Hạ viện Mỹ thông qua dự luật siết chặt kiểm soát súng đạn
Ngày 11/3 (đêm 11/3 theo giờ Việt Nam), Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nhằm siết chặt kiểm soát súng đạn, một trong những vấn đề điểm “ nóng” và gây tranh cãi nhất tại nước này.
Một cửa hàng bán súng tại Mỹ. Ảnh: Wall Street Journal
Theo tờ Washington Post, Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật Kiểm tra Hồ s ơ Lưỡng đảng, do Hạ nghị sĩ Dân chủ bang California Mike Thompson bảo trợ, với tỷ lệ 237 phiếu thuận và 203 phiếu chống. Có 8 nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ và 1 nghị sĩ Dân chủ phản đối dự luật.
Dự luật này, một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà lập pháp Dân chủ cũng như Chính quyền Tổng thống Joe Biden, nhằm siết chặt việc kiểm tra lý lịch đối với các thương vụ chuyển nhượng và mua bán súng đạn. Luật mới sẽ siết chặt quá trình xét duyệt và kiểm tra hiện nay, trong một nỗ lực nhằm đảm bảo những các nhân bị cấm sở hữu súng không thể có được súng đạn.
Nhiều qui định mới đối với việc kiểm tra hồ sơ sẽ được áp dụng đối với các vụ chuyển giao súng giữa các cá nhân. Theo luật hiện nay, người bán súng không có giấy phép và tư nhân không phải tiến hành kiểm tra lý lịch đối với việc chuyển nhượng súng, dù các đại lý bán súng đạn bắt buộc phải làm như vậy. Dù vậy, luật mới cũng có điều khoản ngoại lệ, đó là các cặp vợ chồng tặng nhau súng thì sẽ không phải xét duyệt lý lịch.
Hầu hết các Hạ nghị sĩ Cộng hòa, trong đó có các Hạ nghị sĩ Fred Upton (bang Michigan), Chris Smith (bang New Jersey) và Brian Fitzpatrick (bang Pennsylvania), đều phản đối dự luật này. Những người phản đối cho rằng dự luật như vậy vi phạm Tu chính án số 2 Hiến pháp Mỹ về quyền sở hữu súng đạn, cũng như không giúp ích gì nhiều trong việc ngăn chặn bạo lực.
Tuy nhiên, những người ủng hộ ý tưởng này lập luận rằng dự luật là bước đi cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực súng đạn tại Mỹ, cũng như để đảm bảo súng không rơi vào tay những phần tử nguy hiểm.
Video đang HOT
Phát biểu tại phiên tranh luận trước bỏ phiếu, Lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện, Hạ nghị sĩ Dân chủ Steny Hoyer nói: “Chúng ta không nên cần tới đại dịch COVID-19 để giảm bạo lực súng đạn ở đất nước này. Cách để làm điều ấy là thông qua một dự luật an toàn súng đạn thông thường tại Quốc hội, nhằm đảm bảo những đối tượng vô trách nhiệm sẽ khó khăn hơn để có được những loại vũ khí sát thương”.
Dự luật mới được Hạ viện thông qua cần phải vượt qua thêm “ải” Thượng viện trước khi Tổng thống Biden ký ban hành. Tuy nhiên, triển vọng Thượng viện phê chuẩn dự luật là khá mờ mịt, vì văn bản này cần phải nhận được 60 phiếu ủng hộ.
Văn hóa súng đạn là điều ngấm sâu vào đời sống người dân Mỹ. Ảnh: Voice of America
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang đẩy mạnh những nỗ lực nhằm siết chặt kiểm soát súng đạn – một vấn đề mà đảng Dân chủ trăn trở nhiều năm qua – trong bối cảnh bạo lực có dấu hiệu gia tăng tại nước này.
Tổng thống Joe Biden cũng đã đưa ra “cam kết cá nhân” thúc đẩy các nỗ lực kiểm soát súng đạn. Trong chiến dịch tranh cử của tổng thống, ông Biden tuyên bố sẽ thông qua luật cấm sản xuất và mua bán vũ khí tấn công cũng như vũ khí có mức độ sát thương cao, đồng thời thu mua lại những vũ khí đang được lưu hành.
Doanh số bán súng đang gia tăng trên khắp nước Mỹ, với một phần nguyên nhân là do lo ngại rằng Tổng thống Biden sẽ đẩy mạnh kiểm soát súng cũng như sự bất an liên quan đại dịch COVID-19 và làn sóng biểu tình phân biệt chủng tộc.
Tuy nhiên, theo giới truyền thông, quan điểm của người Mỹ về việc sử dụng súng hiện dường như còn chia rẽ hơn so với thời điểm trước đây khi ông Biden đề cập vấn đề này. Kết quả một cuộc thăm dò do Viện Gallup thực hiện tháng 11/2020 cho thấy tỷ lệ ủng hộ việc siết chặt hơn đạo luật sử dụng súng đang ở mức thấp nhất tại Mỹ kể từ năm 2016.
Hạ viện Mỹ chính thức trình nghị quyết luận tội Tổng thống Trump
Sáng 11/1 (tối 11/1 theo giờ Việt Nam), phe Dân chủ ở Hạ viện Mỹ đã chính thức trình một nghị quyết luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo đó cáo buộc ông "kích động nổi dậy", khiến người biểu tình xông vào tấn công Quốc hội hôm 6/1 vừa qua.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (trái) quyết tâm luận tội Tổng thống Donald Trump (phải). Ảnh: CNN
Các nghị sĩ Dân chủ ở Hạ viện đã trình một nghị quyết luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo đó cáo buộc ông "kích động nổi dậy", khiến người biểu tình xông vào tấn công Quốc hội.
