Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine
Hôm 23.3, Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết kêu gọi Tổng thống Obama cung cấp vũ khí phòng vệ sát thương cho Ukraine, theo một tài liệu công bố trên trang web của Hạ viện.
Liệu cung cấp vũ khí có làm cho Ukraine tốt hơn?
Kết quả cuối cùng công bố cuối ngày 23.3 cho thấy, 348 nghị sĩ tán thành Giải pháp cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine với 48 phiếu chống và 36 phiếu trắng.
“Hạ viện mạnh mẽ thúc đẩy Tổng thống thi hành đầy đủ và ngay lập tức việc cung cấp vũ khí phòng vệ sát thương cho Ukraine, để tăng cường khả năng của người dân Ukraine trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của họ khỏi những hành động gây hấn vô cớ và liên tục của Liên bang Nga”, nghị quyết của Hạ viện nêu rõ.
Nghị quyết này do Hạ nghị sĩ Eliot Engel – thành viên Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ đưa ra.
Video đang HOT
Liên minh Châu Âu và Mỹ cho đến nay chỉ cam kết viện trợ vũ khí phi sát thương và hỗ trợ huấn luyện quân sự cho Ukraine.
Hồi đầu tháng này, Tổng thống Obama phê chuẩn gói viện trợ trị giá 75 triệu USD cho Kiev, bao gồm cả cung cấp những thiết bị như máy bay không người lái và xe bọc thép.
Nga cho rằng việc cung cấp vũ khí Kiev sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở Ukraine và đi ngược lại tuyên bố của Washington về việc cam kết một giải pháp hòa bình với cuộc xung đột.
Theo Lao Động
Ukraine: Phép thử chiến lược "Mariupol"?
Thất vọng vì những chia rẽ của phương Tây trong việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, hai cựu quan chức Mỹ Hans Binnendijk, cựu Giám đốc về chính sách quốc phòng tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, và John Herbst, Đại sứ Mỹ tại Ukraine từ năm 2003-2006 - gần đây đã bình luận trên tờ New York Times về điều mà họ gọi là "Phép thử Mariupol".
Họ lập luận rằng nếu và khi lực lượng đòi ly khai ở khu vực miền đông cơ động xuống thành phố cảng Mariupol, phía đông nam Ukraine, phương Tây sẽ cung cấp đủ tiền cho Kiev để đánh bật lực lượng ly khai ra khỏi lãnh thổ nước này, tăng gấp đôi các lệnh trừng phạt và có lẽ nghiêm trọng hơn, "loại Nga ra khỏi hệ thống giao dịch tài chính toàn cầu SWIFT", một biện pháp mà họ khẳng định là "có thể làm tê liệt nền kinh tế Nga vốn đang gặp nhiều khó khăn".
Binh sĩ Ukraine tại một giới tuyến ở Mariupol trên bờ biển Azov (Ảnh: AP)
Thành phố Mariupol nằm dọc theo bờ biển Azov, đây là cầu nối quan trọng giữa vùng đất liền của Nga với vùng lãnh thổ mới sáp nhập Crimea. Cảng biển xuất khẩu các sản phẩm than đá và sắt thép đối với cả vùng Donetsk. Nếu giành được quyền kiểm soát, quân ly khai có thể tạo ra một khu vực bàn đạp liên thông cả trên hướng bộ và hướng biển. Theo hai ông Binnendijk và Herbst, điều dự đoán trên trở thành sự thật, Nga sẽ giành được vùng đất này một cách không chính thức, và Mariupol chỉ là sự khởi đầu của một chiến dịch lâu dài nhằm hợp nhất các vùng đất "Novorossiya" thời Sa hoàng.
Tuy nhiên, kể từ khi vô tình nhắc đến cụm từ "Novorossiya" trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 4 năm ngoái, Tổng thống Nga Putin thận trọng tránh đề cập đến thuật ngữ này và ông thẳng thừng từ chối công nhận cuộc trưng cầu dân ý và tuyên bố độc lập theo kiểu Crimea của Nhà nước tự xưng Novorossiya năm ngoái.
