Hạ viện Nga hủy thỏa thuận hạm đội Biển Đen với Ukraine
Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga ngày 31/3 đã bỏ phiếu hủy thỏa thuận giữa Mátxcơva và Kiev về hạm đội Biển Đen, đồng thời đình chỉ việc thanh toán tiền thuê căn cứ hải quân Sevastopol cho Ukraine cũng như ngừng việc xóa nợ cho nước này.
Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ không trả tiền thuê cho Ukraine
Theo kênh truyền hình RT, hạ viện Nga đã bác tổng cộng 4 thỏa thuận về địa vị của căn cứ hải quân tại Sevastopol, bao gồm thỏa thuận năm 1997 giữa Mátxcơva và Kiev, mà theo đó Nga chính thức tiếp nhận một phần của hạm đội Biển Đen thời Xô Viết và bắt đầu thuê căn cứ hải quân Sevastopol từ Ukraine, cũng như thỏa thuận năm 2010 về việc gia hạn thuê tới năm 2042, kèm theo lựa chọn gia hạn thêm 5 năm.
Trong khuôn khổ các thỏa thuận này, hàng năm Nga phải chi trả cho Ukraine 526,5 triệu USD để thuê căn cứ này, cũng như xóa nợ cho Kiev 97,75 triệu USD để đổi lại quyền sử dụng vùng nước, tần số liên lạc và bồi thường cho các tác động môi trường mà hạm đội Biển Đen gây ra.
Ngoài số tàu thuyền, hải quân Nga được phép đóng quân với tối đa 25.000 binh sỹ, 24 hệ thống pháo binh, 132 xe thiết giáp và 22 máy bay quân sự trên lãnh thổ Crimea.
Các nghị sỹ quyết định, việc Crimea được sáp nhập vào Nga chính là yếu tố dẫn tới các thỏa thuận bị hủy bỏ, và Nga không còn có nghĩa vụ phải thanh toán tiền thuê.
Video đang HOT
Do thỏa thuận ngày 18/3, vốn khẳng định khu vực Biển Đen là một phần của Liên bang Nga, “chủ thể của thỏa thuận Nga – Ukraine sẽ không còn tồn tại”, chủ tịch Ủy ban Duma về cộng đồng các quốc gia độc lập Leonid Slutsky khẳng định
“Từ nay trở đi địa vị pháp lý và tình trạng của hạm đội Biển Đen đóng quân tại thành phố Sevastopol sẽ bị điều chỉnh trong khuôn khổ hiến pháp của Liên bang Nga”, ông Slutsky tuyên bố và xem cuộc bỏ phiếu có “tính lịch sử”.
Tổng cộng 443/450 nghị sỹ đã bỏ phiếu ủng hộ quyết định này, vượt xa mức tối thiểu cần thiết 226 phiếu. Tuy nhiên, theo luật pháp Nga, một đạo luật như vậy trước hết cần được Hội đồng liên bang, hay Thượng viện, bỏ phiếu trước khi được thực thi. Dự kiến trong hôm nay, Thượng viện Nga sẽ có phiên họp bất thường để bỏ phiếu về vấn đề này.
Thứ Sáu tuần trước, Bộ ngoại giao Nga đã gửi một công hàm tới đại sứ quán Ukraine tại Mátxcơva để thông báo tới phía Ukraine việc dự thảo luật nêu trên đã được Tổng thống Putin đệ trình lên quốc hội. Công hàm cũng nêu rõ ý định của Nga trong việc chuyển giao các khí tài của Ukraine còn đang giữ tại Crimea.
Cùng ngày, Bộ trưởng ngoại giao của chính phủ mới tại Ukraine Evgeny Perebiynis khẳng định với báo giới rằng “trong trường hợp phía Nga bác bỏ các thỏa thuận này, hạm đội cua Nga có mặt tại Crimea sẽ là phi pháp”.
