Hạ viện Mỹ thông qua dự luật dỡ bỏ các bức tượng gợi nhớ chế độ chiếm hữu nô lệ
Hạ viện Mỹ ngày 29/6 vừa thông qua một đạo luật dỡ bỏ tất cả tượng vinh danh những người ủng hộ chế độ chiếm hữu nô lệ tại Tòa nhà Quốc hội.
Bức tượng Tướng Joseph Wheeler phục vụ trong quân đội Liên minh miền Nam được trưng bày tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 23/7/2020. Ảnh: Reuters
Đây là năm thứ hai liên tiếp Hạ viện thông qua đạo luật dỡ bỏ các tượng của Liên minh miền Nam, song trong lần thông qua đầu tiên vào năm 2020, Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã bác bỏ đạo luật.
Liên minh miền Nam là chính phủ riêng do Jefferson Davis làm tổng thống thành lập từ 7 bang miền Nam phản đối chính sách xóa bỏ chế nô lệ ở Mỹ do Tổng thống đắc cử năm 1861 Abraham Lincoln đề xuất.
Video đang HOT
Trong năm nay, Hạ viện Mỹ đã thông qua đạo luật với 285 phiếu ủng hộ, trong khi chỉ có 120 phiếu phản đối đến từ các nghị sĩ Cộng hòa.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết việc dỡ bỏ các bức tượng sẽ không xóa được vết nhơ của các hành vi phân biệt chủng tộc trong lịch sử nước Mỹ, cũng như sẽ không xóa bỏ được nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ ngày nay. Tuy nhiên, bà đưa ra câu hỏi: “Làm thế nào chúng ta có thể mong đợi chấm dứt thảm họa phân biệt chủng tộc khi chúng ta cho phép những thủ phạm tồi tệ nhất của sự phân biệt chủng tộc đó được ca ngợi trong các phòng họp của Quốc hội?”.
Các cuộc biểu tình lan rộng sau cái chết của công dân da màu George Floyd vào năm 2020 dưới tay của một cựu cảnh sát da trắng Derek Chauvin đã làm sống lại nỗ lực gỡ bỏ các tượng trên tại tòa nhà quốc hội.
Hạ viện Mỹ lên án đảo chính Myanmar
Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, bất chấp sự phản đối của 14 nghị sĩ Cộng hòa.
Nghị quyết này phản đối các chiến thuật bạo lực trấn áp biểu tình, lên án việc quân đội Myanmar bắt giam các lãnh đạo dân sự, yêu cầu trả tự do cho tất cả những người bị bắt và để các nghị sĩ được bầu tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của họ.
Nghị quyết được thông qua hôm 19/3 với 398 phiếu thuận và 14 phiếu chống. Tất cả các phiếu chống đều là của các nghị sĩ đảng Cộng hòa. Các nghị sĩ này đều không nêu lý do phản đối nghị quyết lên án đảo chính Myanmar.
Hạ viện Mỹ hôm 18/3 cũng thông qua một dự luật liên quan đến Myanmar, yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden cung cấp báo cáo cho quốc hội về các sự kiện ở quốc gia này, cũng như phản ứng của Mỹ. Dự luật này cần được Thượng viện thông qua để trở thành luật.
Người biểu tình dựng rào chắn đối đầu với cảnh sát ở thành phố Yangon đầu tuần này. Ảnh: AFP.
Làn sóng biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar vẫn sôi sục trên khắp các thành phố, thị trấn ở Myanmar, sau khi quân đội nắm quyền bằng cuộc đảo chính hôm 1/2. Quân đội Myanmar cáo buộc đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020 nhờ gian lận.
Người biểu tình yêu cầu quân đội trao trả quyền lực cho chính quyền dân sự, đồng thời trả tự do cho bà Suu Kyi cùng nhiều lãnh đạo khác. Nhiều nhóm dân tộc thiểu số của Myanmar, từ lâu đã xung đột với quân đội, cũng yêu cầu bãi bỏ hiến pháp năm 2008 do chính quyền quân sự soạn thảo và thiết lập nền dân chủ.
Hầu hết nhà lập pháp ở Đồi Capitol trước đó đã thẳng thắn lên án cuộc đảo chính quân sự và các biện pháp mạnh tay mà quân đội sử dụng để trấn áp biểu tình.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, tổng cộng 237 người đã bị bắn chết và hơn 2.000 người bị bắt giam kể từ sau đảo chính.
Những doanh nhân Trung Quốc hứng giận dữ ở Myanmar Đảo chính giáng đòn kinh tế Myanmar thế nào? EU sắp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar 'Thế giới đảo lộn' ở Myanmar
Nghị sĩ Cộng hòa đòi Pelosi nộp phạt 5.000 USD Các nghị sĩ Cộng hòa yêu cầu Chủ tịch Hạ viện Pelosi nộp phạt 5.000 USD do không chấp hành quy định đi qua máy dò kim loại được bà ban hành. "Vào khoảng 9h59 ngày 4/2, nhiều nghị sĩ thấy Chủ tịch Hạ viện bước vào phòng họp mà không hoàn thành việc kiểm tra an ninh", các nghị sĩ Cộng hòa...