Hà Trần: Sống vừa vặn để được hạnh phúc
Sau album Bản nguyên gây chú ý năm 2014, Hà Trần khá im ắng với đời sống âm nhạc trong nước.
Cuộc trò chuyện diễn ra nhân dịp cô sắp trở về tham gia đêm nhạc Nơi mùa thu bắt đầu với sự tham gia của ba diva và Bằng Kiều, 20h tối 9/8 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị, Hà Nội.
Hà Trần làm khách mời trong đêm nhạc của Thanh Lam năm ngoái tại Hà Nội. Ảnh: Đại Ngô
Hóa ra sau khi khép lại dự án Bản nguyên bằng một MV vào giữa năm ngoái, diva tự cho phép mình xả hơi, trồng cây, sửa nhà… Bây giờ mới là lúc cô đi hát lại.
Hà Trần trong những ngày mà cô gọi là “bận rộn sống” (vòng đeo cổ do cô tự xâu). Ảnh: Nicolas Phạm
Tâm trạng Hà thế nào khi ca sĩ đồng lứa và trẻ hơn trong nước liên tục ra sản phẩm, làm show, tạo hit… trong khi Hà ở hải ngoại có vẻ ít cơ hội hoạt động?
So sánh thế khập khiễng quá không? Một thị trường 96 triệu dân, sử dụng một ngôn ngữ, một nền văn hoá. Đem so với thị phần 1,5 triệu người Việt Nam tại Hoa Kỳ, đất nước to hơn, đa văn hóa và nói nhiều thứ tiếng. Lẽ đương nhiên nhu cầu ở Việt Nam cao thì “cung” phải lớn, sự cạnh tranh cũng nhiều hơn chứ… Cuối cùng nhu cầu của mỗi người là gì? Anh thích cạnh tranh hay làm ăn, cần quảng bá tên tuổi về Việt Nam. Còn tôi không quá tham vọng, ở đâu cũng được.
Hà có cách nào để về nước nhiều hơn? Hay là về hẳn?
Tôi chưa nghĩ đến chuyện này. Nhu cầu hoạt động, kiếm sống đến cả giao lưu bạn bè, xã hội của tôi từ trẻ đến giờ thiên về chất lượng, không phải số lượng. Cuộc sống cá nhân tôi lại cần rất nhiều không gian riêng. Tôi sống “kính nhi viễn chi” với tất cả mọi thứ nằm ngoài mình. Ở tuổi này tôi sống nơi nào thích hợp, chơi với người hợp tính nết. Và thấy rắc rối thì tránh xa.
Hà nghĩ sao về trào lưu ra MV lấy view khủng làm mục tiêu của lớp ca sĩ trẻ hiện nay?
Người trẻ bao giờ cũng năng động, nhanh nhẹn hơn. Đấy là cái hay. Họ sống trong thị trường lớn “thuyền lớn sóng lớn”, cần duy trì sự theo dõi thường xuyên bằng mọi cách, mọi phương tiện bắt buộc phải vậy thôi. Tháng này ra MV, tháng sau đã không còn “sốt” nữa rồi. Thời gian quay vòng sản phẩm tính bằng tháng hoặc tuần, không phải là quý hoặc năm. Với tôi, hay thì học, còn nhu cầu mỗi người mỗi khác không áp dụng cùng kiểu được. Tìm cách làm việc phù hợp với mình chứ dại gì thi đua với tuổi trẻ?!
Nếu để giới thiệu một vài gương mặt thế hệ sau Hà ở Việt Nam cho một người bạn nước ngoài đang muốn tìm hiểu về Vpop hiện tại, Hà chọn ai?
Ngọt! Tôi thấy trẻ trung, văn minh, nghệ sĩ.
Mới đây Hà có hé lộ về kế hoạch làm show riêng với nhạc sĩ Quốc Trung. Ý tưởng đã thực thi tới đâu rồi? Ngoài ra còn dự án gì dành cho người hâm mộ trong nước sắp tới?
