Hạ viện Anh thông qua thỏa thuận Brexit: “Cơn ác mộng” đã qua?
Việc Hạ viện thông qua thỏa thuận Brexit đã khép lại trang hỗn loạn trong lịch sử Anh khi sự đồng thuận trở nên hiếm hoi và sự chia rẽ ngày một sâu sắc.
Hạ viện Anh vừa thông qua thỏa thuận của Thủ tướng Boris Johnson về việc đưa nước Anh rời Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit vào ngày 31/1 tới. Kết quả này cũng giúp khép lại một trang hỗn loạn trong lịch sử nước Anh, khi sự đồng thuận chính trị trở nên hiếm hoi và sự chia rẽ nội bộ lại ngày một sâu sắc.
Hạ viện Anh vừa thông qua thỏa thuận của Thủ tướng Boris Johnson về việc đưa nước Anh rời Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit vào ngày 31/1 tới. Ảnh: Reuters
Với 330 phiếu thuận và 231 phiếu chống, Hạ viện Anh đã thông qua thỏa thuận dài 535 trang của Thủ tướng Boris Johnson về việc đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Theo Bộ trưởng Brexit Steve Barclay, văn kiện sẽ đảm bảo việc Anh rời Liên minh châu Âu với một thỏa thuận, khiến các doanh nghiệp yên tâm, bảo vệ các quyền của công dân và đảm bảo nước Anh sẽ khôi phục quyền kiểm soát đối với đồng nội tệ, đối với các đường biên giới, luật pháp và chính sách thương mại của mình.
“Đã đến lúc hoàn thành Brexit. Thỏa thuận chia tay mà Thủ tướng đàm phán được với Liên minh châu Âu sẽ giúp chúng ta thực hiện mục tiêu này”, ông Barclay nói.
Dù kết quả được dự báo trước, song đây vẫn được xem là một chiến thắng có ý nghĩa biểu tượng cao đối với nhà lãnh đạo Anh. Bởi cũng chính hồ sơ này từng khiến người tiền nhiệm của ông, cựu Thủ tướng Theresa May bị mất chức khi 3 lần liên tiếp bị Hạ viện bác bỏ. Việc thông qua tại Thượng viện Anh và sau đó là Nghị viện châu Âu chỉ còn mang tính thủ tục. Và 23h ngày 31/1 tới (theo giờ London) sẽ đánh dấu thời khắc lịch sử. Nước Anh sẽ trở thành nước đầu tiên rời Liên minh châu Âu. Theo Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic, nước vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu, nước này đã sẵn sàng để hoàn tất những thủ thục pháp lý cần thiết cho Brexit trước cuối tháng này.
Video đang HOT
“Khẩu hiệu của chúng tôi là một châu Âu mạnh mẽ trong thế giới đầy thách thức. Điều gì làm cho châu Âu trở nên mạnh mẽ, đó là những giá trị chúng ta chia sẻ, những mục tiêu chúng ta muốn đạt được. Đó cũng nhận thức chung rằng, chúng ta phải đoàn kết hơn, mạnh mẽ hơn và chuẩn bị tốt hơn để đối phó với bất kỳ thách thức hiện đại nào”, Thủ tướng Andrej Plenkovic.
Thỏa thuận Brexit mà nhà lãnh đạo Anh đàm phán được với Ủy ban châu Âu đặc biệt xác định một giai đoạn chuyển tiếp kéo dài đến cuối năm 2020 để tránh một sự chia tay đột ngột. Tuy nhiên, thời hạn này cũng đồng nghĩa với thách thức khi bị đánh giá là quá ngắn ngủi. Anh và Liên minh châu Âu sẽ chỉ có vẻn vẹn 11 tháng để đàm phán về các thỏa thuận tự do thương mại hay an ninh, những vấn đề thường phải mất tới nhiều năm để giải quyết.
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, các cuộc thảo luận sẽ khó khăn và các bên khó có thể nhất trí về tất cả các vấn đề nếu không gia hạn đàm phán. Bà Ursula von der Leyen khẳng định Ủy ban châu Âu vẫn rất kiên quyết với các nguyên tắc: Nếu không đạt được một sự cạnh tranh công bằng về môi trường, việc làm, thuế quan và trợ cấp nhà nước, thì Anh sẽ không thể tiếp cận ở mức cao nhất và tốt nhất đối với thị trường chung lớn nhất thế giới.
