Hạ viện Nhật ra nghị quyết về hành vi của Trung Quốc ở Hoàng Sa
Ngày 11/6, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản đã thông qua nghị quyết kêu gọi Trung Quốc kiềm chế hành vi ở vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa.
Nghị quyết khẳng định việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép tại vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa và thông báo khu vực cấm tàu bè đi vào khiến tranh chấp Việt-Trung kéo dài và tình hình tại Biển Đông trở nên căng thẳng.
Một phiên họp của Hạ viện Nhật Bản
Nghị quyết khẳng định nỗ lực đơn phương uy hiếp, ép buộc, sử dụng vũ lực để tranh đoạt lãnh thổ, lãnh hải là không thể chấp nhận được.
Khẳng định không chỉ Nhật Bản mà cả cộng đồng quốc tế quan tâm tới hòa bình và ổn định ở Biển Đông, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản cho rằng cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại.
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đề nghị Chính phủ Nhật Bản đẩy mạnh liên kết với các nước Mỹ, ASEAN, kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Theo Vietnam
Video đang HOT
Không đồng ý lấy phiếu tín nhiệm cả "sếp" các tập đoàn kinh tế
Việc xin ý kiến đại biểu về hướng sửa quy định lấy phiếu tín nhiệm nhận được nhiều đề xuất như bổ sung đối tượng lấy phiếu đến Tổng GĐ các DNNN, duy trì tần suất lấy phiếu định kỳ hàng năm... Tuy nhiên, UB Thường vụ QH "lắc đầu" với nội dung này.
Sáng 6/6, UB Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Tờ trình về dự thảo Nghị quyết sửa đổi do Trưởng Ban công tác đại biểu của UB thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương trình bày cho biết, quá trình xin ý kiến đại biểu trước kỳ họp cho thấy khá nhiều nội dung của nghị quyết còn có các quan điểm rất khác nhau.
Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, có ý kiến đề nghị bổ sung cả các chức danh giữ vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội như tổng giám đốc các công ty, tập đoàn 100% vốn nhà nước.
Ngoài ra, nhiều ý kiến đề nghị mở rộng diện lấy phiếu đến Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia ở trung ương, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND và Thủ trưởng tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (GĐ Sở), cấp huyện (Trưởng phòng) để đảm bảo thực hành dân chủ rộng rãi.
Nếu dự thảo Nghị quyết sửa đổi quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm được thông qua, cuối năm nay, Quốc hội tổ chức cuộc lấy phiếu chính thức của khóa XIII.
Tuy nhiên, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ đối tượng lấy phiếu tín nhiệm như quy định của Nghị quyết số 35. Theo đó, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm với Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các UB của Quốc hội, các thành viên khác của UB Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; Tổng kiểm toán nhà nước.
UB Thường vụ chỉ rõ, Hội đồng bầu cả quốc gia là một thiết chế mới được quy định, chưa rõ mô hình tổ chức, tính chất hoạt động nên chưa thể lấy phiếu với Chủ tịch Hội đồng này cũng như với người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Còn việc bổ sung các GĐ Sở, trưởng phòng vào diện lấy phiếu ở HĐND lại không phù hopự với tinh thần Nghị quyết TƯ 4.
Thẩm tra dự thảo Nghị quyết sửa đổi quy định về lấy phiếu tín nhiệm, UB Pháp luật của Quốc hội cũng tán thành quan điểm của cơ quan trình dự thảo.
Về thời hạn và thời điểm lấy phiếu tín nhiệm cũng còn nhiều quan điểm, song số đoàn đại biểu tán thành tiến hành định kỳ hàng năm như quy định hiện nay chiếm tỷ lệ áp đảo so với một hoặc hai lần một nhiệm kỳ.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương giải thích, sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị chọn phương án mỗi nhiệm kỳ của Quốc hội, HĐND tiến hành lấy phiếu một lần vào giữa nhiệm kỳ (năm thứ 3) nhằm tạo sự đồng bộ với quy định về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong cả hệ thống chính trị theo tinh thần kết luận tại Hội nghị TƯ 9 khóa 11.
Ưu điểm của phương án lấy phiếu 1 lần/nhiệm kỳ, theo bà Nương là gắn kết quả lấy phiếu tín nhiệm với việc xem xét, đánh giá cán bộ giữa nhiệm kỳ, đồng thời tạo được cơ chế giúp cho người được lấy phiếu có thời gian, điều kiện để khắc phục hạn chế, thiếu sót trong công tác; tạo sự đồng bộ với quy định về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong cả hệ thống chính trị.
Tờ trình của bà Nương cũng nêu phương án đối với thời gian còn lại của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và nhiệm kỳ HĐND 2011-2016, sẽ tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm 2014.
Phương án trình này cũng nhận được quan điểm đồng thuận của cơ quan thẩm tra.
Về hình thức phiếu đánh giá tín nhiệm, kết quả xin ý kiến đại biểu Quốc hội về hướng sửa quy định lấy phiếu trước đó cho thấy, trên 20 trong số 63 đoàn đại biểu ở các tỉnh thành và đại biểu ở 5 đoàn khác đề nghị chỉ nên quy định 2 mức đánh giá tín nhiệm là "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp" hoặc "tín nhiệm", "không tín nhiệm" thay vì 3 mức đánh giá "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp" hiện nay.
"Bác" những ý kiến này, UB thường vụ Quốc hội vẫn đề nghị giữ 3 mức tín nhiệm quy định tại Nghị quyết 35. Nếu chỉ quy định 2 mức "tín nhiệm" và "không tín nhiệm", Trưởng Ban Công tác đại biểu cho là trùng với mức phiếu ở bước bỏ phiếu tín nhiệm khi xem xét trách nhiệm cán bộ.
Về hệ quả đối với người được lấy phiếu, theo tờ trình, người được lấy phiếu khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức. Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ quá nửa nhưng chưa đến hai phần ba tổng số đại biểu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì UB Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, thường trực hội đồng nhân dân trình hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tiếp theo.
Người có từ hai phần ba tổng số đại biểu trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì sẽ trình bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp đó.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị đối với người có trên 2/3 tổng số đại biểu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì không cần bỏ phiếu tín nhiệm mà chuyển ngay sang quy trình xem xét miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm chức vụ đối với người đó.
Chiều nay, Quốc hội có phiên thảo luận tại tổ về nội dung này.
P.Thảo
Theo Dantri
Lấy phiếu tín nhiệm 5 năm 1 lần không an toàn hơn cho cán bộ "Lấy phiếu tín nhiệm không phải là tìm căn cứ để xử lý cán bộ vì muốn xử lý đã có chế định bỏ phiếu. Không nên đặt vấn đề lấy phiếu 1 lần/nhiệm kỳ có an toàn cho cán bộ hay không" - Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Lê Minh Thông lập luận. Theo chương trình làm việc, sáng 6/6, Quốc...