Anh Trung và ê-kíp có vẻ cũng không hợp tác đại trà, sản xuất chương trình văn minh. Liveshow Bình Minh năm ngoái của ca sĩ Thanh Lam là một ví dụ. Không bàn đến đẳng cấp, hay- dở, nhưng không thể phủ nhận Bình Minh được làm rất chuyên nghiệp, cập nhật. Tôi không định tìm Quốc Trung làm một liveshow kiểu tổng kết, phối lại những bài hit cũ. Phải là sản phẩm mới.
Ở xa như vậy, Hà có sợ bị khán giả trong nước (nhất là thế hệ sau) quên? Khi không đi hát, Hà làm gì?
Làm được nhiều việc khi không đi hát chứ. Những năm đi nhiều, thời gian di chuyển ngốn quá nhiều sức khoẻ, về nhà tôi chỉ có ngủ, nghỉ. Ít hát thì mọi thứ trong cuộc sống riêng đều được sắp đặt tốt hơn. Học và thực hành được nhiều hơn những thứ mà lúc trước mình chưa làm, như là: nấu ăn, làm vườn, trang trí sắp đặt, du lịch, tập những môn thể thao mới, đọc sách nghiên cứu, dành thời gian cho con… Cũng cần cân bằng nạp năng lượng, chứ “xả” mãi sao được. Tôi quan niệm sống vừa vặn để được hạnh phúc, vui vẻ, nhiều năng lượng tích cực. Chứ cứ phải ngược xuôi vì sợ người đời quên mất mình, mất tên tuổi, địa vị thì khổ quá nhỉ?!
Con gái Nala đã có thể làm gì trong âm nhạc rồi? Hà có chia sẻ gì với các phụ huynh về việc dạy con trong môi trường bùng nổ thông tin và hình ảnh hiện nay?
Nala là một cô bé đầy năng khiếu, học rất nhanh. Không nói được tiếng Việt mấy đâu, nhưng hát được các bài của mẹ. Suốt ngày nhảy múa hát hò, rất tự nhiên. Năm lên 5 tuổi đã sáng tác hoàn chỉnh 4-5 bài hát, bố mẹ chỉ giúp phần ghi âm thôi. Ngoài ra còn bộc lộ năng khiếu nhiều mặt, như thể thao, hội hoạ, ngôn ngữ… Giờ cháu 7 tuổi rưỡi, chúng tôi vẫn cho hoạt động nhiều lĩnh vực. Xin đi học gì, làm gì đều được như ý. Bố mẹ không gò ép, chỉ yêu cầu có kết quả cụ thể.
Dạy con khó chia sẻ lắm, mỗi nhà một kiểu và ai cũng cho rằng phương pháp của mình hay hơn người khác. Nhà tôi khuyến khích con hoạt động thể chất nhiều, đặc biệt cả nhà cùng nhau. Cái gì cũng là chơi mà học, học mà chơi, nên Nala không phải một cô bé suốt ngày dí mũi vào các phương tiện điện tử.
Hà có nhận xét hoặc kỷ niệm gì với Bằng Kiều – người có vẻ giải được bài toán: sống ở Mỹ nhưng vẫn thường xuyên xuất hiện ở Việt Nam?
Bằng Kiều thì quá giỏi rồi. Tôi với anh ấy hát chung cũng hợp, biết nghe nhau và đưa đẩy. Anh Kiều đối với tôi là một đối tác dễ chịu, dẫn đến sự hợp tác chung nhanh nhẹn hiệu quả và không nhức đầu.
Nhìn là biết Hà sống lành mạnh, tập luyện có kỷ luật! Hà có bí quyết gì đặc biệt về tập tành và dinh dưỡng?
Tôi chẳng có bí quyết đặc biệt gì đâu. Chọn ra những môn thể dục, thể thao phù hợp với thể trạng và tính cách của mình rồi cố gắng duy trì. Cứ vận động là tốt ấy mà. Ngoài ra nên tìm hiểu một chút về dinh dưỡng, cân bằng giữa ăn sạch, và ăn cái gì mình thích, chứ không nhất thiết phải ăn kiêng. Trồng cây cũng giúp cân bằng tốt. Tôi hay trồng hoa và cây thường xanh.
