biden hay không, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết ông chưa nghe về bất cứ cuộc thảo luận hay thông tin nào như thế.
Mỹ: Chỉ định công tố viên độc lập điều tra việc tài liệu mật trong tư gia của Tổng thống Biden Theo hãng tin AFP, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland ngày 12/1 đã chỉ định một công tố viên độc lập điều tra việc các tài liệu mật ở trong tư gia của Tổng thống Joe Biden. Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị họp báo tại Nhà Trắng ở Washington DC., sau khi trở về từ Wilmington, Delaware, ngày 30/5/2022. Ảnh...