Hạ viện Mỹ thành lập nhóm chuyên trách về AI
Ngày 20/2, các lãnh đạo Hạ viện Mỹ cho biết cơ quan lập pháp này sẽ thành lập lực lượng chuyên trách lưỡng đảng nhằm nghiên cứu những quy định có thể giải quyết mối lo ngại về trí tuệ nhân tạo (AI).
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson và lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jeffries nói rõ lực lượng chuyên trách trên sẽ chịu trách nhiệm thực hiện một báo cáo mang tính toàn diện, đồng thời xem xét các biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ an ninh quốc gia trước các mối đe dọa hiện tại và đang nổi của AI.
Lực lượng chuyên trách này sẽ gồm 24 thành viên do Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Jay Obernolte và Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Ted Lieu Force cùng đứng đầu. Trong năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã nỗ lực thông qua các quy định nhằm giải quyết vấn đề về AI, song không thành.
Giới chức Hạ viện Mỹ nhấn mạnh lực lượng chuyên trách thực hiện sẽ tham vấn các ủy ban tại Quốc hội, sau đó thực hiện báo cáo, bao gồm các khuyến nghị và các đề xuất chính sách của lưỡng đảng. Ông Jeffries nhấn mạnh sự trỗi dậy của AI cũng đặt ra một loạt thách thức đặc biệt và cần đưa ra một số biện pháp nhất định để bảo vệ người dân Mỹ.
Video đang HOT
Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Obernolte cho hay báo cáo của lực lượng chuyên trách sẽ nêu chi tiết các tiêu chuẩn quy định và hành động cần thiết của Quốc hội để vừa bảo vệ người tiêu dùng vừa thúc đẩy đầu tư và đổi mới liên tục vào AI. Còn Hạ nghị sĩ Ted Lieu nhấn mạnh vào cách thức để đảm bảo AI phát huy lợi ích thay vì gây tác hại cho xã hội.
AI tạo sinh có thể tạo văn bản, ảnh và video theo những lời gợi ý. Điều này đem lại những kỳ vọng, song gây quan ngại rằng công nghệ này có thể gây ảnh hưởng đến một số việc làm, tác động đến các cuộc bầu cử, và có nguy cơ chế ngự con người. Những rủi ro về AI ngày càng lộ rõ sau khi xuất hiện các cuộc gọi tự động (robo-call) sử dụng đoạn ghi âm giả mạo giọng nói của Tổng thống Joe Biden để kêu gọi các cử tri ủng hộ đảng Dân chủ ở nhà và không đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ ở bang New Hampshire. Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ sau đó tuyên bố các cuộc gọi rác được ghi âm sẵn sử dụng giọng nói do AI sáng tạo là bất hợp pháp.
Hồi đầu tháng 2 này, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết các công ty AI hàng đầu nằm trong số hơn 200 tổ chức đã tham gia kế hoạch hỗ trợ triển khai AI an toàn. Trong số này, có OpenAI, Google, Anthropic, Microsoft, Meta, Apple, Amazon và Nvidia.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ dọa 'chôn vùi' dự luật viện trợ mới cho Ukraine và Israel
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson tuyên bố sẽ không bỏ phiếu thông qua dự luật an ninh mới của Thượng viện, bao gồm cả viện trợ bổ sung cho Ukraine và Israel.
Sau nhiều tháng đàm phán, Thượng viện Mỹ hôm 4/2 đã công bố dự luật trị giá 118 tỷ USD, bao gồm các khoản tăng cường an ninh biên giới và viện trợ xung đột mới cho Ukraine (60 tỷ USD) cũng như Israel (14,1 tỷ USD).
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson. Ảnh: Reuters
Theo thỏa thuận, lãnh đạo Nhà Trắng cũng sẽ được trao quyền mới để trục xuất người di cư ngay lập tức nếu chính quyền bị quá tải các yêu cầu xin tị nạn, trong khi các biện pháp kiểm soát biên giới sẽ được thực thi nhanh hơn và cứng rắn hơn.
Hãng thông tấn Aljazeera đưa tin, Tổng thống Joe Biden hôm 4/2 đã hối thúc Quốc hội Mỹ phê duyệt dự luật nói trên. Cùng ngày, Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện thông báo, ông sẽ tổ chức bỏ phiếu phê chuẩn dự luật vào ngày 7/2. Nhà lập pháp này mô tả đây là một "bước đi quan trọng nhằm tăng cường an ninh quốc gia của Mỹ ở nước ngoài và dọc theo biên giới của đất nước".
Bất chấp sự ủng hộ của các quan chức hàng đầu đảng Dân chủ, dự luật vẫn phải đối mặt với triển vọng không chắc chắn ở cả Thượng viện và Hạ viện, nơi đảng Cộng hòa (GOP) chiếm đa số.
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, thành viên GOP cảnh báo, thỏa thuận tại Thượng viện sẽ "bị chôn vùi" nếu được trình lên cơ quan lập pháp này.
"Tôi đã chứng kiến đủ rồi. Dự luật này thậm chí còn tồi tệ hơn những gì chúng tôi kỳ vọng và sẽ không tiến gần đến việc chấm dứt thảm họa biên giới mà Tổng thống gây ra. Như nhà đàm phán hàng đầu của đảng Dân chủ đã tuyên bố, theo luật này, 'biên giới không bao giờ đóng cửa'", ông Johnson nhấn mạnh.
Dự luật cũng có thể vấp phải sự phản đối từ một số đảng viên Đảng Dân chủ về việc cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Israel, quốc gia đang đối mặt áp lực quốc tế ngày càng tăng vì cuộc khủng hoảng nhân đạo bắt nguồn từ chiến dịch quân sự chống Phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, một nhà lập pháp độc lập đến từ bang Vermont, đã kêu gọi loại bỏ 10 tỷ USD dành cho vũ khí tấn công trong khi vẫn giữ kinh phí cho các hệ thống phòng thủ.
CNN dự báo cựu Tổng thống Trump chắc thắng trong bầu cử sơ bộ bang Iowa Truyền thông Mỹ dự báo cựu Tổng thống Donald Trump sẽ chắc chắn giành chiến thắng trong bầu cử sơ bộ ở bang Iowa. Ông Trump ký tên cho người ủng hộ ở Des Moines, bang Iowa. Ảnh: New York Times Theo kênh CNN, trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Iowa, tính đến 21 giờ 26 ngày 15/1 (giờ Mỹ), tức...