Theo Tiền phong
Hoàng Rob: 'Tôi thuyết phục các danh ca như cưa cẩm người tình'
Để mời được Thu Phương, Hà Trần, Quang Dũng tham gia album 'Trò chuyện', Hoàng Rob phải kiên trì như khi theo đuổi người trong mộng.
Thu Phương, Trần Thu Hà hay Quang Dũng, Lê Hiếu... - mỗi khách mời xuất hiện trong album Trò chuyện đều là một phần kỷ niệm trong cuộc đời hoặc sự nghiệp của Hoàng Rob. "Ngày nhỏ tôi thường nghe chị Phương hát qua chiếc radio cũ. Tôi chẳng dám mơ sau này có dịp đứng chung sân khấu với chị", chàng nghệ sĩ violin kể. Mất hai năm chuẩn bị cho sự trở lại này, sau liveshow Hừng Đông, Hoàng Rob muốn khán giả biết đến anh nhiều hơn, qua những nhạc phẩm giản dị, phù hợp số đông, mang màu sắc tâm tình như những cuộc trò chuyện. Không cố gắng trưng trổ những nốt cao hay kỹ thuật phức tạp, Hoàng muốn tiếng đàn của anh hòa quyện cùng giọng hát các divo, diva hay hai ca sĩ trẻ là Đức Phúc và Kiều Anh. Từ đó tạo nên những âm thanh dễ nghe, thư giãn có thể thưởng thức mỗi ngày khi trên xe đi làm hoặc ở quán café lúc dùng vội bữa sáng.
"Album lần này, 4 trên 6 khách mời là những tên tuổi đình đám, số còn lại được khán giả trẻ yêu mến nên nhiều người hỏi tôi: 'Hoàng Rob đã làm gì để nhận được những cái gật đầu?'. Ồ, có gì đâu. Tôi là kẻ cầu toàn và duy mỹ. Bản năng luôn kiếm tìm và khát khao mọi sự phải hoàn hảo khiến tôi dành trọn tâm huyết, sự cố gắng lẫn kiên nhẫn khi làm việc. Với mỗi danh ca, tôi nhờ âm nhạc kết nối. Hệt như cách theo đuổi một cuộc tình, tôi phô bày cho họ thấy khả năng của bản thân và sự thiện chí. Vậy là họ nhận lời", Hoàng Rob nói.
Nghệ sĩ violin Hoàng Rob.
- Hoàng Rob gần như mất tích sau liveshow 'Hừng Đông', trong hai năm đó, anh đi đâu và làm gì?
- Trước khi trả lời câu hỏi, tôi kể bạn nghe một kỷ niệm của tôi với nhạc sĩ Đỗ Bảo. Lần đó anh Bảo nói với tôi: "Người nghệ sĩ sẽ có lúc bị cạn nguồn năng lượng và phải tìm cách tái tạo nó". Lúc đó tôi chưa hiểu, tôi nghĩ mình còn trẻ, còn cả bầu nhiệt huyết cháy hừng hực, hết thế nào được. Và rồi điều đó đã xảy ra sau khi tôi kết thúc liveshow Hừng Đông. Dự án ấy tiêu tốn của tôi quá nhiều tâm huyết. Ngay sau đó, tôi cảm thấy bị chùng xuống, không còn cảm hứng tập đàn hay ý tưởng mới mẻ nào trong âm nhạc. Tôi bỏ mọi thứ lại, dành thời gian đi du lịch, tập trung cho công việc kinh doanh, chăm sóc các mối quan hệ. Cũng từ đó tôi thai nghén những chủ đề mới mẻ, bứt phá khỏi các lối mòn cũ, để chờ thời cơ trở lại.
- Lúc này, sau khi hoàn thành hành trình 'Trò chuyện' của mình, anh có xem nó là thời cơ trở lại hay không?
- Phải là xúc cảm trước đã, cũng là cái quyết định. Một khi đã có cảm hứng, tôi làm rất nhanh. Một hôm, tôi bỗng tìm lại được cảm hứng của mình, khi mà mọi thứ xung quanh trở nên dễ chịu hơn. Tiếng đàn của tôi bắt đầu có chiều sâu, những thứ hay ho lần lượt hiện ra trong đầu. Tôi nghĩ: "A! Đúng lúc rồi!" và bắt tay thực hiện một sản phẩm.