Thanh Tùng
Theo Dantri
Nga "ép buộc" Ukraine trả 11 tỉ USD tiền khí đốt
Nga có thể hủy bỏ một thỏa thuận với Ukraine, vốn giúp Kiev được giảm giá đáng kể về khí đốt để đổi lấy việc lưu trú của hạm đội Biển Đen.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết điều này sẽ buộc Ukraine phải trả cho Nga 11 tỉ USD vì thỏa thuận về việc Moscow cung cấp khí đốt giá rẻ cho Kiev để đổi lại việc thuê căn cứ hải quân Sevastopol ở Crimea không còn hiệu lực.
Ông Medvedev nói rằng với việc Crimea sáp nhập vào Nga, thỏa thuận Kharkov không còn áp dụng và cần được kết thúc. Trong trường hợp đó, Nga có thể đòi lại 11 tỉ USD thông qua tòa án. "Dĩ nhiên, đây là những biện pháp khắc nghiệt nhưng các đối tác Ukraine của chúng tôi phải hiểu" - ông Medvedev nói.
Sau khi lên nắm quyền năm 2010, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã đồng ý gia hạn thêm 25 năm cho Nga về bản hợp đồng thuê căn cứ hạm đội Biển Đen ở Crimea - cho đến năm 2042. Đổi lại, Moscow nhất trí cho Ukraine được hưởng giá ưu đãi 100 USD/1.000m3 khí đốt.
Tuy nhiên, người phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Crimea nay đã trở thành một bộ phận của Nga nên những thỏa thuận này sẽ bị sửa đổi. Điều này có nghĩa Kiev sẽ phải mua khí đốt của Nga với giá 500 USD/1000m3, mức cao nhất trong số các khách hàng của tập đoàn khí đốt Gazprom - Nga ở châu Âu.
Tuyên bố của Thủ tướng Nga đưa ra vào thời điểm nền kinh tế Ukraine đang gặp khó khăn. Ảnh: KYIV POST
Tuyên bố nêu trên của Thủ tướng Nga đưa ra vào thời điểm nền kinh tế Ukraine đang gặp khó khăn về tiền mặt, trong khi các quan chức Nga khẳng định họ là người đầu tiên quan tâm đến việc ổn định kinh tế của Kiev. Kho bạc của nước này gần như trống rỗng vì tiền nợ của chính phủ Ukraine ở mức khoảng 66 tỉ USD trong năm 2012, tức 37,42% GDP.
Phát biểu với các phóng viên tại Kiev sau khi ký một thỏa thuận thắt chặt hơn mối quan hệ với Liên hiệp châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) hôm 21-3, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk nói rằng Nga đang chiếm giữ "hàng chục cơ sở" từ Ukraine trị giá "không phải là nhiều mà là hàng trăm tỉ USD.
Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk gặp lãnh đạo châu Âu ở Brussel hôm 21-3. Ảnh: AP
Trong một diễn biến khác, ngày 21-3, dự luật liên quan đến việc Ukraine rút khỏi Hiệp ước quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân đã được trình lên Verkhovna Rada (Quốc hội) nước này xem xét.
Cùng ngày, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ tăng cường việc cô lập Nga khi công du châu Âu vào tuần tới. Song song đó, các nhà chức trách Nga cho biết các đơn vị tự vệ Crimea sẽ sớm được hợp nhất vào lực lượng vũ trang Nga.
Viện Công tố Tối cao Ukraine đã xác minh được nhân thân của tay súng bắn tỉa nhắm vào các thành viên Maidan (những người biểu tình tại Quảng trường Độc lập). Tuy nhiên, cơ quan này không nêu danh tính của những đối tượng trên, chỉ cho biết đó là công dân Ukraine.
Theo laodong
Pháp dọa hủy bán tàu chiến cho Nga vì khủng hoảng Ukraine Pháp sẽ cân nhắc hủy một hợp đồng trị giá 1,4 tỷ euro nhằm chuyển giao 2 tàu chiến lớp Mistral cho hải quân Nga nếu Mátxcơva leo thang thêm căng thẳng tại Ukraine, Ngoại trưởng Pháp tuyên bố. Tàu chiến lớp Mistral của Pháp. Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TF1 của Pháp, Ngoại trưởng Laurent Fabius đã phủ nhận...