Hạ viện Mỹ tiếp tục gây sức ép lên ‘con cưng’, Trung Quốc phản pháo
Hạ viện Mỹ tiếp tục khẳng định sẽ gây sức ép để giải quyết những quan ngại quốc gia về TikTok, trong khi Trung Quốc phản bác mọi cáo buộc của Washington đối với ứng dụng này về mối đe dọa an ninh.
Hạ viện Mỹ sẽ thúc đẩy thông qua dự luật nhằm giải quyết những quan ngại đối với an ninh quốc gia liên quan ứng dụng TikTok của Trung Quốc. (Nguồn: Inlps)
Ngày 26/3, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy cho biết trên Twitter rằng, cơ quan lập pháp này “sẽ thúc đẩy dự luật để bảo vệ người dân Mỹ trước những hiểm nguy công nghệ từ Trung Quốc”.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi tại Mỹ yêu cầu cấm TikTok hoặc thông qua một dự luật lưỡng đảng để cho phép chính quyền Tổng thống Joe Biden tìm kiếm lệnh cấm ứng dụng trên.
Video đang HOT
Một số thành viên Quốc hội Mỹ, trong đó có lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jeffries cho biết, “có những quan ngại thực sự về an ninh quốc gia liên quan Tiktok”, viện dẫn các vấn đề về quyền riêng tư và bảo vệ người dùng.
Tuy nhiên, ngày 27/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, những cáo buộc của Mỹ đối với TikTok là vô căn cứ khi Washington không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho thấy ứng dụng này đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.
Khi trả lời câu hỏi về ý định trên của các Hạ nghị sĩ Mỹ, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh: “Mỹ cần tôn trọng cạnh tranh công bằng và ngừng gây sức ép đối với các công ty nước ngoài”.
TikTok là ứng dụng chia sẻ video ngắn thuộc sở hữu của Tập đoàn ByteDance (Trung Quốc). Ứng dụng này hiện thu hút hơn 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới, trong đó có 150 triệu người dùng trên khắp châu Âu và khoảng 150 triệu người dùng tại Mỹ.
Giới chức nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ những người dùng ứng dụng này sẽ bị rò rỉ dữ liệu vào tay chính phủ Trung Quốc.
Mỹ, Anh, Canada, Bỉ và Ủy ban châu Âu (EC) đã cấm ứng dụng này trên các thiết bị của cơ quan chính phủ.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ muốn Tổng thống nhượng bộ về vấn đề trần nợ
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã kêu gọi Tổng thống Joe Biden nhất trí với những nhượng bộ và cắt giảm chi tiêu, khi đây vẫn là hai vấn đề bế tắc trong việc nâng mức trần nợ 31.400 tỷ USD.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy phát biểu sau cuộc gặp Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng ở Washington DC., ngày 1/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên của ông McCarthy được đưa ra vào ngày 6/2, trước khi ông Biden có bài phát biểu Thông điệp Liên bang tại phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 7/2.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống sẽ thảo luận về việc cắt giảm chi tiêu liên bang với các nghị sỹ đảng Cộng hòa, nhưng chỉ khi trần nợ được nâng lên, trong khi ông McCarthy nói rằng các nghị sỹ đảng Cộng hòa sẽ chỉ nâng trần nợ nếu ông Biden đồng ý cắt giảm chi tiêu.
Theo ông McCarthy, hai bên cần tìm được tiếng nói chung trong việc nâng trần nợ một cách có trách nhiệm. Việc tìm kiếm sự nhượng bộ chính là định hình cách thức quản lý đất nước như đề xuất và là những gì mà người Mỹ đã ủng hộ chỉ ba tháng trước. Vỡ nợ không phải là sự lựa chọn, cũng như việc tăng thuế, tăng lãi suất hay sự tê liệt của nền kinh tế.
Các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Hạ viện muốn sử dụng trần nợ, bao gồm các chương trình chi tiêu và cắt giảm thuế mà Quốc hội đã thông qua, để thúc đẩy việc cắt giảm chi tiêu, hai năm sau khi đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện.
Theo Cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Biden là ông Brian Deese, trong ngày 7/2, ông Biden được cho là sẽ khẳng định nâng trần nợ không phải là vấn đề có thể thương lượng và các nghị sỹ không sử dụng vấn đề này để gây sức ép.
Mặc dù có những bế tắc, sau cuộc gặp Tổng thống trong tuần trước, ông McCarthy bày tỏ tin tưởng hai bên có thể tìm được tiếng nói chung.
Trung Quốc cảnh báo tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ về việc thăm Đài Loan Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy không nên tới thăm Đài Loan (Trung Quốc) giống như người tiền nhiệm. Theo The Hill, trong ngày 30/1 (giờ địa phương), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo các quan chức cấp cao Mỹ về việc thăm Đài Loan. Động thái của Bắc Kinh...