- Anh có điều gì đặc biệt cho khán giả ở lần trở lại này?
- Đầu tiên là định hướng. Tôi nghĩ đã đến lúc mình được phép tham vọng chinh phục số đông khán giả. Ở Hừng Đông, dù là thể loại pop dễ nghe nhưng vẫn hơi đương đại, chú trọng phô diễn cá tính. Còn đây là thời điểm tôi muốn âm nhạc của mình nhiều năng lượng hơn, tiếp cận các đối tượng người nghe. Tôi luôn tâm niệm một điều trên hành trình làm nghệ thuật của mình, đó là đưa cây đàn violin ở đâu đó trên cao, trong tháp ngà hay phía sau ca sĩ, trở nên gần gũi với đại chúng. Nhưng tất nhiên, tôi biết muốn xoá bỏ định kiến và tấm màn ngăn ấy không phải chuyện có thể làm trong 1-2 ngày.
Album Trò chuyện là sự kết hợp giữa tiếng đàn Hoàng Rob và nhiều tên tuổi lớn trong làng nhạc Việt: ca sĩ Thu Phương, Trần Thu Hà, Quang Dũng và hai gương mặt mới Đức Phúc, ca nương Kiều Anh.
Hoàng Rob dùng âm nhạc để kết nối với các khách mời.
- Tại sao lại là Thu Phương, Trần Thu Hà, Quang Dũng, Lê Hiếu... ?
- Mỗi khách mời trong sản phẩm này đều gắn với một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời hay sự nghiệp của Hoàng Rob. Chị Thu Phương là đàn chị thân thiết. Ca sĩ Hà Trần như ngọn hải đăng cho tôi trên con đường nghệ thuật. Anh Quang Dũng, Lê Hiếu có tham gia vào các dự án collection của tôi và dành lời khen, khi đó chúng tôi hứa với nhau lúc có dịp sẽ hợp tác...
- Sự xuất hiện của hai ca sĩ trẻ trong danh sách gồm 4 tên tuổi lớn đóng vai trò gì?
- Có người hỏi tôi tại sao không mời thêm hai diva - divo để hoàn thiện danh sách toàn những danh ca mà lại chọn hai giọng hát trẻ. Tất nhiên đó là một lựa chọn có chủ ý. Đức Phúc, Kiều Anh là hai ca sĩ đại diện cho nhóm khán giả trẻ tôi muốn hướng tới lúc này. Cùng dàn khách mời kỳ cựu trên, các bạn ấy sẽ giúp tôi tạo ra sản phẩm đúng như tôi mong muốn: dành cho tất cả mọi người.
- Anh thuyết phục ra sao để nhận được sự đồng ý hợp tác từ dàn sao "khủng"?
- Là âm nhạc. Tôi nghĩ những người nghệ sĩ có cách đối thoại riêng trong nghệ thuật. Tôi chẳng làm gì khác ngoài việc nhắn tin bày tỏ sự thiện chí. Thuyết phục họ cũng như "cưa cẩm" người yêu vậy, trước hết bản thân tôi phải thực sự có năng lực, sau đó là tâm huyết và kiên trì. Chỉ những sản phẩm âm nhạc tốt, làm nổi bật cá tính của hai bên, mang lại trải nghiệm tốt cho khán giả, mới thuyết phục được họ.
- Quá trình thực hiện 'Trò chuyện' diễn ra như thế nào?
- Đó là một hành trình dài, đòi hỏi sự đồng cảm, lắng nghe và đầu tư nhiều tiền bạc, thời gian, công sức. Tôi là người cầu toàn, luôn đặt ra cho bản thân mục tiêu cao nhất nên đôi lúc tự làm khó mình, khiến những người xung quanh thoáng chút mệt mỏi.
Tôi không chơi lại các bản nhạc cũ mà đặt sáng tác riêng sao cho phù hợp với giọng hát của ca sĩ và tôn được tiếng đàn. Phải chọn lọc rất nhiều, đôi khi làm việc qua lại cả tháng mới chấm được bài ưng nhất để gửi tới các anh chị. Bài hát phải đảm bảo nhiều tiêu chí: mang thông điệp hoặc gửi gắm câu chuyện giữa Hoàng Rob và ca sĩ; phát huy được thế mạnh, cá tính âm nhạc của đôi bên; thu hút được người nghe...