“Trước cuối tháng này, tôi hy vọng cả Nghị viện Anh và Nghị viện châu Âu đều sẽ phê chuẩn thỏa thuận. Và như vậy nước Anh sẽ chỉ còn hơn 3 tuần cuối cùng với tư cách là một quốc gia thành viên. Đây sẽ là một ngày khó khăn và nhiều cảm xúc. Nhưng khi ngày mới bắt đầu vào ngày 1/2, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh vẫn sẽ là những người bạn và đối tác tốt nhất”, bà Ursula von der Leyen nói.
Chia sẻ quan điểm này, Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu Michel Barnier hôm qua (9/1) c ảnh báo, Anh là một nước thành viên của Liên minh châu Âu tham gia 600 thỏa thuận quốc tế. Các thỏa thuận này sẽ hết hạn vào cuối năm nay khi giai đoạn chuyển tiếp cho Brexit hết hạn. Do đó thời gian đàm phán là rất ngắn. Hiện ông Barnier đang có chuyến công du các quốc gia thành viên EU để lắng nghe mối quan tâm của các nước này trước khi diễn ra các cuộc đàm phán mới với Anh./.
Theo Thu Hoài/VOV1
Tổng hợp
Anh có thể đạt được thỏa thuận thương mại với EU vào cuối năm 2020?
Hành trình của Anh trên chặng đường rời khỏi EU đầy rẫy sự phức tạp và khó khăn cũng như những xáo trộn về mặt chính trị xã hội.
Đảng Lao động Anh muốn Brexit diễn ra theo trật tự, đảng Dân chủ tự do muốn Brexit dừng lại và đảng Bảo thủ muốn Brexit được thực hiện và một thỏa thuận thương mại tự do được ký ngày 31/12/2020, kết thúc giai đoạn chuyển tiếp.
Thời gian để đàm phán mối quan hệ thương mại trong tương lai với EU đã giảm từ hai năm xuống còn 11 tháng và một số chuyên gia tin rằng có thể để Brexit thực hiện trong thời gian đó, làm tăng khả năng sụp đổ vào ngày 31/12/2020.
Sau cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào ngày 12/12, điều đầu tiên sẽ là Thủ tướng mới được phê chuẩn, nếu đó là đảng Lao động, phải đàm phán lại thỏa thuận Brexit. Nếu đó là Thủ tướng Boris Johnson, thì sẽ phải đến ngày 31/01 để làm điều đó, hoặc có nguy cơ yêu cầu gia hạn thêm. Ngay cả thời hạn đó là một thách thức. Sự chấp thuận cho thỏa thuận Brexit đi kèm với việc thông qua dự luật thỏa thuận rút khỏi EU. Cựu Thủ tướng Theresa May đã mất 11 tháng để kết thúc. Ông Johnson lập luận rằng phần lớn thỏa thuận Brexit mới trên thực tế dựa vào thỏa thuận trước đó và vì vậy có thể khiến nó được thông qua trong một vài tuần. Các nhà làm luật phân tích rằng dự luật Brexit có thể mất 37 ngày để vượt qua thách thức của Quốc hội.
Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier
Ai sẽ dẫn dắt các cuộc đàm phán là câu hỏi đặt ra đầu tiên vào năm 2020. Bộ Thương mại Quốc tế sẽ dẫn dắt các cuộc đàm phán? Hay Văn phòng Thủ tướng sẽ quyết định, như đã làm dưới thời Cựu Thủ tướng Theresa May và Thủ tướng đương nhiệm Johnson, để tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các cuộc đàm phán? Các cuộc đàm phán không thể bắt đầu hợp pháp cho đến khi thỏa thuận Brexit được phê duyệt. Hầu hết đều cho rằng sớm nhất điều này có thể xảy ra là ngày 01 tháng 02 năm 2020. Sau khi thỏa thuận Brexit được phê chuẩn, Vương quốc Anh có thể mở các cuộc đàm phán với EU và các quốc gia khác. Tuy nhiên, họ không thể thực hiện thỏa thuận với một quốc gia ngoài EU cho đến khi Anh rời khỏi khối.
Theo thỏa thuận Brexit được ký kết, Vương quốc Anh cho đến cuối tháng 12/2020 để kết thúc các cuộc đàm phán mối quan hệ trong tương lai. Điều này khiến chính phủ chỉ còn 11 tháng để hoàn tất không chỉ là một thỏa thuận thương mại tự do, mà còn là một thỏa thuận về an ninh và những gì được gọi là các hoạt động chuyển tiếp, những vấn đề có nhiều sự chia rẽ như khoa học, giáo dục và phát triển quốc tế. Đây quả thực là vấn đề đối với Thủ tướng Johnson. Nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông sẽ hoàn thành một thỏa thuận thương mại tự do vào ngày 31/12/2020 - nói cách khác trong vòng 11 tháng. Một số chuyên gia nói rằng điều này là có thể đạt được.