Thay vào đó, Nga đã nhiều nhắc lại rằng họ muốn Ukraine trao quyền tự chủ hơn cho khu vực Donbass, bảo vệ các quyền lợi về ngôn ngữ và văn hóa của những người nói tiếng Nga ở Ukraine và ủng hộ tính trung lập của Ukrraine, trong đó có một cam kết lâu dài của NATO là không lôi kéo Kiev gia nhập liên minh này.
Như Fiona Hill, Giám đốc Trung tâm Mỹ và châu Âu, đồng thời là học giả thuộc Chương trình Chính sách Đối ngoại tại Viện Brookings gần đây lập luận rằng ông Putin không muốn khôi phục lại đế chế Nga hay Liên Xô: những gì ông ấy muốn là làm hồi sinh vị thế của Nga như một cường quốc lớn, trong đó các cường quốc khác phải tôn trọng quyền và lợi ích của Nga cũng như lịch sử và văn hóa lâu đời trong mối quan hệ giữa Nga với Ukraine và các nước khác thuộc Liên Xô cũ.
Cảnh hoang tàn tại khu vực Donbas, miền đông Ukraine (Ảnh: VOR)
Có một thực tế là thỏa thuận ngừng bắn Minsk II về Ukraine được ký kết vào tháng trước đã thay đổi động lực chính trị ở châu Âu. Đức và ở cấp độ thấp hơn là Pháp đã phản đối lời kêu gọi cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev, và các nước còn lại ở châu Âu cũng đồng tình với tín hiệu này từ Berlin và Paris. Họ không muốn những vấn đề viện trợ vũ khí can thiệp vào các cuộc đàm phán Minsk, và họ tiếp tục phản đối việc gửi vũ khí cho Ukraine miễn là hiệp định ngừng bắn cơ bản được duy trì. Họ không muốn đưa ra một cái cớ để gây ra một cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraine.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hiện đang theo dõi chặt chẽ hiệp định ngừng bắn này, và ở mức độ nào đó, Đức được coi là nhà bảo trợ chính để thỏa thuận này được thực thi. Nhưng nếu xung đột lại nổ ra ở Mariupol, nó sẽ kích hoạt một sự thay đổi chính sách lớn ở châu Âu.
Ở phương Tây, nhiều người đã giải thích rằng thỏa thuận trên có hàm ý sự nhượng bộ của Nga. Trong khi đó, tờ Guardian (Anh) mới đây dẫn lời tân Chủ tịch Hội đồng châu Âu đồng thời là cựu Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói rằng: "Thỏa thuận Minsk chỉ ý nghĩa khi nó được thực hiện đầy đủ. Thực hiện một phần sẽ rất nguy hiểm cho Ukraine... Đầu tiên, chúng ta cần thực hiện đầy đủ bao gồm cả việc kiểm soát hoàn toàn biên giới của Ukraine". Nhưng có lẽ đối với Nga, thỏa thuận Minsk là một bước tiến trong việc tạo ra những điều kiện - tự chủ thực sự cho khu vực Donbas.
Tổn thất nhân lực của một cuộc tấn công vào Mariupol sẽ là rất bi thảm, nhưng nếu cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev và bị hút vào một cuộc chiến ủy nhiệm tại Ukraine sẽ không giúp phương Tây đàm phán một thỏa thuận chính trị lâu dài với Nga nhằm mang lại hòa bình và ổn định cho toàn bộ miền đông của quốc gia Đông Âu này.
Theo Công Thuận/NYT/ASPI/baotintuc.vn
Sợ ngồi tù, hàng loạt cựu quan chức Ukraine tự sát? Do lo sợ bị xét xử và phải ngồi tù, trong hai tuần qua đã có ba cựu nghị sĩ từng thân cận với ông Yanukovych bị phát hiện đã chết. Ngày 12/3 ông Oleksandr Peklushenko, cựu thống đốc thành phố Zaporizhia, chết với một vết đạn ở cổ. Ông Peklushenko từng giữ cương vị thống đốc tỉnh Zaporizhzhya, miền nam Ukraine từ...