Như vậy, ông Trump đã trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị Quốc hội luận tội tới 2 lần trong một nhiệm kỳ.
Theo bản sao của nghị quyết mà CNN có trong tay, nghị quyết có một điều luận tội duy nhất, được trình khi Hạ viện họp sáng 11/1 (giờ Mỹ). Theo kế hoạch, Hạ viện sẽ thảo luận và bỏ phiếu về nghị quyết ngay trong tuần này.
Nghị quyết chỉ ra rằng Tổng thống Trump liên tục nhắc đi nhắc lại các cáo buộc sai, rằng ông đã thắng trong bầu cử. Nghị quyết cũng nhắc tới bài phát biểu của ông với đám đông ngày 6/1, trước khi những người bạo loạn xâm phạm tòa nhà Quốc hội.
Nghị quyết đề cập cả việc ông Trump gọi điện cho Thư ký tiểu bang Georgia, thúc giục ông này "tìm" đủ phiếu để ông thắng cử ở Georgia. Nghị quyết có đoạn nêu rõ: "Với tất cả những điều này, Tổng thống Trump gây nguy hại nghiêm trọng cho an ninh nước Mỹ và các cơ quan chính phủ. Ông đã đe dọa sự toàn vẹn của hệ thống dân chủ, can thiệp quá trình chuyển giao quyền lực an toàn..."
Theo Washington Post, ngay trước khi người biểu tình tấn công tòa nhà Quốc hội Mỹ vào chiều tối 6/1 (theo giờ địa phương), Tổng thống Trump đã có một bài phát biểu, trong đó ông tiếp tục cáo buộc về tình trạng gian lận bầu cử, đồng thời hối thúc những người ủng hộ "chiến đấu tới chết".
Nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí còn hướng dẫn đám đông biểu tình "tràn xuống Đại lộ Pennsylvania" và tiến về Đồi Capitol để "truyền cho những người Cộng hòa, những người yếu đuối sự dũng cảm cần thiết để đưa quốc gia của chúng ta trở lại".
Trong thời gian vụ tấn công diễn ra, Tổng thống Trump cũng đăng tải nhiều dòng trạng thái trên trang mạng cá nhân Twitter, lúc đầu kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence đảo ngược kết quả bầu cử. Tuy nhiên, sau đó, ông Trump đã viết những dòng trạng ủng hộ ôn hòa, song vẫn tái khẳng định tình trạng gian lận phiếu bầu.
Trước đó, thăm dò dư luận mới nhất do Ipos tiến hành cho thấy, 8/10 cử tri Cộng hòa được khảo sát phản đối phế truất Tổng thống Donald Trump vì lý do kích động người biểu tình tấn công trụ sở Quốc hội Mỹ.
Kết quả này cho thấy tầm ảnh hưởng của ông Trump với đảng Cộng hòa và giúp giải thích tại sao lãnh đạo đảng Cộng hòa do dự trước các đề xuất đòi luận tội tổng thống hay kích hoạt Tu chính án số 25. Khảo sát cũng cho thấy, tuyệt đại đa số người được hỏi ý kiến đều phản đối hành vi bao vây, đột nhập Điện Capitol của người biểu tình.
Chris Jackson, Phó Chủ tịch cấp cao của Ipsos Public Affairs, đánh giá biến cố biểu tình bạo loạn đã hủy hoại vị thế của số muốn tiếp tục tranh đấu phản đối kết quả. Nhưng sự việc này cũng không làm thay đổi cơ bản dòng chảy chính trị đang diễn ra tại Mỹ, mà ở đó người Cộng hòa tin rằng ông Trump nên tại vị, còn người theo đảng Dân chủ thì không.
Thăm dò cho thấy, chỉ có 6% người Mỹ ủng hộ hành động của người biểu tình muốn ép buộc Quốc hội ngừng xác nhận chiến thắng về phiếu đại cử tri đối với ông Joe Biden. Nhưng 6/10 người theo phe Cộng hòa tuyên bố nếu nhà lãnh đạo được bầu ra không bảo vệ đất nước, thì người dân cần phải tự đứng lên hành động.
Ngày 7/1, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã yêu cầu phế truất Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông có liên quan đến cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol cũng như những hành động xâm nhập trụ sở Hạ viện một ngày trước đó.
Bà Pelosi đã yêu cầu Phó Tổng thống Pence vận dụng Tu chính án số 25, vốn cho phép ông và Nội các đề nghị tước bỏ quyền lực của tổng thống. Bà nêu rõ nếu ông Pence không thực hiện bước đi trên, bà và các thành viên khác trong Quốc hội sẵn sàng thúc đẩy luận tội Tổng thống Trump lần thứ 2 trong nhiệm kỳ.
Chuyện gì đang xảy ra với cổ phiếu GameStop? Gần một tháng không có biến động, cổ phiếu GameStop bất ngờ lại tăng vọt giá trị trở lại kéo theo sự chú ý của những người ngoài cuộc. Vậy chuyện gì đang xảy ra với GameStop? GameStop (mã chứng khoán GME) trở thành tâm điểm chú ý của giới chứng khoán phố Wall khi đạt đỉnh 347,51 USD vào ngày 27/01, tăng...