Có một lập luận rất mạnh mẽ tại Viện Nghiên cứu Chính phủ rằng, sẽ không thể hoàn thành mọi thứ cần thiết để rời đi với một thỏa thuận - đàm phán và sắp xếp thực tiễn - trong 11 tháng. Vương quốc Anh có một lựa chọn, được thống nhất theo thỏa thuận Brexit trước đây là kéo dài thời gian chuyển đổi trong một hoặc hai năm. Đây sẽ là yêu cầu một lần và phải được thực hiện trước ngày 01/7. Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh cho biết, một chính phủ bảo thủ sẽ không yêu cầu gia hạn chuyển đổi. Thời gian trung bình của đàm phán một hiệp định thương mại là 48 tháng chưa kể các phức tạp phát sinh thêm.
Các lựa chọn thay thế được tính đến bao gồm: Thứ nhất, sụp đổ mà không có thỏa thuận vào ngày 31 tháng 12 năm 2020 và mặc định theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới, với thuế quan đối với hàng hóa đi vào Vương quốc Anh. Những người hoài nghi châu Âu ủng hộ điều này; thứ hai, đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do khung và thỏa thuận phác thảo phần còn lại; thứ 3, quyết định sự liên kết toàn diện và chặt chẽ với EU là vì lợi ích tốt nhất của đất nước. Điều này gần như chắc chắn sẽ liên quan đến việc gia hạn thời gian chuyển tiếp lên đến hai năm; thứ tư, các cuộc đàm phán thương mại thông thường liên quan đến việc cả hai bên lập ra danh sách mong muốn của họ. Mỹ đã công bố các mục tiêu đàm phán cho một thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh sau khi tham khảo ý kiến với các cơ quan thương mại của mình.
Ủy ban châu Âu sẽ quyết định sau cuộc họp tiếp theo của các nhà lãnh đạo EU vào tháng 12. Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier, đã cảnh báo rằng hậu quả sẽ xuất phát từ sự sắp xếp theo kiểu WTO, nói rằng Chính phủ Anh sẽ phải đối mặt với một phản ứng theo tỷ lệ, nếu họ tìm cách đẩy lùi các tiêu chuẩn xã hội, môi trường và tiêu dùng cốt lõi. Chính phủ Anh sẽ buộc phải xem xét: Giai đoạn tiếp theo của Brexit được đặc trưng là các cuộc đàm phán về thương mại. Không chỉ có vậy, mà là về toàn bộ mối quan hệ bao gồm các thỏa thuận chính trị, văn hóa và an ninh. Một lựa chọn cho chính phủ là theo đuổi ba thỏa thuận song song về thương mại và dữ liệu. Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu các cuộc đàm phán có thể được đặt ra theo thời gian hay không, với một thỏa thuận thương mại khung bao gồm thuế quan được thực hiện vào cuối năm 2020, và các thỏa thuận phác thảo khác sẽ tiến triển trong các lĩnh vực khác trong những tháng và năm tới.
Thỏa thuận dễ dàng nhất có thể được áp dụng đối với hàng hóa theo điều khoản 207 của hiệp ước EU về các thỏa thuận thương mại tự do, chỉ bao gồm một thỏa thuận thuế quan đối với hàng hóa. Lợi ích của EU là thực hiện một thỏa thuận thương mại một cách nhanh chóng bởi vì khối này có thặng dư với Vương quốc Anh. Nếu đảng Lao động nắm quyền, họ sẽ tìm kiếm sự liên kết chặt chẽ hơn với EU và sau đó đưa trở lại một cuộc trưng cầu dân ý, yêu cầu cử tri lựa chọn giữa thỏa thuận và duy trì hiện trạng. Điều này đảm bảo gia hạn cho giai đoạn chuyển tiếp vì kế hoạch đàm phán lại và trưng cầu dân ý sẽ mất khoảng sáu tháng. Trong khi đó, hiện nay, việc lập kế hoạch cho một Brexit không thỏa thuận vẫn phải tiếp tục cho đến khi có quyết định về việc gia hạn thời gian chuyển đổi.
Việt Dũng
Theo congthuong
Trưởng đoàn đàm phán của EU phản đối yêu cầu thay đổi thỏa thuận của tân Thủ tướng Anh Ngày 25/7, Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) về Brexit (Anh rời khỏi EU), ông Michel Barnier khẳng định yêu cầu của tân Thủ tướng Anh Boris Johnson nhằm thay đổi thỏa thuận Brexit là không thể chấp nhận được. Trong thư gửi đại sứ các nước thuộc EU, ông Barnier cho biết Thủ tướng Johnson đã tuyên bố...