Hạ viện Argentina thông qua dự luật cho phép Tổng thống có quyền lập pháp
Ngày 30/4, Hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Argentina tại Buenos Aires. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, Chủ tịch Hạ viện Argentina Martin Menem cho biết dự luật mang tên Cơ bản đã nhận được 140 phiếu thuận, 106 phiếu chống và 6 phiếu trắng, sau 31 giờ thảo luận. Văn bản pháp luật này có ý nghĩa quan trọng với chính phủ của Tổng thống cực hữu Javier Milei để tiếp tục tiến hành cải cách kinh tế, sửa đổi hệ thống thuế phức tạp, thúc đẩy thị trường lao động phát triển linh hoạt và triển khai ưu đãi trong thu hút đầu tư.
Dự luật Cơ bản, với 232 chương, sẽ tiếp tục được thảo luận ở Hạ viện để thông qua từng chương, trước khi gửi tới Thượng viện. Dự luật Cơ bản bao gồm nhiều chính sách cải cách mà chính phủ Tổng thống Milei đã đưa ra trong dự luật Xe buýt, vốn bị Hạ viện bác bỏ vào tháng 2 vừa qua.
Dự luật Cơ bản lần này quy mô cải cách nhỏ hơn nhiều so với dự luật trước đây, đặc biệt Chính phủ đã từ bỏ ý định tư nhân hóa Ngân hàng Trung ương, từng bị dự luận chỉ trích nặng nề. So với trước đây, Chính phủ Argentina đề xuất tư nhân hóa hoàn toàn hoặc cổ phần hóa 11 tập đoàn và công ty thuộc sở hữu nhà nước, giảm đáng kể so với dự định trước đây là 40. Theo đó, hãng hàng không quốc gia Aerolíneas Argentinas, tập đoàn năng lượng quốc gia Enarsa, công ty cung cấp dịch vụ vận tải hàng không mặt đất Intercargo, cùng Đài Phát thanh và Truyền hình quốc gia sẽ là những cơ quan được phép tư nhân hóa hoàn toàn.
Trên tài khoản mạng xã hội X, Tổng thống Milei khẳng định đây là bước tiến “đầu tiên và cơ bản” để đưa Argentina thoát khỏi khó khăn trong những thập kỷ qua.
Tuy nhiên, bên ngoài trụ sở Quốc hội, các tổ chức xã hội và những người ủng hộ phe đối lập đã tập trung biểu tình phản đối các biện pháp cải cách của chính phủ vì cho rằng các chính sách hiện nay làm tổn hại tới người nghèo và người lao động, trong khi phục vụ lợi ích các công ty và những người giàu trong xã hội.
Công đoàn Argentina kêu gọi tổng đình công trên toàn quốc
Ngày 28/12, Tổng liên đoàn Lao động (CGT) - tổ chức công đoàn lớn nhất Argentina, đã phát động một cuộc tổng đình công trên toàn quốc nhằm phản đối các chính sách "thắt lưng buộc bụng" của Chính phủ tân Tổng thống Javier Milei, người vừa nhậm chức hôm 10/12.
Người dân Argentina xuống đường biểu tình phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" của Chính phủ. Ảnh tư liệu: La Nacion
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, CGT lần đầu tiên trong nhiệm kỳ chính phủ mới kêu gọi người lao động trên toàn quốc tham gia tổng đình công vào ngày 24/1, trong bối cảnh Quốc hội Argentina đang tiến hành phiên họp bất thường để xem xét và thông qua một loạt chính sách kinh tế mới mà Chính phủ của Tổng thống cánh hữu Milei đưa ra nhằm cắt giảm tối đa thâm hụt ngân sách nhà nước, mở cửa nền kinh tế với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động sản xuất và xuất khẩu, cũng như thúc đẩy mạnh mẽ tư nhân hóa.
CGT thông báo mục đích của cuộc tổng đình công cũng nhằm kêu gọi các nghị sĩ tại lưỡng viện Quốc hội không thông qua các chính sách kinh tế mới của Chính phủ với tên gọi Nghị định Cần thiết và Khẩn cấp (DNU).
Phiên họp bất thường tại Quốc hội, khai mạc hôm 26/12 vừa qua và dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31/1 năm tới.
Hôm 27/12, nhiều tổ chức công đoàn và người lao động tại thủ đô Buenos Aires cũng đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách "mạnh tay" của Chính phủ, như việc phá giá tới 50% đồng peso nội tệ, không gia hạn hợp đồng lao động và sa thải hàng loạt người lao động ở khu vực công, cắt giảm trợ cấp đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm cơ bản, bãi bỏ mức trần giá một số mặt hàng trong siêu thị nhằm bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát, bỏ trợ giá phương tiện giao thông công cộng và xăng dầu, cũng như nhiều trợ cấp xã hội và dịch vụ y tế công.
Song song với việc phát động cuộc tổng đình 1 ngày này, CGT cũng kêu gọi toàn dân Argentina xuống đường tuần hành và tập trung biểu tình trước Quốc hội, đồng thời cảnh báo sẽ đệ đơn kiện lên Tòa án tối cao Argentina chống lại Nghị định DNU, văn bản sẽ có hiệu lực từ ngày 29/12 nếu được thông qua.
Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine? Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN Thượng viện Mỹ ngày 24/4 (giờ Việt Nam) đã thông qua gói viện trợ bổ sung cho Ukraine trị giá hơn 60 tỷ USD. Theo tờ Wall Street Journal, trong nhiều tháng, vấn đề viện...