Hạ viện Pháp gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng
Với tỉ lệ áp đảo, 489 phiếu thuận so với 26 phiếu chống, Hạ viện Pháp ngày 20-7 đã chính thức gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 6 tháng.
Tòa nhà quốc hội Pháp được bật đèn đổi sáng màu quốc kỳ, tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ tấn công ở Nice – Ảnh: AP
Theo AFP, quyết định được thông qua sáng sớm ngày 20-7 sau 7 giờ tranh luận căng thẳng tại Hạ viện. Đây là lần thứ tư Pháp gia hạn tình trạng khẩn cấp, vốn được ban bố từ sau vụ tấn công đẫm máu ở Paris hồi tháng 11 năm ngoái.
Vụ tấn công bằng xe tải ở Nice hồi tuần rồi đã buộc chính phủ của Tổng thống Francois Hollande phải rút lại quyết định dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp chỉ vài giờ sau khi tuyên bố.
Trong lần gia hạn lần này, Hạ viện cũng trao cho lực lượng an ninh nhiều quyền hạn, như cho phép kiểm tra và lục soát hành lý, phương tiện mà không cần nhận được sự đồng ý của công tố.
Tuy nhiên, quyết định này vẫn cần phải nhận được sự chấp thuận của Thượng viện. Dự kiến, cuộc bỏ phiếu gia hạn tình trạng khẩn cấp tại Thượng viện sẽ diễn ra vào tối nay (giờ Việt Nam).
Video đang HOT
Chính phủ của Tổng thống Hollande đang phải đối mặt với những chỉ trích mạnh mẽ, không chỉ từ các đảng đối lập mà từ người dân Pháp về những phản ứng sau các vụ tấn công cực đoan và tình trạng an ninh lỏng lẻo.
AFP nhận định, thực tế, việc ông Hollande cân nhắc gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm sáu tháng là sự nhượng bộ trước các đảng đối lập.
Trước khi xảy ra vụ tấn công ở Nice, những đảng này yêu cầu tình trạng khẩn cấp phải được kéo dài đến hết năm 2016, trong khi ông Hollande lại chủ trương dỡ bỏ nó.
Một số người nhận định, cho dù có gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm sáu tháng, các nỗ lực của chính phủ là chưa đủ.
Đáp lại, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp, ông Bernard Cazeneuve khẳng định, an ninh đã được tăng cường đáng kể sau khi hàng nghìn binh sĩ được triển khai trên đường phố.
Thủ tướng Pháp, Manuel Valls ngày 19-7 cảnh báo, đất nước này nên chuẩn bị sẵn tâm lý cho các cuộc tấn công đẫm máu sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới và rằng người dân nên “học cách sống chung với mối đe dọa”.
Theo Tuổi Trẻ
Mối liên hệ giữa khủng bố Nice và đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ?
Chuyên gia của Ria Novosti mới đây đã phân tích về điều gì ẩn sau thảm kịch ở Pháp và cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ và kết luận rằng hai sự kiện này "là sự kết nối của cùng một chuỗi" bởi hai nước đều có chung những vấn đề địa chính trị.
Vladimir Lepekhin, giám đốc Viện Cộng đồng kinh tế Á Âu, nhận định trên Ria: "Theo quan điểm của tôi, có một thế lực thứ ba ở đây, đó là khía cạnh của chính trị thế giới mà cả NATO cũng không đủ mạnh để chống cự lại. Hai quốc gia này có một số điểm chung được xác định bởi các nguyên nhân toàn cầu của tiến trình đang diễn ra trong lòng Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ".
Ông giải thích thêm rằng Paris và Ankara là các quốc gia thành viên NATO duy nhất cố gắng duy trì các chính sách nội bộ và ngoại giao độc lập. Đó là lý do tại sao hai nước này trở thành mục tiêu của những kẻ khủng bố và các lực lượng phá hoại khác.
Người dân Pháp tưởng nhớ nạn nhân vụ tấn công khủng bố tại Nice. Nguồn: AP
Một ví dụ khác về chính sách độc lập nói trên, theo ông Vladimir Lepekhin, đó là việc Pháp từ chối ủng hộ thỏa thuận Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) của Mỹ và tuyên bố mới đây cho thấy EU và Hoa Kỳ sẽ khó có thể hoàn tất đàm phán về hiệp định này trong cuối năm nay.
"Tôi cho rằng một thỏa thuận trong năm 2016 là không thể và mọi người đều biết điều đó", Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Matthias Fekl cho biết.
Với trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ, ông Lepekhin phân tích, cuộc đảo chính mới đây như một "cú đâm vào trúng nhọt" đang lớn lên từng ngày trong lòng quốc gia này, khiến giới cầm quyền "đau đầu".
"Từ thời điểm một nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại được thành lập, quân đội nước này phải trải qua khá nhiều loại quyền lực liên quan đến Tổng thống và chính phủ. Vì vậy, quân đội Ankara cảm thấy bị phụ thuộc vào NATO, và cả Mỹ", chuyên gia phân tích.
Có thể thấy rằng thực tế đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại lại là quốc gia bị chi phối bởi thế lực bên ngoài. Đó là lý do đằng sau việc Ankara bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga.
Theo chuyên gia Ria Novosti, trong tình huống này, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ phải lựa chọn giữ sự phụ thuộc hoặc tiếp tục theo đuổi chính sách độc lập của mình. "Dường như ông Erdogan đã chọn phương án thứ hai, đó là lý do tại sao ông nhận được sự ủng hộ của nhiều phong trào chính trị khác nhau", ông Lepekhin cho biết.
Tác giả cũng cho rằng mặc dù việc ông Erdogan tăng cường sức mạnh có thể dẫn tới quá trình Hồi giáo hóa hay độc tài tập trung, tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn phương án tối ưu nhất cho đến nay.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
Theo Infonet
Điểm tên các quốc gia mất hàng triệu du khách vì khủng bố Thống kê của CNN cho thấy, hàng loạt các quốc gia bị tấn công khủng bố trong thời gian qua, những nơi vốn là danh lam thắng cảnh, đã bị mất đi hàng triệu du khách. Điểm tên các quốc gia mất hàng triệu du khách vì khủng bố Thổ Nhĩ Kỳ, nơi giao thoa của văn hóa châu Á - châu Âu,...