Một số anh chị ca sĩ đang ở nước ngoài nên chủ yếu trao đổi công việc online. Tôi nói đùa với êkíp sản xuất là "Trò chuyện" thỉnh thoảng bị gián đoạn (cười). Đó cũng là khó khăn lớn nhất mà tôi và êkíp phải khắc phục.
- Cường độ làm việc của anh những ngày này, trước thềm ra mắt sản phẩm, ra sao?
- Rất bận, nhưng tôi quen rồi.
Bình thường ngoài làm nhạc, tôi có công việc kinh doanh riêng, song song đó còn học chương trình Tiến sĩ Kinh tế. Nghe qua có vẻ ngợp, nhưng tôi cứ làm từng bước rồi sắp xếp mỗi ngày và lâu dần trở thành lịch trình hợp lý. Thực ra đi học và kinh doanh đơn giản, sáng tạo nghệ thuật mới cần trăn trở. Có những bài tôi thu đi thu lại cả chục lần chưa xong; có phần việc làm với anh chị nghệ sĩ tới mấy tháng vẫn đang ở giai đoạn trao đổi.
Nghệ sĩ violin 9X học kinh tế để làm nhạc một cách khoa học.
- Lý do anh quyết định học Tiến sĩ ngành Kinh tế là gì?
- Từ nhỏ tôi đã thích kinh tế. Nhìn từ khía cạnh khác, kinh tế là nghệ thuật. Càng học sâu, tôi càng thấy rõ sự hữu ích khi kinh tế giúp tôi có tư duy rõ ràng và cụ thể để theo đuổi một kế hoạch. Nhờ nó, tôi chơi đàn mà không lửng lơ trên cành cây hay đi thơ thẩn ở ngoài đường (cười).
MV 'Bài ca tháng 6' - Hoàng Rob
Nghệ sĩ violin Hoàng Rob sinh năm 1991, gốc Quảng Bình, được biết đến là một trong những nghệ sĩ violin trẻ hiếm hoi tiên phong kết hợp tiếng đàn vĩ cầm với các xu hướng âm nhạc hiện đại. Anh xây dựng hình ảnh nghệ sĩ đương đại với phong cách biểu diễn trẻ trung, song song với việc ra mắt các dự án âm nhạc được đầu tư kỹ lưỡng, kết hợp cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi của làng nhạc Việt.
Năm 2016, Hoàng ra mắt dự án Hừng Đông bao gồm album concept riêng được sáng tác và sản xuất bởi Khắc Hưng - nhạc sĩ có hàng loạt bản hit, cùng đêm live concert diễn ra tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Anh trở thành nghệ sĩ violin đầu tiên của Việt Nam thực hiện album concept và tổ chức liveshow riêng đầy năng lượng, thay đổi cách nhìn về cây đàn violin và âm nhạc bác học.
Năm 2017, Hoàng Rob được đề cử hạng mục Nghệ sĩ mới của năm tại giải thưởng âm nhạc Cống hiến và giành chiến thắng với số phiếu áp đảo. Hoàng Rob trở thành nghệ sĩ nhạc cụ đầu tiên chiến thắng giải thưởng âm nhạc uy tín này, sau nhiều năm cúp vàng chỉ thuộc về các ca sĩ hoặc nhạc sĩ.
Lam Trà thực hiện
Theo Ngoisao.net
Nhạc sĩ Quốc Bảo: Trong tâm tôi chỉ có Tâm! Không phải những giọng ca đã chắp cánh cho hàng loạt ca khúc của Quốc Bảo đến với đông đảo người nghe như Trần Thu Hà, Thanh Lam, Nguyên Hà hay June Nguyễn - "nàng thơ" hiện tại; mà Mỹ Tâm mới là người mang đến nguồn cảm hứng sâu nặng khiến nhạc sĩ Quốc Bảo phải viết thành một cuốn sách. Nhạc...